Vụ án oan của ông Chấn tiêu biểu cho kiểu “suy đoán buộc tội”
“Có thông tin ông Chấn có mặt ở nhà bà Hoan lúc 9h tối, nếu là suy đoán vô tội, đáng ra phải nghĩ người này đến đấy vì có việc chính đáng chứ đừng nghĩ ông ấy đến với ý định hiếp, giết nạn nhân rồi sau đó cứ củng cố hồ sơ theo hướng suy đoán có sẵn đó”…
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân tích như vậy trong phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) tại UB Thường vụ Quốc hội chiều 13/8. Sau lần đầu cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội giữa năm nay, dự thảo bộ luật đã có nhiều tiếp thu, chỉnh sửa.
Không buộc được tội thì phải tuyên vô tội
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý dẫn chứng vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn để nói về nguyên tắc suy đoán vô tội.
Nói về nội dung nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong dự thảo bộ luật, Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện khái quát, nhiều đại biểu Quốc hội nhận định các quy định còn chung chung, chưa đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa Hiến pháp.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, để làm rõ hơn nội dung các nguyên tắc này, đáp ứng yêu cầu bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử, UB Tư pháp đã bổ sung thêm nội dung vào Điều 13.
Cụ thể, quy định hiện hành “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” được nhắc lại.
Bên cạnh đó, luật cũng nhấn mạnh: “Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội”.
Góp ý thêm nội dung này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đặt vấn đề, thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội phải xuất phát từ việc mọi người tham gia tố tụng, từ điều tra viên tới công tố viên, thẩm phán… phải có tinh thần tìm hướng gỡ tội cho bị can, bị cáo, chú ý khai thác các tình tiết ngoại phạm, các chứng cứ theo hướng để khẳng định người đó không phạm tội chứ không phải là đi theo hướng tìm cách buộc tội người đó.
“Vụ án oan của ông Chấn là ví dụ tiêu biểu. Có thông tin ông Chấn có mặt ở nhà bà Hoan lúc 9h tối thì nếu là suy đoán vô tội, đáng ra phải nghĩ người này đến đấy vì có việc chính đáng chứ đừng nghĩ ông ấy đến với ý định hiếp rồi giết bà Hoan rồi sau đó cứ đi củng cố hồ sơ theo hướng suy đoán có sẵn đó” – ông Lý phân tích.
Video đang HOT
Đồng ý quan điểm này, Phó Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương Lê Thị Thu Ba nhận định, suy đoán vô tội không chỉ ở chỗ quy định người bị tình nghi được suy đoán là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực của tòa mà ý nghĩa của nguyên tắc này còn ở chỗ, trong khi tiến hành tố tụng, phải định hướng đi theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo.
Thực tế hiện nay, theo bà Thu Ba, thậm chí là những trường hợp không chứng minh được tội của một người nhưng vì lỡ bắt tạm giam rồi nên các cơ quan tố tụng phải cố buộc 1 tội nào đó (có thể là nhẹ hơn tội điều tra ban đầu) hoặc áp dụng quy định để hợp lý hóa thời gian đã bắt giam. Phổ biến là khi không chứng minh được tội phạm, VKS, tòa án hay áp dụng khoản 1 Điều 25 trong bộ luật để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo với lý do chung chung “hành vi phạm tội đến giờ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. Bà Thu Ba khuyến cáo cần chấm dứt tình trạng này.
Về quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can (Điều 188), phân xử các hướng tranh luận, Thường trực UB Tư pháp nhận định, việc này là cần thiết để vừa đảm bảo minh bạch quá trình hỏi cung, vừa bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ người hỏi cung, tránh bị vu cáo. Trong điều kiện hiện nay, việc trang bị ghi âm, ghi hình đối với hoạt động hỏi cung tại các cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra là khả thi.
Tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, thường trực UB Tư pháp đã chỉnh lý quy định này: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra được ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể ghi âm, ghi hình được thì phải nêu rõ lý do trong biên bản hỏi cung”.
