Vụ án Hồ Duy Hải- Phán quyết của tòa án liệu đã khiến dư luận tâm phục khẩu phục?
Cũng như công luận, ông Nguyễn Sỹ Dũng thiên về ý có một số vi phạm nghiêm trọng, bởi nó liên quan đến các chứng cứ trực tiếp.
Mới đây, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã công bố quyết định giám đốc thẩm đối với vụ án giết người xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi, ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An tối ngày 13/01/2008 với bị cáo Hồ Duy Hải. Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với các nội dung trong vụ án này. Ông Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, tòa án cần có phán quyết sao cho “tâm phục – khẩu phục” về vụ án Hồ Duy Hải.
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao – Nguyễn Hoà Bình chủ toạ phiên toà
PV : Thưa ông những ngày qua, phiên tòa giám đốc thẩm vụ Bưu điện Cầu Voi liên quan đến số phận của tử tù Hồ Duy Hải được dư luận đặc biệt quan tâm. Bản thân ông đánh giá thế nào về phiên tòa này cũng như ý kiến của 17 thành viên Hội đồng thẩm phán Tóa án nhân dân tối cao?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Quả thực là tôi cũng băn khoăn, tòa đã bác kháng nghị và kháng nghị đó cho rằng, có vi phạm trong việc điều tra, xét xử vụ án này. Về phía tòa lại cho rằng, không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án thì quả thực là đáng băn khoăn.
Bởi vì, giống như công luận, tôi cũng thiên về ý là có một số vi phạm nghiêm trọng, bởi nó liên quan đến các chứng cứ trực tiếp. Thực chất chỉ có thể tâm phục, khẩu phục nếu các chứng cứ trực tiếp có. Còn các chứng cứ gián tiếp chỉ là chứng cứ bổ sung, làm sao có thể khẳng định một cách chắc chắn, tâm phục khẩu phục nếu các chứng cứ trực tiếp mình chưa thu thập được.
PV : Về thành phần hội đồng Giám đốc thẩm, theo ông, điểm c khoản 1, Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về việc thay đổi thẩm phán hội thẩm thì thẩm phán hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc 1 trong các trường hợp là đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, kiểm tra viên, thẩm tra viên, thư ký tòa án. Ông Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định không kháng nghị vụ án này với tư cách Viện trưởng VKSND tối cao. Ông có ý kiến gì về việc này?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Nhìn khái quát về điều luật này, thì đã tham gia tố tụng giai đoạn trước thì không tham gia tố tụng ở giai đoạn này. Mặc dù ở trong đó không nhắc tới Viện trưởng VKS nhưng mà ý chung của điều luật thì đã tham gia tố tụng giai đoạn trước thì không được tham gia tố tụng ở giai đoạn sau.
Video đang HOT
Nếu Viện trưởng VKSND tối cao đã ký quyết định bác đơn yêu cầu kháng nghị thì chứng tỏ đã tham gia vào tố tụng. Người ta băn khoăn ở đây thì cũng là có lý. Bởi, khi anh tham gia vào việc tố tụng thì người tham gia phải hoàn toàn vô tư, không có thiên hướng nào cả. Nếu anh có thiên hướng trước rồi, thì quả thực rất đáng băn khoăn. Hơn nữa, anh không phải thành viên, mà lại với tư cách chủ tọa. Vậy, qua đó nó ảnh hưởng đến tính khách quan của phiên xét xử theo Giám đốc thẩm.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
PV : Hội đồng Giám đốc thẩm cho rằng, kháng nghị của VKSND tối cao về vụ án Hồ Duy Hải là không đúng quy định. Bộ luật tố tụng hình sự có quy định gì về vấn đề này không thưa ông?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Thực chất Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định rằng, Chủ tịch nước là người đã bác đơn thì không còn thẩm quyền để kháng nghị nữa.
Hơn thế nữa, Bộ luật tố tụng hình sự, điều 378 có nói rất rõ ở khoản 2: Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể tiến hành bất cứ lúc nào kể cả khi người đó đã chết. Như vậy, việc kháng nghị bất cứ thời điểm nào, ở thời điểm Chủ Tịch nước đã bác, hay chưa bác đơn xin ân giản thì đều được. Thành thử ở đây nói rằng kháng nghị của VKS là trái pháp luật là có vẻ không có sức thuyết phục.
