Vụ án gây thương tích ‘vắt’ qua hai thập kỷ
Gần 11 năm với bốn bản án sơ thẩm cáo buộc Phương cố ý gây thương tích, song lên “cấp cao” đều bị trả hồ sơ.
Sau năm ngày xét xử và nghị án, hôm nay, TAND tỉnh Thái Nguyên đã tuyên y án sơ thẩm, phạt bị cáo Đào Xuân Phương (37 tuổi, ở thành phố Thái Nguyên) 5 năm tù về tội Cố ý gây thương tích.
Vụ án này kéo dài trong gần 11 năm. Đào Xuân Phương bị cáo buộc gây thương tích cho anh Nguyễn Công Lương (28 tuổi) với tổn hại sức khỏe 45%.
Theo nội dung bản án, tối 9/4/2008, tại một cửa hàng điện thoại ở phường Phú Xá (thành phố Thái Nguyên), Lương xô xát với một người cùng địa phương. Nghe được chuyện bạn bị Lương đánh chảy máu mũi, Phương đề nghị tới nhà anh này nói chuyện “người lớn”.
Tới nơi, Phương và nhóm bạn thấy Lương cầm dao nên vứt xe máy bỏ chạy. Khi Lương bỏ về nhà, Phương quay lại thấy xe máy bị hư hỏng.
Nghe người xung quanh nói Lương đập xe máy của mình, Phương to tiếng với đối thủ. Cơ quan công tố cáo buộc, Phương đã dùng gạch ném trúng trán và sau gáy Lương gây tổn thương 45% sức khỏe.
Với cáo buộc trên, từ tháng 12/2010 đến tháng 3/2017, TAND thành phố Thái Nguyên qua bốn phiên sơ thẩm tuyên phạt Phương 5 năm tù tội Cố ý gây thương tích. Phương đều kháng cáo kêu oan.
Video đang HOT
Bị cáo Phương (đứng) tại phiên phúc thẩm lần thứ năm.
Từ năm 2010 đến năm 2017, TAND tỉnh Thái Nguyên cũng đã mở bốn phiên phúc thẩm xét đơn kêu oan của Phương và đều trả hồ sơ để điều tra lại.
Phiên phúc thẩm lần thứ tư, TAND tỉnh Thái Nguyên nhận định, cấp sơ thẩm kết án chỉ căn cứ vào lời khai của mẹ con anh Lương, người làm chứng, trong khi những lời khai này có nhiều mâu thuẫn. Anh Lương khai bất nhất việc Phương khi cầm đá, lúc lại là cầm gạch. Mẹ của Lương cũng không rõ có phải Phương ném con mình không, chỉ thấy anh này đứng gần đó…
Ngoài ra, khi vụ án đang trong quá trình giải quyết, xuất hiện người phụ nữ tên Lê Thị Phương Hoa, bị tạm giam cùng với Phương, báo cáo được anh này kể lại chuyện đánh người tên Lương. Song, cơ quan điều tra không cho đối chất giữa Phương và Hoa…
Gần đây nhất, ngày 12/3, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên giám đốc thẩm sau khi có kháng nghị của Chánh án TAND Tối cao. Ủy ban này đã quyết định TAND tỉnh Thái Nguyên xét xử lại theo đúng pháp luật.
Việt Dũng
Theo VNE
Làm thủ tục cách chức thẩm phán dùng bằng cấp 3 giả
Chiều 26/10, trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo TAND tỉnh Thái Nguyên cho biết đang làm thủ tục để cách chức thẩm phán của bà Nguyễn Thị Nga (TAND TP Thái Nguyên) vì dùng bằng cấp 3 giả và đã bị Trường Đại học Luật Hà Nội thu hồi bằng cử nhân luật gây ồn ào dư luận thời gian qua.
Bằng tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội của bà Nguyễn Thị Nga - Thẩm phán TAND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên vừa bị thu hồi (Ảnh: Thế Kha).
Tuy nhiên việc có tiếp tục bố trí bà Nguyễn Thị Nga công tác tại TAND thành phố Thái Nguyên hay không chưa được lãnh đạo TAND tỉnh Thái Nguyên tiết lộ.
Ngành tòa án tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các bản án, quyết định do thẩm phán Nguyễn Thị Nga ban hành trước đó và sẽ có báo cáo gửi TAND Tối cao.
Trước đó như Dân trí phản ánh, ông Nguyễn Văn Chung - Chánh án TAND tỉnh Thái Nguyên ký văn bản gửi Ban giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết thẩm phán Nguyễn Thị Nga bị tố cáo về việc sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 giả.
Tại kỳ thi tốt nghiệp PTTH diễn ra ngày 3/6/1994, thí sinh Nguyễn Thị Nga (học sinh Trường PTTH Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái cũ) đạt 6 điểm môn Văn, 2 điểm môn Hoá học, 4 điểm môn Toán học và 5,5 điểm môn Nga văn. Tổng điểm thi của thí sinh Nguyễn Thị Nga là 17,5 điểm. Với kết quả thi như vậy, thí sinh Nga không thể được cấp Bằng tốt nghiệp PTTH.
Tuy nhiên, TAND tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện các thông tin về số hiệu bằng, số vào sổ cấp bằng tốt nghiệp PTTH là của một người khác, không phải của bà Nguyễn Thị Nga.
Sau khi tiến hành thẩm định thông tin từ TAND tỉnh Thái Nguyên cung cấp, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy đối với bà Nguyễn Thị Nga (SN 19/7/1976), tốt nghiệp năm 1998 chuyên ngành Tư pháp, hạng Trung bình, số hiệu bằng B36704.
Được biết, theo quy định Điều 82 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của tòa án; vi phạm quy định tại Điều 77 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014; vi phạm về phẩm chất đạo đức; vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán; có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thế Kha
Theo Dantri
Tên trộm bỏ quên áo ở gầm giường sau khi cưỡng bức gia chủ Quảng không bỏ chạy khi bị lộ tung tích mà tấn công hai mẹ con thiếu phụ, cưỡng bức, vứt nội y vào gầm giường. Đêm 21/1, người dân phường Thắng Lợi (thành phố Sông Công, Thái Nguyên) phát hiện thiếu phụ 31 tuổi và con trai 10 tuổi nằm bất tỉnh trong nhà, cửa khép hờ. Khám nghiệm hiện trường, nhà chức...