Ông Phan Trung Lý thì tiếp tục gợi ý, nên chăng mở rộng quy định này, không chỉ ở cơ sở giam giữ, trụ sở cơ quan điểu tra mới tổ chức ghi âm, ghi hình mà nơi nào tiến hành điều tra, nơi nào có hoạt động hỏi cung đều phải ghi âm, ghi hình.
Chỉ “duyệt” 3 biện pháp điều tra đặc biệt
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị giữ biện pháp điều tra đặc biệt có tên “cơ sở bí mật”.
Vấn đề khác nhận nhiều tranh luận là quy định về biện pháp điều tra đặc biệt, đa số đại biểu Quốc hội tán thành quy định nhưng đề nghị phân biệt những biện pháp trực tiếp hạn chế quyền con người, quyền công dân với biện pháp nghiệp vụ trinh sát. Ý kiến khác vẫn đê nghi không quy định biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt vì nhạy cảm, phức tạp.
Chủ nhiệm UB Tư pháp tán thành quy định về việc này để tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ làm căn cứ khởi tố, điều tra đối với các vụ án phức tạp, có tổ chức, đặc biệt nghiêm trọng, không nên quy định cả biện pháp nghiệp vụ trinh sát thông thường là biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Theo hướng này, UB Tư pháp chỉ đồng ý đưa vào bộ luật 3 biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trực tiếp liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Về thời điểm áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt, cơ quan chỉnh lý vẫn giữ 2 phương án trong dự thảo bộ luật là thời điểm kể từ khi khởi tố vụ án và thời điểm kể tử khi xác minh nguồn tin về tội phạm.
Chủ nhiệm UB Pháp luật nhận xét, vì các hoạt động nghe lén điện thoại, bí mật theo dõi, ghi âm, ghi hình… liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, chỉ nên sử dụng trong phạm vi hạn chế, không thể để các biện pháp này được áp dụng một cách phổ biến mà nguyên tắc là chỉ áp dụng sau khi đã tiến hành các biện pháp khác không hiệu quả.
Giải trình thêm, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, thực tế ghi nhận có 11 biện pháp điều tra khách nhau nhưng vì yêu cầu đảm bảo quyền con người, quyền công dân, khi soạn thảo luật, VKS chỉ trình 5 biện pháp, cơ quan thẩm tra tiếp tục gạt đi 2, chỉ cho giữ 3 biện pháp như trên, dù khi lấy ý kiến, Bộ Công an cũng ủng hộ với danh mục 5 biện pháp. Trong khi đó “cơ sở bí mật” là biện pháp điều tra áp dụng thường xuyên của công an, cần cân nhắc việc bỏ đi.
Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình cũng thuyết phục, nếu khởi tố vụ án mới được áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt thì không phù hợp vì phải bằng biện pháp đó mới phát hiện được tội phạm, đợi sau khi khởi tố mới được dùng thì không còn nhiều ý nghĩa. Ông Bình lấy ví dụ, một người báo với công an là con họ bị bắt cóc, vụ án rõ ràng chưa khởi tố nhưng nếu không cho ghi âm điện thoại của người ấy lúc đó, không cho theo dõi bí mật bố mẹ, người thân cháu bé khi đi giao tiền thì làm sao “đón lõng”, bắt được kẻ tống tiền.
P.Thảo
Theo Dantri
Sự khác biệt giữa 2 phiên tòa xử ông Chấn và Lý Nguyễn Chung
So sánh phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung (từ 21 đến 23.7) với phiên tòa xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn cách đây 11 năm, có thể thấy có nhiều điểm khác biệt.
Cách đây 11 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961) ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang phải ra tòa với cáo buộc là hung thủ sát hại chị Nguyễn Thị Hoan (cùng thôn).
Từ phiên tòa sơ thẩm ngày 26.3.2004 do TAND tỉnh Bắc Giang xét xử, đến phiên tòa phúc thẩm ngày 27.7.2004 do Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội xét xử, ông Nguyễn Thanh Chấn đều kêu oan. Ông đưa ra lý do để khẳng định mình không phải là người đã sát hại nạn nhân Hoan.
