Vụ án Nguyễn Thanh Chấn: Dư luận sẽ nghi ngờ vì sao bà Hà xuất hiện?
Đó là chia sẻ của Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Tp Hà Nội), về phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung liên quan đến vụ án oan ông Nguyễn Thanh Chấn.
Dưới đây là nội dung bài viết chia sẻ của Luật sư Đặng Văn Cường gửi đến Báo.
Theo như thông tin mới đây thì ngày 23.7, TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên án vụ giết người tại thôn Me (xã Nghĩa Trung, H.Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có liên quan tới án oan hơn 10 năm tù của ông Nguyễn Thanh Chấn. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lý Nguyễn Chung (27 tuổi, ngụ tại xã Eaka Mút, H.Eakar, tỉnh Đắk Lắk) mức án 12 năm tù về 2 tội giết người và cướp tài sản. Đáng chú ý, mặc dù bị cáo Chung nhận tội, nhưng tại phiên xét xử sơ thẩm, HĐXX xác định vụ án còn nhiều tình tiết chưa làm rõ như đôi dép Chung khai nhận khi đi vào nhà chị Hoan gây án vẫn chưa được thu giữ. Bộ quần áo màu nâu mà bị cáo mặc khi gây án có dính máu cũng biến mất, hiện vẫn chưa tìm ra. Vết màu nâu dính trên cánh cửa phía sau của nhà bị hại cũng chưa xác định được. Vân tay in trên vỏ chai bia để lại hiện trường vẫn chưa làm rõ được. Con dao mà ông Chúc đưa cho con mang tới cơ quan điều tra không phải là hung khí gây án…
Cũng theo HĐXX, sau khi trả hồ sơ điều tra bổ sung, tòa có nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thu Hà (53 tuổi, ngụ xã Song Mai, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang – nhân chứng mới vụ án). Tại phiên xét xử sơ thẩm, những tình tiết, căn cứ của bà Hà trình bày mâu thuẫn với một số nhân chứng, cũng như lời khai của bị cáo Chung về chiếc nhẫn. Do vậy HĐXX xét thấy cần kiến nghị cơ quan điều tra tiến hành điều tra xác minh mở rộng vụ án, tránh để oan sai, bỏ lọt tội phạm. Như vậy, có thể thấy kết quả vụ án chưa làm vụ án kết thúc khiến nhiều người trong cuộc bức xúc và dư luận không khỏi nghi ngờ. Nếu kết quả vụ án này dừng lại như nội dung mà bản án sơ thẩm vừa tuyên thì ông Chấn vẫn còn bị nghi ngờ là đồng phạm với Chung, nghi ngờ vào việc tiêu cực xã hội, nhiều người sẽ hoài nghi về công lý. Vì vậy, theo cá nhân tôi thì vụ án Lý Nguyễn Chung phải làm sáng tỏ tất cả các tình tiết, chứng cứ để xác định tội danh áp dụng với Lý Nguyễn Chung và phải xác định rõ là có đồng phạm khác hay không thì mới kết thúc được vụ án này. Có những vụ án có đồng phạm khác nhưng không thể xử lý được luôn mà phải tách rút tài liệu để điều tra, xử lý sau cho đảm bảo thời hạn tố tụng đối với các bị cáo đã có căn cứ rõ ràng xác định là đã thực hiện hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, trong vụ án này tòa án sơ thẩm lại tuyên mở rộng điều tra về những chứng cứ chưa được làm rõ là không hợp lý.
Điều 3, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27 tháng 8 năm 2010 thì một trong các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung là: “Căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác
1. “Có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 của BLTTHS khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Viện kiểm sát truy tố về một hay nhiều tội, nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can (bị cáo) đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác;
b) Ngoài tội phạm đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có căn cứ để khởi tố bị can (bị cáo) về một hay nhiều tội khác;
c) Ngoài bị can (bị cáo) đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án, nhưng chưa được khởi tố bị can.”
Ngày trở về của ông Nguyễn Thanh Chấn (Ảnh Thể thao văn hóa)
Ngoài ra, Điều 1 của Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT cũng quy định: Nếu thiếu những chứng cứ quan trọng sau đây thì tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung: “a) Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng cứ để xác định hành vi xảy ra đó có đủ yếu tố của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội (phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính…);
Video đang HOT
b) Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;
c) Chứng cứ để chứng minh “Ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định một con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;
d) Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi hay không có lỗi; nếu có lỗi thì thuộc trường hợp lỗi cố ý (lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp) hoặc lỗi vô ý (lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả) theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Bộ luật hình sự;”.
Trong vụ án này, tòa án cấp sơ thẩm xác định có nhiều tình tiết chưa được làm rõ nhưng vẫn tuyên án và tuyên về việc mở rộng điều tra để làm rõ một số tình tiết, chứng cứ quan trọng của vụ án là không phù hợp với quy định pháp luật nêu trên và khiến vụ án không được giải quyết triệt để, không đảm bảo mục đích, ý nghĩa của hình phạt và giảm tính răn đe, cũng có thể dẫn đến một vụ án oan hoặc bỏ lọt tội phạm.
Căn cứ vào quy định pháp luật kể trên, có thể nói vụ án có nhiều điều bất thường và bất ngờ. Từ việc Lý Nguyễn Chung nhận tội đến việc bà Hà đứng ra làm chứng để “phản pháo” lời nhận tội của Chung, đồng thời quy kết trách nhiệm cho ông Chấn. Bà Hà đưa ra 14 lập luận để “kết tội” ông Chấn trong vụ án trên và tố cáo những hành vi “tiêu cực” của ông Chấn. Người làm chứng hăng hái “buộc tội” ông Chấn như một “công tố viên” tại phiên tòa cũng là điều khá bất ngờ trong vụ án hình sự. Tôi không trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án này nên chưa thể có đánh giá chính xác đối với những căn cứ mà bà Hà đưa ra. Những luận điểm này cần làm rõ thông qua hồ sơ vụ án của ông Chấn và hồ sơ trong vụ án Lý Nguyễn Chung.
Tuy nhiên, qua thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì có thể thấy hầu hết là những vấn đề mang tính chất suy luận, thiếu căn cứ, tuy nhiên cũng có những nội dung cần phải làm rõ để lý giải căn cứ kết tội đối với Chung và xác định rõ là có đồng phạm hay không. Ví dụ: Vết vân tay in trên vỏ chai bia xuất hiện trên hiện trường có thể là do người khác mang đến trước hoặc sau khi nạn nhân chết. Chai bia đó không tất yếu dẫn đến hành vi phạm tội. Nếu thấy nghi ngờ vân tay của ông Chấn thì cơ quan điều tra hoàn toàn có thể xác minh nội dung này. Còn vỏ chai bia nào chả có vân tay, quan trọng là căn cứ nào xác định hung thủ cứ phải uống bia vào mới thực hiện được hành vi phạm tội? Đối với vết máu trên hiện trường, trước tiên phải xác định có phải là máu của nạn nhân không? Nếu không phải máu của nạn nhân thì có giám định được máu đó la của ông Chấn hay của Chung. Cũng có thể vết máu đó là của người khác xảy ra trước hoặc sau khi án mạng. Vết máu đó cũng không phải là chứng cứ quan trọng quyết định người thực hiện hành vi phạm tội. Vụ án xảy ra quá lâu, việc tìm đôi dép, quần áo của hung thủ là không có tính khả thi.
Một điều cũng cần lưu ý là Chung thực hiện hành vi phạm tội khi rất ít tuổi nhưng là người lao động chân tay nên sức khỏe và tầm vóc sẽ hơn hẳn những “thư sinh trói gà không chặt” vì vậy hoàn toàn có thể thực hiện hành vi phạm tội.
Ngoài ra, Chung không được học hành nhiều và cũng ít hiểu biết nên việc nhớ từng chi tiết, chứng cứ của một vụ việc đã diễn ra hàng chục năm, khi đang là trẻ con là không dễ dàng… Vì vậy, nếu kết tội Lý Nguyễn Chung về hành vi giết người thì Tòa án cần có những lập luận, lý giải một cách khách quan, khoa học với tất cả các “cáo buộc” của người làm chứng.
Mặt khác, tình tiết HĐXX hỏi nguồn gốc bản sao lá đơn nhận tội của ông Chấn do bà Hà gửi đến tòa thể hiện sự thiếu khách quan của chứng cứ mà người làm chứng cung cấp khiến dư luận có thể nghi ngờ người làm chứng này một ai đó dựng lên để làm nhiễu loạn thông tin, lạc hướng dư luận? Dư luận sẽ nghi ngờ, nếu những điều cần làm rõ không được làm rõ. Cũng cần phải truy tìm căn nguyên và xác định xem có việc cố ý bịa chuyện gian dối hay không? Nếu cố tình bịa chuyện, khai báo gian dối thì người này sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Tuy nhiên, nếu theo kết luận của bản án sơ thẩm thì chưa giải quyết triệt để vụ án này, tòa án chưa phán quyết đúng sai đối với những nghi ngờ mà người làm chứng đưa ra, chưa xác định được người làm chứng có gian dối hay không. Việc này, có lẽ sẽ là trách nhiệm của tòa án cấp phúc thẩm. Những vấn đề mà người làm chứng nêu ra thì tòa án phải làm rõ để giải quyết vụ án cho triệt để chứ không thể phán quyết nửa chừng như vậy.
Theo Infonet
Ai đã đưa bản thú tội của ông Chấn cho bà Hà?
Nhân chứng mới Nguyễn Thị Thu Hà lấy đâu ra bản thú tội của ông Chấn để trình lên HĐXX phiên tòa xử Lý Nguyễn Chung?
Nhân chứng mới Nguyễn Thị Thu Hà lấy đâu ra "bản thú tội của ông Chấn" để trình lên HĐXX phiên tòa xử Lý Nguyễn Chung?
Bà Nguyễn Thị Thu Hà (53 tuổi, trú tại xã Song Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) - "nhân chứng" mới - chính là tâm điểm của phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung trong vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Sự xuất hiện của người phụ nữ này gây sự chú ý của dư luận vì trước khi phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung diễn ra, bà Hà đã có đơn đến các cơ quan tiến hành tố tụng, báo chí về kiến nghị làm rõ việc Lý Nguyễn Chung có phải là hung thủ giết chị Nguyễn Thị Hoan hay không.
Bà Hà còn đề nghị tạm hoãn việc chi trả 7,2 tỉ đồng bồi thường oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Để rộng đường dư luận cũng như xem xét khách quan, toàn diện vụ án, TAND tỉnh Bắc Giang đã có trả lời việc xem xét đơn kiến nghị của bà Hà tại phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung.
Tại phiên tòa diễn ra từ ngày 21-23/7, trong phần trả lời thẩm vấn HĐXX, bà Hà cho rằng, Chung không phải là hung thủ giết chết chị Hoan mà chính là ông Nguyễn Thanh Chấn. Bà Hà cho rằng, Chung nhận tội thay và ông Chấn đã được "chạy án".
Theo bà Hà, phiên tòa ngày 6/3 vừa qua xét xử Lý Nguyễn Chung, bà Hà có ra nghe Chung khai về 2 chiếc nhẫn. Bà này cho rằng, chi tiết này vô lý vì 2 chiếc nhẫn đó đã được chị Hoan "cắm" cho bà này lấy 2 triệu đồng, trả nợ cho ông Chấn.
Bà Hà cho biết, giữa bà và chị Hoan có mối quan hệ làm ăn. Chị Hoan có kể với bà Hà về mối quan hệ với ông Chấn.
Buổi chiều cầm đồ chị Hoan có nói về việc mâu thuẫn và vay tiền để trả cho ông Chấn thì ngay tối hôm đó bị giết.
