Vụ án “kho báu Hoa Mai Hội”: Cựu Tổng giám đốc lĩnh án
Lợi dụng lòng tin của mọi người, dưới bàn bàn tay nhào nặn của mình, Một đã vẽ ra “ kho báu Hoa mai hội” với giá trị nghìn tỷ. Y khiến nhiều người mê muội, cuồng tín, dốc hết tiền của vào đấy, để đến khi tỉnh ra mới biết mình bị lừa.
Theo tin từ báo Pháp luật TP. HCM, ngày 17/12, sau nhiều lần hoãn và trả hồ sơ, TAND TP Hà Nội đã mở lại phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Trần Văn Một (43 tuổi, quê Long An, cựu tổng giám đốc Công ty Hoàng Ngân, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc tế Phương Bắc Việt) tám năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Một tại tòa – Ảnh: báo Pháp luật TP. HCM
Dẫn nguồn báo Pháp luật Plus, theo cáo trạng, ngày 14/1/2011, Trần Văn Một thành lập Công ty TNHH Một thành viên Hoàng Ngân với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Công ty đăng ký kinh doanh với 43 ngành nghề khác nhau nhưng không có chức năng kinh doanh tài chính, tiền tệ.
Kể từ khi thành lập công ty cho đến khi Một bị bắt, công ty không có hoạt động gì về các ngành nghề được cấp phép. Cũng do quen biết nhiều người, nên Một đã mời được một số người bạn thân quen của mình giữ những chức vụ quan trọng trong công ty mình lập ra.
Cũng trong thời gian này, được người quen giới thiệu, Trần Văn Một đã vay của bà Vũ Thị Thuận (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) số tiền 4,4 tỷ đồng. Theo thỏa thuận giữa hai bên, sau 10 ngày, Một sẽ trả cả gốc và kèm theo 50.000 USD.
Sau đó, Một dùng số tiền này đem cho ông Nguyễn Đức Khải vay, tuy nhiên ông này đã ôm tiền bỏ trốn.
Đến hẹn không có tiền trả nợ, tháng 2,3/2011, Trần Văn Một đã tạo dựng lên một thông tin không có thật về chương trình khai thác kho báu, hoán đổi “USD cổ” nhằm mục đích lừa đảo để có tiền trả nợ.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân, Một đã biết được kho báu “Hoa mai hội” là không có thật, các hiện vật lấy từ kho báu đều là giả, trong đó có các loại USD cổ và cũng không có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra hoán đổi.
Video đang HOT
Một mình Một đã “gọi gió hô mưa”, nhằm tung hỏa mù về thông tin về “kho báu” và chương trình hoán đổi này cho các cá nhân trong và ngoài Công ty Hoàng Ngân. Mục đích để huy động tiền từ các cá nhân để trả nợ cho bà Thuận và chi tiêu cá nhân.
Cuối tháng 2/2011, Một bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình. Một đã chuẩn bị nhiều tài liệu liên quan đến việc chuyển đổi tiền USD xu cổ, hình ảnh về tiền xu với nhiều loại mệnh giá khác nhau, được scan trên giấy A4. Các loại tiền này có ở kho báu với trị giá 993 tỷ USD.
Một đã “vẽ” ra một tương lai tươi sáng nhằm đánh lừa những nhân viên của mình trong công ty, bằng hình thức lừa dối như thế, mọi người đã cung ứng tiền cho Một. Ngay khi có tiền, Một đã trả tiền bà Thuận và giữ lại 50 triệu đồng để chi phí chương trình đã tạo ra.
Bằng thủ đoạn tạo dựng chương trình, mua bán, hoán đổi, khai thác USD cổ không có thật, Một chiếm đoạt của bị hại số tiền gần 500 triệu đồng.
Không những thế cơ quan tố tụng còn làm rõ, đầu tháng 9/2011, Một và một số đối tượng liên quan cũng thực hiện hành vi kinh doanh ngoại tệ cổ nhưng hành vi này đã được kịp thời ngăn chặn.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Câu chuyện kỳ bí về kho báu Hoa Mai Hội hàng trăm tỷ USD
Nguyễn Thành Chơn, cựu Giám đốc Công ty Đông Hải (TP HCM) đã dựng một câu chuyện như thật về "kho báu Hoa Mai Hội" trị giá gần 550 tỷ USD
Mới đây, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử Trần Văn Một (42 tuổi, trú ở xã Quý Tây, Đức Huệ, Long An) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Bị hại là hàng loạt cá nhân ở nhiều tỉnh, thành phố. Và điểm chung lớn nhất của các bị hại là cả tin vào những điều vô cùng huyễn hoặc.
Trần Văn Một tại phiên tòa - Ảnh: ANTĐ
Theo báo An ninh Thủ đô, vào khoảng đầu năm 2011, Trần Văn Một thành lập Công ty TNHH một thành viên Hà Nội - Hoàng Ngân (gọi tắt là Công ty Hoàng Ngân) với số vốn đăng ký lên tới 500 tỷ đồng.
Mặc dù đăng ký vốn điều lệ "hoành tráng" như vậy và có tới 43 ngành nghề kinh doanh, song từ khi thành lập đến ngày Một bị bắt (tháng 8/2012), công ty này không có bất kỳ một hoạt động sản xuất hay kinh doanh nào.