Khi được tòa hỏi tại sao ở các bản cung ông đều nhận tội, ông Chấn cho biết, do bị điều tra viên bức cung, mớm cung nên đã phải khai nhận việc sát hại chị Hoan. Khi ra tòa được HĐXX thẩm tra một cách công khai, ông đã kêu oan và mong được soi xét.
Luật sư Nguyễn Đức Biền (người bào chữa theo diện chỉ định cho ông Chấn) cho biết: Trong vụ án của ông Chấn, khi nghiên cứu hồ sơ và tham gia tranh tụng tại phiên toà, ông thấy chứng cứ buộc tội không thuyết phục. Luật sư bào chữa đã chỉ ra những điểm bất thường của vụ án, những chứng cứ lỏng lẻo, thiếu tính thuyết phục để buộc tội. Thế nhưng cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn cho rằng ông Chấn là hung thủ sát hại chị Nguyễn Thị Hoan và tuyên án ông tù chung thân.
Sau 11 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn đã được minh oan, còn Lý Nguyễn Chung ra tòa với cáo buộc là hung thủ giết chị Hoan để cướp tài sản.
Ông Chấn (trái) và Lý Nguyễn Chung có sự khác biệt khi ra tòa
Tại phiên tòa ngày 6 đến ngày 9.3 - bị trả hồ sơ điều tra bổ sung xem Chung phạm tội có đồng phạm không) và phiên tòa ngày 21 đến 23.7, bị cáo Chung đã khai nhận hành vi sát hại chị Hoan. Bị cáo khẳng định một mình phạm tội, lời khai rành mạch, rõ ràng giống như những khai nhận tại cơ quan điều tra.
Khác hẳn với vụ án ông Chấn, tại vụ án của Lý Nguyễn Chung, lời nhận tội của bị cáo còn có sự so sánh với những lời khai của các nhân chứng là ông Lý Văn Chúc (bố Chung), bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế Chung) và chị Lý Thị Nghiến (chị gái Chung). Bà Lành khai nhìn thấy bộ quần áo Chung ngâm trong chậu có màu hồng nghi là máu đã nói cho ông Chúc. Ông Chúc hỏi thì Chung thừa nhận đã sát hại chị Hoan. Khi Chung về quê ở Lạng Sơn trốn gặp chị Lý Thị Nghiến, Chung cũng kể lại cho chị việc đã sát hại chị Hoan.
Nếu như gia đình ông Chấn có niềm tin ông không phạm tội thì người nhà của bị cáo Lý Nguyễn Chung tin rằng Chung đã phạm tội ác. Theo lý giải của các chuyên gia pháp lý, từ dấu hiệu của Chung sau khi phạm tội thể hiện (bộ quần áo có màu máu), rồi đến lời thú nhận Chung thì người thân dù có thương con, em mình cũng không thể nghĩ khác được.
Là người tham gia vụ án từ giai đoạn đầu cho đến khi ra tòa, luật sư Hoàng Minh Hiển (Đoàn luật sư TP. Hà Nội, người bào chữa cho bị cáo Chung) cũng thừa nhận hành vi phạm tội của Chung. Luật sư Hiển chỉ đưa ra những tình tiết để bị cáo Chung được giảm nhẹ hình phạt.
Thời điểm ông Chấn còn trong tù, người nhà ông tin ông không phạm tội nên dù có ở gần nhà nạn nhân thì họ cũng chưa một qua đó lần qua thăm hỏi, xin lỗi và đền bù tổn thất. Với Lý Nguyễn Chung, tại phiên tòa, khi có cơ hội, bị cáo đã có lời xin lỗi với bà Hoàng Thị Hội (mẹ nạn nhân Hoan). Còn ông Lý Văn Chúc, người phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại do hành vi của Chung gây ra cũng thẳng thừng nói: "Pháp luật phán quyết việc đền bù thế nào thì tôi theo thế".
Lương Kết
Theo Danviet
Lý Nguyễn Chung bị đề nghị 12 năm tù giam Căn cứ vào những lời khai tại Tòa và tài liệu, chiều nay 22.7, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định có đủ cơ sở để kết luận bị cáo Lý Nguyễn Chung (27 tuổi, ngụ tại xã Eaka Mút, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk) là hung thủ vụ án giết người tại thôn Me (xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc...