Vụ án ‘George Floyd ở Ấn Độ’ vì bị cảnh sát bắt thổi bùng sự phẫn nộ
Cái chết của hai cha con người Ấn Độ trong khi bị cảnh sát bắt giữ hồi đầu tuần đã khiến dư luận nước này phẫn nộ, khi “có quá nhiều người như George Floyd ở Ấn Độ”.
Hàng nghìn người trên mạng xã hội đã so sánh vụ việc trên với cái chết của người da đen George Floyd ở Mỹ.
Ông J Jayaraj, 59 tuổi và con trai Bennicks Immanuel, 31 tuổi, bị đánh đập tàn nhẫn dẫn đến chảy máu trực tràng và cuối cùng đã chết, theo bức thư vợ ông Jayaraj, bà Selvarani, gửi đến giới chức địa phương.
Bức thư được viết dựa theo lời khai của nhân chứng nhắm đến các sĩ quan cảnh sát có liên quan, theo Reuters.
Cảnh sát ở Sathankulam, thị trấn phía Nam thành phố cảng Thoothukkudi, bang Tamil Nadu, trong thông báo đầu tiên cho biết Jayaraj và Bennicks bị cảnh sát bắt đi hôm 19/6 vì vi phạm các quy định phong tỏa Covid-19.
Ngày 22/6, Bennicks qua đời sau khi than thở về việc bị khó thở. Cha anh, ông Jayaraj, qua đời hôm 23/6, Bộ trưởng Edappadi Palaniswami, người giám sát cảnh sát ở bang, cho biết hôm 24/6. Ông Palaniswami cho hay hai cảnh sát liên quan đến vụ việc đã bị cho thôi việc.
“Chúng tôi sẽ xử lý vụ việc này theo luật”, ông Palaniswami nói, theo Reuters.
Video đang HOT
Hai cha con Ấn Độ chết trong lúc bị cảnh sát bắt hồi đầu tuần khiến dư luận dậy sóng. Ảnh: Pakistan Today.
Trên Twitter, hàng trăm nghìn tài khoản đã gửi đi hashtag #JusticeforJayarajandBennix (Công bằng cho Jayaraj và Bennicks) khiến từ khóa này trở thành xu hướng nổi bật ở Ấn Độ hôm 26/6 và đứng top 30 xu hướng toàn cầu. Giới nghệ sĩ, người nổi tiếng và các chính trị gia đã lên án hành động của cảnh sát trong vụ việc.
“Có quá nhiều người như George Floyd ở Ấn Độ”, Jignesh Mevani, nghị sĩ bang Gujarat của Ấn Độ nhận định.
“Liệu sẽ có hàng nghìn người Ấn Độ xuống đường biểu tình như ở Mỹ hay không?”, ông Mevani hỏi gần 750.000 người theo dõi mình trên Twitter. Vụ việc ông nói đến là cái chết của người da đen George Floyd trong lúc bị cảnh sát Mỹ bắt giữ hôm 25/5.
Trung bình mỗi ngày có gần 15 trường hợp bị dùng vũ lực và tra tấn trong lúc giam giữ ở Ấn Độ. Trung bình mỗi ngày có 9 người chết trong lúc bị cảnh sát hoặc tòa án giam giữ, theo báo cáo thường niên mới nhất của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Ấn Độ (NHRC) năm 2017-2018.
NHRC cho biết nhiều người bị chết trong lúc giam giữ phải tới rất lâu sau mới được báo cáo hoặc thậm chí không được báo cáo. Ủy ban cho rằng tình trạng bạo lực trong khi bắt giữ đã phổ biến đến nỗi “gần như là thường lệ”.
Người quay video cảnh sát ghì chết George Floyd lên tiếng
Darnella Frazier, 17 tuổi, cho hay cô nhận được hàng loạt tin nhắn chỉ trích trên Facebook sau khi đăng đoạn video George Floyd bị cảnh sát ghì chết.
Frazier kể rằng nhiều người đã hỏi cô tại sao không làm gì để cứu Floyd thay vì đứng quay đoạn video dài gần 10 phút, trong khi cảnh sát ghì gáy người đàn ông da màu 46 tuổi này xuống đường. Frazier giải thích rằng cô còn quá trẻ và không dám chống lại cảnh sát.
"Tôi không mong những người không ở vào hoàn cảnh của tôi có thể hiểu tại sao tôi làm vậy và cảm giác của tôi khi đó như thế nào", cô nói.
George Floyd bị cảnh sát khống chế trên đường phố Minneapolis hôm 25/5. Ảnh: CBS.
Frazier cho biết cô không muốn có thêm bất kỳ ai khác bị giết hoặc rơi vào hoàn cảnh giống Floyd. Cô cũng rất sợ bị cảnh sát trả thù.
"Nếu không phải vì tôi, 4 cảnh sát kia sẽ không bị sa thải và rất nhiều vấn đề khác sẽ xảy ra. Họ chắc chắn sẽ che đậy sự thật của câu chuyện này. Thay vì chỉ trích tôi, hãy cảm ơn tôi. Bởi nếu đó là một người thân của bạn, bạn chắc chắn cũng muốn biết sự thật", Frazier nói.
Trong đoạn video được NowThis chia sẻ, hôm 26/5 Frazier đã quay lại nơi Floyd bị giết và bật khóc khi nhớ lại cảnh tượng đó. Cô cũng ôm những người biểu tình ở đó.
"Mọi người hỏi tôi cảm thấy thế nào. Tôi không biết phải nói sao, bởi nó thực sự rất kinh khủng. Tôi đã thấy người đàn ông đó ở đây lúc 8h tối qua. Tôi đang đi cùng người anh họ tới cửa hàng thì nhìn thấy ông ấy nằm trên đất. Tôi tự hỏi 'chuyện gì đang xảy ra?'. Thật ám ảnh", Frazier nói trong nước mắt.
Đoạn video mà Frazier chia sẻ hôm 25/5 ghi lại cảnh Derek Chauvin, sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, ghì Floyd xuống đường suốt gần 9 phút. Khi cận kề cái chết, Floyd kêu lên thảm thiết rằng anh không thể thở được, giống hệt lời cuối cùng của Eric Garner, người thiệt mạng năm 2014 dưới tay cảnh sát New York và trở thành nguồn cơn của phong trào "Mạng người da màu cũng quan trọng" (Black Lives Matter). Floyd sau đó chết tại bệnh viện.
Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy người đàn ông da màu chết vì "ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy", thêm rằng cái chết là "một vụ giết người". Các vấn đề sức khỏe đáng kể khác của Floyd được liệt kê là "bệnh tim do xơ cứng động mạch và tăng huyết áp, sử dụng thuốc giảm đau fentanyl, sử dụng ma túy đá gần đây".
4 sĩ quan cảnh sát liên quan tới sự việc bị sa thải, Chauvin bị bắt giữ và truy tố tội giết người cấp độ ba. Các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát và đòi công lý cho Floyd đã nổ ra ở ít nhất 140 thành phố trên khắp nước Mỹ trong tuần qua, với ước tính 4.400 người bị bắt.
Theo gia đình của Floyd, lễ tưởng niệm anh sẽ được tổ chức vào ngày 8 và 9/6 ở thành phố Houston, bang Texas.
Cưỡng hiếp tập thể cô gái, hành hung bạn trai nạn nhân Một phụ nữ 24 tuổi bị 3 gã đàn ông cưỡng hiếp tập thể tại TP Vellore, bang Tamil Nadu - Ấn Độ hồi cuối tuần rồi. Theo đài NDTV, vụ việc xảy ra lúc 19 giờ hôm 18-1 (giờ địa phương) tại một công viên cạnh pháo đài Vellore có từ thế kỷ XVI, cách TP Chennai khoảng 140 km. Cảnh sát...