Vụ án đường Hồ Chí Minh : Kêu oan, toà không xem xét hình phạt?
Trong phần tranh luận, chủ toạ nhắc một bị cáo không có luật sư bào chữa rằng: “Nếu kêu oan toà sẽ không xem xét về hình phạt”.
Ngày 31-10, phiên toà phúc thẩm (lần hai) vụ án đường Hồ Chí Minh tiếp tục phần tranh luận. Vụ án có tới 10 bị cáo, trong đó có ba bị cáo từng được TAND tỉnh Kon Tum xét xử sơ thẩm (lần đầu vào năm 2009) tuyên không phạm tội. Sau đó Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng (nay là TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) huỷ án theo hướng tất cả các bị cáo không phạm tội.
Tuy nhiên gần 10 năm sau, tức năm 2018 xét xử sơ thẩm lần hai TAND tỉnh Kon Tum lại thay đổi quan điểm chuyển sang kết tội các bị cáo.
Các bị cáo tỏ ra khá mệt mỏi vì vụ án kéo dài đã 16 năm. Ảnh: NGÂN NGA
Tại toà, ban đầu bị cáo Trần Thanh Hải không có ý kiến tranh luận với đại diện VKSND và xin được nói lời sau cùng.
Chủ toạ Nguyễn Văn Tiến nhắc: “Đây không phải là phần nói lời nói sau cùng. Bị cáo có ý kiến gì khác với VKS chẳng hạn?”.
Bị cáo Hải: Bị cáo nhất trí với ý kiến của Đại diện VKS.
Đại diện VKS lên tiếng: VKS có đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo, tức bị cáo vẫn có tội. Vậy bị cáo có phạm tội hay không cứ nói ra để HĐXX xem xét.
Bị cáo Hải: Bị cáo có đơn kháng cáo. Bị cáo thấy mình không có tội. Đề nghị HĐXX xem xét xử đúng người, đúng tội.
Chủ toạ: Nếu bị cáo có tội hay không có tội thì toà chỉ xem bị cáo có tội hay không thôi, chứ toà không xem xét về hình phạt.
Bị cáo Hải: Dạ
Video đang HOT
Theo Chủ toạ: Nếu bị cáo kêu oan thì toà không xem xét về hình phạt. Ảnh: NGÂN NGA
Thấy vậy, Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh (nguyên thẩm phán toà phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) không phải là người bào chữa cho bị cáo nhưng cũng đứng lên xin được giải thích cho bị cáo Hải hiểu quy định pháp luật.
“Bởi lẽ nếu các bị cáo kêu oan nhưng với chứng cứ có trong hồ sơ, xét thấy có tội và có căn cứ giảm án cho bị cáo thì HĐXX vẫn xem xét. Không có quy định pháp luật nào cho rằng các bị cáo kêu oan thì sẽ không xem xét giảm án. Cho nên việc HĐXX có suy nghĩ rằng kêu oan thì không giảm án là trái với quy định pháp luật”, Luật sư Vinh nói.
Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh. Ảnh: NGÂN NGA
Bị cáo Hải vẫn giữ nguyên quan điểm bị cáo không có tội. Đề nghị HĐXX xem xét diễn biến phiên toà và hồ sơ để ra một phán quyết đúng người, đúng tội.
Hiện phiên toà vẫn đang tiếp tục.
Trao đổi với PV, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Cấp cao tại TP.HCM Võ Văn Thêm không đồng tình với quan điểm của HĐXX khi cho rằng “Bị cáo kêu oan thì toà sẽ không xem xét giảm án”.
Vì Điều 345 BLTTHS 2015 quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị”.
Ông Thêm cho rằng thực tế nhiều trường hợp bị cáo không kháng cáo, bản án cũng không bị kháng nghị nhưng do có một trong các bị cáo trong vụ án kháng cáo thì toà cấp phúc thẩm vẫn xem xét toàn diện vụ án. Do đó không có chuyện “Bị cáo kêu oan thì toà không xem xét giảm án”.