Hơn nữa khi ngồi nói chuyện với bà Thân Thị Hải (người giúp ông Chấn minh oan), bà Hải có nói rằng lúc vào trại giam, chị có dặn ông Chấn nhất định không được nhận tội giết người.
Khá bất ngờ khi trong tài liệu trình lên HĐXX phiên tòa Lý Nguyễn Chung, "nhân chứng" mới đã đưa ra "bản thú tội của ông Nguyễn Thanh Chấn".
Để bảo vệ quan điểm của mình, tại tòa, bà Hà đã đưa ra 14 căn cứ, đồng thời, để tăng tính thuyết phục, bà Hà còn nộp lên HĐXX "bản tự thú của ông Nguyễn Thanh Chấn" viết vào khoảng 1 tháng sau khi xảy ra vụ án mạng tại thôn Me năm 2003.
Liên quan đển " bản thú tội của ông Chấn", tại phiên tòa, chủ tọa đặt vấn đề: Tài liệu này, từ đâu bà Hà có? Bà Hà cho biết, bản tự thú này bà lấy từ một người trong gia đình bị hại.
Tuy nhiên tại tòa, những thành viên của gia đình bị hại đều bác bỏ và cho biết không cung cấp tài liệu này cho bà Hà.
Việc bà Hà đưa "bản tự thú của ông Chấn" vào trong các tài liệu của mình và nộp cho HĐXX vụ án Lý Nguyễn Chung nhằm làm tăng tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm rằng: Ông Chấn mới là hung thủ thực sự.
Theo quy định của pháp luật, đối với tài liệu, hồ sơ của vụ án, những người có quyền tiếp cận và có loại tài liệu này là các cơ quan tiến hành tố tụng, các luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các đương sự, bị cáo trong vụ án.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà không liên quan đến vụ án giết người ở thôn Me cách đây 10 năm, nhưng tại sao lại có "bản tự thú của ông Chấn"?
Tại tòa, gia đình bị hại đã phủ nhận việc cung cấp tài liệu này cho bà Hà. Chính điều này đã khiến dư luận đặt câu hỏi: Ai là người cung cấp cho "nhân chứng" mới "bản tự thú của ông Nguyễn Thanh Chấn". Việc cung cấp tài liệu này cho "nhân chứng" mới với mục đích gì?
Liên quan đến lời khai của bà Hà tại tòa, tại phần tuyên án, chủ tọa cho rằng lời trình bày của bà Hà mâu thuẫn với một số nhân chứng và lời khai của Chung về chiếc nhẫn.
HĐXX kiến nghị cơ quan cảnh sát điều tra xác minh lời khai của bà Hà.
Chưa đủ căn cứ xử lý hình sự "nhân chứng" mới
Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng Luật sư Giang Thanh cho biết: Những lời khai của bà Hà đối với những sự việc trên là không có cơ sở pháp lý, nhưng vẫn chưa thể quy kết bà Hà đã có hành vi vu khống đối với ông Nguyễn Thanh Chấn và bà Thân Thị Hải.
Điều 122 Bộ luật hình sự quy định về tội Vu khống như sau: "Người nào bịa đặt, lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm."
Đối với cấu thành của tội danh này, hành vi của người phạm tội phải là "biết rõ" điều mà họ nói ra là sai sự thật nhưng họ vẫn nói, nghĩa là mặc dù biết sự thật là A nhưng vẫn nói là B, thì họ mới có thể bị xử lý về tội danh này.
Theo VOV
Vụ Lý Nguyễn Chung: Tòa có nên trả hồ sơ? Đã có đủ căn cứ kết tội bị cáo Lý Nguyễn Chung nên việc tòa kết án và kiến nghị làm rõ việc có đồng phạm hay không cũng không có gì sai. Trước hết, phải khẳng định TAND tỉnh Bắc Giang đã xét xử và định tội bị cáo Lý Nguyễn Chung dựa trên chứng cứ đầy đủ và chắc chắn. Đủ...