PV : Theo ông, để hạn chế bản án Giám đốc thẩm cần có giải pháp gì?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết, theo tôi ngay ở khâu điều tra và các khâu khác, việc đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Bộ Luật này là thành tựu của Việt Nam đạt chuẩn mực của thế giới. Đó là những đòi hỏi bắt buộc để bao giờ công lý cũng đạt được. Nếu không đạt được công lý thì xảy ra khiếu kiện, dư luận. Vì vậy, việc tuân thủ tuyệt đối các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Cùng với đó, năng lực của các cơ quan tham gia tố tụng phải được nâng cao. Việc không thu thập, bảo vệ được các chứng cứ trực tiếp, chứng cứ quan trọng nhất trong vụ án có thể thể hiện năng lực của cơ quan điều tra.
Nhưng điều quan trọng nhất là phải theo nguyên tắc suy đoán vô tội, cái đó đỏi hỏi về mặt hành pháp. Không chứng minh được người ta phạm tội thì phải tuyên người ta vô tội. Nếu mà xử như vậy, có thể để lọt tội phạm, nhưng mà không bao giờ xảy ra oan sai và sinh mệnh của con người được bảo vệ.
PV : Xin trân trọng cảm ơn ông!.
Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải: Uỷ ban Tư Pháp được mời tham dự
Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, đầu mối giám sát vụ án này được TAND Tối cao mời tham dự phiên họp giám đốc thẩm.
Sáng 6-5, TAND Tối cao mở phiên giám đốc thẩm xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về hai tội giết người và cướp tài sản, xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi (Long An).
Phiên xử do Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình làm chủ toạ, dự kiến kéo dài đến ngày 8-5.
Đáng chú ý, luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư TP.HCM), người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải, cũng được tham gia phiên xử để phát biểu ý kiến về vụ án.
Hồ Duy Hải tại phiên toà trước đây. Ảnh: TƯ lLIỆU
Đây là lần đầu tiên quy định tại Điều 383 Bộ luật TTTHS 2015 được áp dụng trên thực tế. Theo đó, trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
Tuy nhiên, Hồ Duy Hải không được triệu tập tại phiên giám đốc thẩm này.
Ngoài ra, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, đầu mối giám sát vụ án này cũng được TAND Tối cao mời tham dự phiên xử.
Đây cũng là lần đầu tiên một số cơ quan báo chí được dự ít phút để chụp ảnh, đưa tin về phiên khai mạc và phiên cuối công bố kết luận của Hội đồng thẩm phán.
Mẹ Hồ Duy Hải đứng chắp tay trước trụ sở TAND Tối cao sáng ngày 6-5. Ảnh: Facebook
Như PLO đã phản ánh, sáng 14-1-2008, công an phát hiện hai nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân là nhân viên Bưu cục Cầu Voi (Long An) bị giết tại nơi làm việc. Hồ Duy Hải sau đó bị bắt và bị hai cấp tòa sơ thẩm cùng phúc thẩm tuyên án tử hình về hai tội giết người và cướp tài sản.
Được sự hỗ trợ của luật sư Trần Hồng Phong, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải đã liên tục kêu oan cho con. Trước khi thi hành án 20 giờ đồng hồ, Chủ tịch nước đã chỉ đạo tạm hoãn thi hành án tử hình và yêu cầu nhiều cơ quan vào cuộc xác minh.
Tháng 11-2019, VKSND Tối cao có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (thay thế quyết định không kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao năm 2011), đề nghị TAND Tối cao hủy hai bản án để điều tra lại và chỉ ra nhiều vi phạm của hai bản án
Số phận tử từ Hồ Duy Hải sẽ ra sao sau 3 ngày nữa? Chuyên gia pháp lý cho biết, sau khi phiên giám đốc thẩm xem xét lại vụ án kết thúc thì sẽ có các phán quyết với Hồ Duy Hải. Như đã thông tin, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình về tội Giết người và Cướp...