Vụ án hiếm gặp nhất lịch sử: Nỗi oan sinh con ra nhưng không phải mẹ ruột
Một người mẹ trẻ không những phải đấu tranh với tòa án để giữ lại những đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau mà thậm chí còn suýt ngồi tù vì theo xét nghiệm chúng không phải là con ruột cô.
Các chuyên gia cho biết, con người có thể thay đổi họ tên, thay đổi màu tóc, màu mắt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ một số đặc điểm nhận dạng khác. Tuy nhiên, có duy nhất một thứ không thể thay đổi được, đó chính là mẫu ADN của họ. Đó là lý do vô số sự thật tưởng chừng không bao giờ có thể làm sáng tỏ nhưng cuối cùng cũng đã được giải quyết. Loạt bài “Bi kịch sau tờ giấy xét nghiệm ADN” sẽ phần nào hé lộ những câu chuyện kỳ lạ ấy.
Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy Lydia Fairchild và các con cô không có quan hệ huyết thống.
Vụ lừa đảo kỳ lạ
Sau khi sinh đứa thứ 3, Lydia Fairchild (26 tuổi) bị thất nghiệp. Do không đủ điều kiện kinh tế nuôi con, cô phải viết đơn xin trợ cấp hằng tháng của chính phủ tại địa phương cư trú là bang Washington (Mỹ).
Quy trình xin trợ cấp là tất cả các thành viên cần được xét nghiệm ADN để xác nhận huyết thống – một thủ tục tương đối đơn giản. Fairchild ung dung chờ kết quả, và rồi nhận được lệnh triệu tập của sở, với lời nhắn “ngay lập tức”.
Tưởng như sẽ nhận được tin vui, nhưng không. Tại văn phòng, Fairchild bỗng trở thành nghi phạm cho một vụ lừa đảo thực sự vô lý, vì kết quả xét nghiệm cho thấy chồng cô – Jamie Townsend là cha của 3 đứa trẻ nhưng cô không phải mẹ ruột của các con mình, dù là người sinh ra chúng.
Nhân viên tòa án gọi cô đến hỏi một cách đầy ngờ vực: “Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?” Ngạc nhiên, Lydia trả lời, “Chúng là con tôi mà, sao lại có chuyện âm mưu gì ở đây?”. Người đó đáp lại lạnh lùng: “Chúng không phải là con cô. Chúng tôi đã xét nghiệm ADN. ADN của cô và bọn trẻ không giống nhau”.
Kết quả, Fairchild không những bị từ chối trợ cấp chính phủ, mà còn đứng trước nguy cơ phải ngồi tù. Cô bị nghi ngờ đã dàn xếp cùng Townsend để gian lận tiền trợ cấp, thậm chí còn có thể bị tước quyền nuôi con vĩnh viễn.
Mọi chuyện sau đó được đưa ra xét xử. Nhằm đảm bảo không có nhầm lẫn gì, Fairchild lại được xét nghiệm ADN thêm một lần nữa. Kết quả vẫn vậy, những đứa trẻ không phải con cô.
Fairchild hoảng loạn thực sự. Rõ ràng cô là mẹ của 3 đứa trẻ, đã mang thai và sinh nở bình thường. Tất cả những người thân trong gia đình, hàng xóm và bác sĩ đỡ đẻ cho cô đều biết và đều sẵn lòng làm chứng trước tòa. Nhưng tất cả những cái đó đều vô nghĩa khi chứng cứ rõ ràng nhất là kết quả ADN lại đang chống lại cô. Cô cũng chẳng thể tự biện minh vì bản thân cũng chẳng hiểu được chuyện gì đang xảy ra.
Video đang HOT
Vụ án y khoa hiếm gặp
Lydia Fairchild bên các con của mình.
Lydia thuê luật sư biện hộ cho mình nhưng không ai nhận. Vì họ biết chắc, họ không thể thắng, kết quả AND đã cho biết điều đó. Sau cùng, Luật sư Alan Tindell “dũng cảm” nhận lời, bởi theo linh cảm ông tin Lydia không phải là kẻ bắt cóc chúng, mà cô chính là mẹ đẻ.
Một tia hy vọng lóe lên khi Alan Tindell tìm thấy một bài viết trên tạp chí New England Journal of Medicine, có nói đến một trường hợp ở Boston tương tự như của Lydia. Đó là trường hợp của bà Karen Keegan, một bà mẹ 52 tuổi có hai con trai.