Cũng vào đầu năm 2011, Một thông qua người quen vay của bà Vũ Thị Thuận (trú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 4,4 tỷ đồng với tiền lãi phát sinh là 50.000 USD. Toàn bộ số tiền này, theo lời khai của Một là đã chuyển hết cho đối tượng tên Nguyễn Đức Khải, song không rõ tên tuổi, địa chỉ. Do Khải cầm tiền "mất hút" nên Một không còn khả năng thanh toán cho bà Thuận. Thế nên khi liên tục bị thúc nợ, Một đã nghĩ ra "độc chiêu" để lừa tiền của mọi người.
Để dễ bề thực hiện ý đồ xấu, Một mời ông Phạm Văn Cường (trú ở Phú Thọ) và ông Phan Viết Ngọ (ở Nghệ An) tham gia lãnh đạo Công ty Hoàng Ngân với chức danh Phó Tổng giám đốc "ảo". Sau đó, đối tượng còn lôi kéo thêm ông Hà Đình Cử (trú tại Bắc Giang) và bà Nguyễn Thị Hà (ở quận Hoàng Mai) làm thành viên của doanh nghiệp.
Liên quan đến vụ việc, báo Tiền phong cũng cho biết, thời gian này, qua tìm hiểu Một biết rõ kho báu "Hoa Mai Hội" mà dư luận đồn thổi một thời chỉ toàn hiện vật giả, trong đó có tiền đồng xu USD cổ giả nên nhanh chónh thêu dệt một câu chuyện "ăn theo" kho báu này.
Sau khi mời ông Phan Viết Ngọ làm Phó Tổng GĐ, tháng 2/2011, Một cho ông Ngọ xem bản thảo hợp đồng chuyển đổi tiền "xu cổ" của Mỹ và đưa thông tin về "kho tiền Cô-oét" đang được một sĩ quan cấp tướng trong quân đội quản lý nhưng hiện sĩ quan này bị bệnh nên giao cho Một tiếp nhận.
Cùng với việc phao tin nắm giữ kho báu của "Hoa Mai Hội" (là tổ chức không có thật, do các phần tử xấu trong và ngoài nước tạo dựng lên để lừa đảo), Một còn "xoáy" thêm vào lòng tham của nạn nhân bằng cách bịa đặt thông tin có một tổ chức đang đứng ra mua gom lại kho báu tiền cổ trôi nổi tại Việt Nam.
Cùng thời điểm trên, Một tìm Tống Văn Biên để hỏi về nguồn cung "tiền cổ" và được Biên giới thiệu lô "xu cổ" mệnh giá 10.000 USD/xu, ghi năm sản xuất 1923, được đóng thành các thùng, mỗi thùng có 360 xu, tổng trị giá 72 tỷ USD.
Qua trao đổi với Một, Biên cũng cho hay, Đèo Văn Nghĩa trong thời gian trốn truy nã (truy nã về tội "làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả") đã sang Trung Quốc và biết có mối mua số "xu cổ" của Mỹ nên đã mang về Việt Nam 4 đồng tiền mẫu, đưa cho Biên tìm người tiêu thụ.
Đồng Xu USD cổ thực chất chỉ là những đồng xu hợp kim không có giá trị - Ảnh: Tiền phong
Do đang cần hiện vật để củng cố niềm tin với ông Ngọ và những người khác, nên Một và Biên đã thống nhất đặt cọc trước 500 triệu đồng để lấy một thùng "xu cổ", mặc dù các đối tượng đều biết loại xu này không có hàm lượng vàng, không có giá trị lưu hành.
Cùng với hiện vật, Một còn cho ông Ngọ xem nhiều loại giấy tờ về tiền USD cổ với các loại mệnh giá, được scan, in trên giấy A4 và nói trị giá của kho báu này lên tới 993 tỷ USD. Tin vào kế hoạch của Một, ông Ngọ đã về Nghệ An huy động tiền của người quen 460 triệu đồng đưa cho Một.
Báo An ninh Thủ đô cho biết thêm, quá trình điều tra, cơ quan ANĐT xác định không hề có kho báu như Một "vẽ ra". Đối với Tống Văn Biên, Đèo Văn Nghĩa và Trần Văn Một có hành vi chuẩn bị mua bán tiền tệ bất hợp pháp đã bị khởi tố.
Sau xét thấy hành vi của các đối tượng chưa diễn ra và cũng chưa gây hậu quả cho xã hội nên các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định đình chỉ điều tra về hành vi này... Tại phiên tòa, bước đầu Trần Văn Một thừa nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người bằng thủ đoạn thêu dệt nên câu chuyện đang quản lý một kho báu tiền cổ.
Thế nhưng xét thấy lời khai của bị cáo có nhiều điểm mâu thuẫn với lời khai của một số người liên quan và cần phải làm rõ thêm một số tình tiết khác của vụ án, do đó sau nửa ngày xét xử, HĐXX sơ thẩm đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo DSPL
Nhùng nhằng vụ án kho tiền USD cổ Vừa qua, TAND TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có liên quan đến việc mua bán USD cổ. Vụ án xảy ra từ năm 2011, qua nhiều lần xét xử, Viện Kiểm sát nhân dân và tòa án đều trả hồ sơ 2 lần điều tra lại (tối đa 2 lần), nhưng đến...