Vụ án kéo dài 16 năm chưa xong
Như PLO đã thông tin, năm 2000, để đảm bảo an toàn đường dây 500 kV dự án đường Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Xây dựng công trình khai thác đá 621 (đơn vị trực thuộc Tổng Công ty 6) đã ký hợp đồng để Công ty TNHH Thanh Nam thi công với phương án “nổ mìn đặc biệt”. Trong quá trình thực hiện, Công ty Thanh Nam và kỹ sư Bùi Hải Nhân (thuộc Công ty 621) đã cải tiến và gọi đó là “nổ om”. Năm 2002, Ban quản lý dự án đã thanh toán 80% khối lượng phê duyệt được đề nghị là 14 tỉ đồng. Sau đó Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) giám định công trình và xác định hạng mục nổ mìn phá đá chỉ tốn hơn 10 tỉ đồng.
Cho rằng các bị cáo gây thiệt hại hơn 4 tỉ đồng nên kỹ sư Bùi Hải Nhân bị khởi tố tội tham ô tài sản rồi bị chuyển sang tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị bắt tạm giam. Tháng 4-2009, TAND tỉnh Kon Tum xử sơ thẩm lần đầu tuyên ông Nhân và hai người thuộc Công ty Thanh Nam không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và miễn hình phạt cho tám bị cáo còn lại về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (sau đó một bị cáo qua đời nên được đình chỉ điều tra). Tháng 7-2009, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng (nay là TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) hủy bản án sơ thẩm theo hướng tất cả bị cáo không phạm tội. Năm 2018, TAND tỉnh Kon Tum xét xử sơ thẩm lần hai tuyên phạt như trên và các bị cáo tiếp tục kháng cáo kêu oan.
Trước khi TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm lần hai, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có kiến nghị gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, trưởng Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và chánh án TAND Tối cao tiến hành giám sát, xem xét lại vụ án với nhận định các bị cáo kêu oan là có căn cứ.
Tại phiên toà phúc thẩm lần này, Đại diện VKS cho rằng tuy không có tình tiết nào mới nhưng cấp sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo là quá nghiêm khắc nên đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo Lê Quang Tứ, Bùi Hải Nhân (không nói rõ giảm bao nhiêu – PV).
Cạnh đó, đại diện VKS còn đề nghị cho sáu bị cáo được hưởng án treo và hai bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự (tòa sơ thẩm phạt ông Nhân 10 năm tù, các bị cáo còn lại từ 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến tám năm tù).
NGÂN NGA
Theo PLO
Buôn lậu "siêu xe", cán bộ công an phải bồi thường hơn 33 tỉ đồng
Ngày 16/10, TAND cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, bác kháng cáo kêu oan, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Giang Lam (sinh năm 1973, nguyên cán bộ Phòng quản lý Xuất nhập cảnh Công an TPHCM) 14 năm về tội buôn lậu.
Các bị cáo tại tòa.
Cùng tội danh trên, tòa tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Quang Vinh 14 năm tù, Trần Thái Nguyên (cùng sinh năm 1982) 8 năm tù, Trần Phước Thạnh (sinh năm 1967) 12 năm tù.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 9/6/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 118/2009/TT-BTC, cho phép người Việt định cư tại nước ngoài (đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam) khi hồi hương được phép nhập khẩu một ô tô cá nhân đang sử dụng, hoàn toàn miễn thuế.
Biết rõ chính sách, Vinh và đồng phạm lợi dụng sơ hở của chính sách trên, thuê Việt kiều đứng ra nhập xe về bán kiếm lời. Nhóm người này móc nối với Lam, nhờ các cán bộ Cục quản lý xuất nhập cảnh đóng dấu khống.
Khi hợp thức hóa thủ tục, nhóm Vinh lấy thông tin của các Việt kiều cung cấp cho đồng phạm sống ở Mỹ. Từ đây, họ mua xe tại Mỹ và thuê hãng tàu vận chuyển về tiêu thụ cho các salon ở TPHCM.
Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 1/2011 đến cuối năm 2012, đường dây của Vinh đã làm thủ tục nhập khẩu ôtô, môtô cho 64 Việt kiều hồi hương. Trong đó, 54 xe được thuê mướn để hợp thức hoá hành vi buôn lậu, bao gồm ôtô Rolls Royce, Land Rover, Bentley, Lexus, Audi, BMW, Porsche... và 12 môtô phân khối lớn; trị giá hơn 350 tỉ đồng. Hành vi của các bị cáo gây thất thoát 168 tỉ đồng tiền thuế.
Qua đó, Lam bỏ túi 360.000 USD từ việc thuê và giới thiệu cho Vinh 36 Việt kiều. Vinh và Thạnh thu lợi 556 triệu đồng còn Nguyên được hưởng 478 triệu.
Trước đó, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Vinh 14 năm tù, Trần Thái Nguyên 8 năm tù, Trần Phước Thạnh 12 năm tù và Nguyễn Giang Lam 14 năm về tội buôn lậu.
Liên quan vụ án, tòa xét xử bị cáo Bùi Khắc Hà (sinh năm 1973, nguyên cán bộ Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Về phần dân sự, do các bị cáo phạm tội gây thiệt hại thất thu thuế cho nhà nước hơn 162 tỉ đồng nên toà buộc phải nộp để sung vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, ba bị cáo Vinh, Thạnh, Nguyên mỗi người hơn 45 tỉ đồng, bị cáo Lam hơn 26,5 tỉ đồng. Đồng thời, các bị cáo còn phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính từ 478 triệu đồng đến 556 triệu. Riêng bị cáo Lam hưởng lợi là hơn 8,3 tỉ đồng (tương đương 360.000 USD) tuy nhiên Lam đã dùng một phần số tiền này để chi trả cho các Việt kiều còn lại hơn 7 tỉ đồng. Do đây là tang vật của của vụ án nên yêu cầu tất cả Việt kiều này nộp lại toàn bộ tiền trên nhằm khắc phục hậu quả của vụ án.
Bị cáo Lam phải bồi thường hơn 33 tỉ đồng.
Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Lam kháng cáo kêu oan, bị cáo Vinh, Thanh, Nguyên kháng cáo về phần dân sự.
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Lam một mực kêu oan và cho rằng bản án sơ thẩm quy kết bị cáo phạm tội buôn lậu là không có căn cứ. Trong quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm chưa làm rõ được động cơ mục đích phạm tội của bị cáo, cũng như vụ án không có người chủ mưu nhưng bị cáo lại bị cáo buộc là đồng phạm giúp sức. Ngoài ra, bị cáo Lam chỉ ra nhiều điểm vi phạm tố tụng của cấp sơ thẩm.
Các bị cáo còn lại, không kháng cáo về mặt hình sự, về phần dân sự các bị cáo xin không nộp lại số tiền thất thu thuế. Các bị cáo cho rằng mình không phải chủ mưu trong vụ án, chỉ làm công ăn lương, hoàn cảnh gia đình khó khăn không có khả năng khắc phục.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định, mặc dù tại phiên tòa bị cáo Lam kêu oan nhưng căn cứ vào hồ sơ vụ, lời khai của người liên quan có đủ căn cứ xác định bị cáo Lam đã phạm tội buôn lậu. Từ đó, HĐXX bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Lam, tuyên y án sơ thẩm.
Đối với kháng cáo xin không nộp lại tiền thuế bị thất thu, HĐXX nhận định đây là vụ án buôn lậu nên các bị cáo phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự cũng như dân sự. Vì vậy, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của các bị cáo.
Theo Dân trí
Diễn biến mới nhất vụ cựu Viện phó VKSND Nguyễn Hữu Linh dâm ô bé gái Sau bản án sơ thẩm bị tuyên phạt 18 tháng tù về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi", cựu Viện phó VKSND Nguyễn Hữu Linh kháng cáo kêu oan, Tòa Gia đình và Người chưa thành niên (thuộc TAND TP.HCM) đã tiếp nhận hồ sơ vụ án. Ngày 10/10, tin từ TAND TP.HCM cho hay Tòa Gia đình và Người...