Xét nghiệm trước ca ghép thận của Karen cho thấy ADN của bà và bọn trẻ không giống nhau. Bác sĩ ở đó, mặc dù biết chắc chắn rằng không hề có sự giả mạo nào nhưng cũng không thể giải thích nổi điều gì đã diễn ra.
Karen Keegan thực chất đã gặp một vấn đề khá hiếm trong y học gọi là chimerism. Đó là trường hợp hai cá thể song sinh tồn tại trong một cơ thể. Nguyên nhân là do có hai trứng cùng được thụ tinh, nhưng khi ở trong tử cung, đáng lẽ phải phát triển thành hai trẻ song sinh thì chúng lại “hòa lẫn” vào nhau và trở thành một bào thai hoàn hảo duy nhất, nhưng có hai mã di truyền khác nhau – hai chuỗi ADN khác nhau.
Nói một cách khác, Karen là 2 người trong 1 cơ thể và điều đó không thể quan sát bằng mắt thường mà chỉ có thể phát hiện nếu xét nghiệm vật chất di truyền. Đó là lý do ADN trên khắp cơ thể bà lại khác với ADN của các con, nhưng ADN ở tuyến giáp lại giống.
Câu chuyện của Karen đã khiến Lydia có cơ sở thuyết phục quan tòa cho cô thêm thời gian. Luật sư Alan Tindell sau đó đã đệ đơn lên tòa xin hoãn xét xử và được chấp nhận.
Cuối cùng, sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ kết luận rằng Lydia cũng là một trường hợp chimerism. Trên toàn thế giới chỉ có khoảng 30 trường hợp như vậy được ghi nhận. Hồ sơ vụ án được khép lại với một kết thúc có hậu: Lydia được công nhận là mẹ đẻ của các con cô và được nhận trợ cấp hằng tháng.
Và thời gian sau đó, khi trực tiếp đến quan sát cô sinh đứa con thứ 4 rồi thực hiện xét nghiệm huyết thống, bồi thẩm đoàn mới chính thức “chào thua” khi đứa trẻ sinh ra vẫn không phải con sinh học của Fairchild.
Câu chuyện của Lydia được lưu rất kỹ lưỡng trong hồ sơ xử án của tòa án tiểu bang Washington. Họ xem đây là “một vụ án y khoa” cực kỳ hiếm gặp.
Theo Danviet
Nỗi đau của "người tù thế kỷ" thoát án tử sau 22 năm chờ chết
Hơn 22 năm sống trong nỗi đau bị người đời chửi rủa và cái chết luôn lơ lửng trên đầu, cuối cùng một tử tù đã được minh oan nhờ kết quả của kỹ thuật phân tích ADN.
Các chuyên gia cho biết, con người có thể thay đổi họ tên, thay đổi màu tóc, màu mắt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ một số đặc điểm nhận dạng khác. Tuy nhiên, có duy nhất một thứ không thể thay đổi được, đó chính là mẫu ADN của họ. Đó là lý do vô số sự thật tưởng chừng không bao giờ có thể làm sáng tỏ nhưng cuối cùng cũng đã được giải quyết. Loạt bài "Bi kịch sau tờ giấy xét nghiệm ADN" sẽ phần nào hé lộ những câu chuyện kỳ lạ ấy.
Paul House phải chịu án tử cho tội danh không phải mình gây nên.
Tội danh từ trên trời rơi xuống
Mùa hè năm 1985, người ta phát hiện thị thể của cô gái trẻ Carolyn Muncey ngay gần ngôi nhà của cô ở vùng ngoại ô thành phố Luttrell, hạt Union, bang Tennessee, Mỹ. Nạn nhân mặc áo ngủ bên trong một chiếc áo khoác. Quần bị kéo xuống tới gần mắt cá chân. Cơ thể đầy máu của cô nằm trong những bụi cây rậm rạp trên bờ sông.
Kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cho thấy hung thủ đã cưỡng hiếp rồi giết chết nạn nhân.
Vài tháng trước khi xảy ra vụ án mạng, Paul House chuyển tới nhà mẹ để sống. Nhà của họ khá gần nơi Carolyn sinh sống. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu Paul House không có tiền án tiền sự trước đó.
Thị trấn này vốn là một nơi khá yên bình, người dân thậm chí còn mở cửa khi đi ngủ nên tin tức vụ cưỡng hiếp giết người đã làm chấn động cả vùng. Cảnh sát lập tức hướng sự chú ý tới Paul House.
Nghi ngờ càng có cơ sở khi 2 nhân chứng kể rằng họ thấy Paul rửa tay gần vị trí mà người ta thấy xác Carolyn. Hai chiếc quần jeans trong nhà của Paul cũng có vết máu. Một chuyên gia pháp y khai trước tòa rằng máu trên quần của nghi can cùng nhóm với máu của nạn nhân. Vị này còn khẳng định nhóm máu của Paul cũng khớp với tinh dịch trên quần lót của Carolyn.
Vào tháng 2/1986, tòa án tuyên bố Paul House lĩnh án tử hình vì phạm tội giết người cấp độ 1 mặc cho bị cáo liên tục kêu oan ngay từ khi phiên tòa diễn ra cho đến lúc bị áp tải về trại giam.
22 năm đi tìm công lý
Cho đến ngày được minh oan, sức khỏe của Paul House đã sa sút nghiêm trọng và phải ngồi xe lăn.
Trong khoảng thời gian chờ đến ngày thi hành án, luật sự của Paul đã đưa ra lời khai của nhiều nhân chứng cung cấp bằng chứng để chứng minh chồng nạn nhân mới chính là kẻ giết cô.
Hai phụ nữ nói chồng của Carolyn đã vô tình thú tội với họ trong một bữa tiệc sau khi uống chút rượu. Một phụ nữ khác kể rằng cô từng thấy anh ta đấm thẳng vào mặt Carolyn khi khiêu vũ. Nhân chứng thứ tư cho biết chồng nạn nhân dặn cô cung cấp chứng cứ ngoại phạm cho anh ta nếu cảnh sát có hỏi.
Một chứng cứ khác cho thấy ai đó đã vô ý hoặc cố tình bôi máu của Carolyn lên quần jeans của Paul sau khi cảnh sát đến hiện trường. Lúc đó, 2 cảnh sát đã di chuyển trong 10 giờ để đưa máu của Paul tới phòng thí nghiệm của Cục Điều tra liên bang Mỹ nhưng họ không đậy nắp ống đựng máu. Biên bản giao nhận chứng cứ cho thấy một lượng máu trong ống thất thoát khi 2 cảnh sát tới phòng thí nghiệm.
Hàng loạt chứng cứ có lợi cho Paul tiếp tục xuất hiện trong những năm cuối thập niên 90 nên nhà chức trách tạm thời hoãn thời gian xử tử.
Đúng thời điểm đó, nhờ sự phát triển của kỹ thuật phân tích ADN, người ta phát hiện tinh dịch trên quần lót và bộ quần áo ngủ tại hiện trường thuộc về chồng của nạn nhân chứ không phải của Paul như những kết luận trước đó.
Paul House sau đó đã làm đơn kháng án rồi gửi nhiều tòa án nhưng đều bị bác bỏ. Tuy nhiên, ông không nản chí. Tới năm 2005, Tòa án Tối cao Mỹ đã lật lại vụ án, thu thập mọi bằng chứng tiến hành xét nghiệm ADN. Vào ngày 12/6/2006, Tòa án Tối cao Mỹ kết luận những chứng cứ mới cho thấy Paul không phải là thủ phạm. Sau đó họ trả hồ sơ lại cho tòa án hạt Union, bang Tennessee để xử lại.
Cho tới thời điểm được thả ông, sức khỏe của Paul House đã sa sút nghiêm trọng và phải ngồi xe lăn do bệnh đa xơ cứng. Ông chính thức rời khỏi nhà tù vào ngày 2/7/2008 sau hơn 22 năm sống trong trại giam nỗi lo sợ cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. "Chịu nỗi oan ức bị người đời khinh bỉ nhưng chưa khi nào tôi từ bỏ quyết tâm tìm lại công bằng cho mình dù phải đợi bao lâu đi chăng nữa", Paul House tâm sự.
Theo Danviet
Tinh dịch trên quần nữ sinh vạch mặt "yêu râu xanh" giết người hàng loạt Nhiều năm trôi qua, cha mẹ nữ sinh lần lượt qua đời, mang theo nỗi đau không biết kẻ nào đã giết hại con gái mình. Các chuyên gia cho biết, con người có thể thay đổi họ tên, thay đổi màu tóc, màu mắt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ một số đặc điểm nhận dạng khác. Tuy nhiên, có duy nhất một...