Vụ án cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài: Vì sao bà Thuý kháng cáo?
Bà Lê Thị Thanh Thúy, Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM.
Mới đây, bà Lê Thị Thanh Thúy có đơn kháng cáo gửi TAND cấp cao tại TP.HCM kháng cáo toàn bộ bản án mà TAND TP.HCM đã tuyên với mong muốn Toà sẽ xem xét một cách khách quan, toàn diện và minh oan cho bản thân.
Trong đơn kháng cáo, bà Thúy cho rằng, nhận định và phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm không phù hợp với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Hoa Tháng Năm.
Bà Lê thị Thanh Thúy tại phiên tòa sơ thẩm. (Ảnh: VnExpess)
Công ty Hoa Tháng Năm tham gia dự án đúng quy định
Bà Lê Thị Thanh Thuý, Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm cho rằng, chủ trương thành lập dự án tại khu đất 8-12 Lê Duẩn đã hình thành từ năm 2007. Nhưng đến năm 2010 vẫn chưa được thực hiện do các đối tượng tham gia dự án ban đầu không đủ năng lực để thực hiện dự án. Nếu để tiếp tục tình trạng như trên sẽ dẫn tới sự lãng phí.
Về việc quyết định đầu tư vào dự án 8-12 Lê Duẩn, trong đơn kháng cáo, đại diện Công ty Hoa Tháng Năm khẳng định, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại mà UBND TP.HCM tổ chức, Công ty Hoa Tháng Năm biết được dự án 8-12 Lê Duẩn có chủ trương đầu tư. Đồng thời, bà Nguyễn Thị Thu Thủy – cựu Giám đốc Công ty quản lý kinh doanh nhà TP.HCM cũng đề xuất Công ty Hoa Tháng Năm cùng góp vốn vào để thực hiện dự án.
Trước đó bà Thủy đã có văn bản đề xuất UBND TP.HCM cho thành lập một pháp nhân mới theo hình thức công ty cổ phần, cho Công ty Quản lý kinh doanh nhà huy động thêm nguồn vốn khác để thực hiện dự án 8-12 Lê Duẩn.
Video đang HOT
Công ty Hoa Tháng Năm đã gửi văn bản xin tham gia cho Công ty quản lý kinh doanh nhà TP.HCM đề nghị được góp 30% vốn đầu tư. Sau đó được UBND TP.HCM chấp thuận.
Theo bà Thúy, Công ty Hoa Tháng Năm tham gia góp vốn để thực hiện dự án là xuất phát từ sự thay đổi về chủ trương, chính sách đầu tư của UBND TP.HCM, xuất phát từ ý chí mong muốn của cả hai phía là nhà đầu tư và UBND TP.HCM với đại diện là Công ty quản lý kinh doanh nhà TP.HCM, chứ không phải do “Thúy đã tác động đến ông Tài để được hưởng lợi từ dự án” như bản án cấp sơ thẩm tuyên.
Nhà nước không mất đi quyền sở hữu tài sản
Trong đơn kháng cáo, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM) – người được bà Thúy ủy quyền cho rằng, Công ty Hoa Tháng Năm là một trong những cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Lavenue.
Công ty này là đơn vị được UBND TP.HCM giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án. Việc giao đất, cho thuê đất của UBND TP.HCM căn cứ trên cơ sở của Luật đầu tư, Luật Đất đai và Luật Doanh nghiệp để thực hiện dự án.
Các thủ tục này hoàn toàn không vi phạm Quyết định 09 của Thủ tướng và Quyết định 140 sửa đổi, bổ sung của Quyết định 09.
Theo Luật sư Trạch, thực tế UBND TP.HCM không bán tài sản, không chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà là giao đất, cho thuê đất có thời hạn để doanh nghiệp thực hiện dự án.
Các quyết định giao đất, cho thuê đất không mất đi quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản mà ngược lại còn thu được tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền thuế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nhiều lợi ích khác trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.
Tòa đối xử không công bằng với Công ty Hoa Tháng Năm
Liên quan việc toà tuyên tịch thu gần 190 tỷ đồng Công ty Hoa Tháng Năm góp vốn vào Công ty CP Lavenue (chủ đầu tư dự án).
Trong đơn kháng cáo, đại diện Công ty Hoa Tháng Năm khẳng định, Công ty Lavenue đã thực hiện các thủ tục cần thiết, nộp vào ngân sách 647 tỷ đồng để thực hiện dự án, trong đó Công ty Hoa Tháng Năm đã góp đủ 235 tỷ đồng. Vốn góp của Công ty Hoa Tháng Năm là tài sản chung, không thể tách rời của Công ty Lavenue.
Công ty Hoa Tháng Năm có quyền và nghĩa vụ bình đẳng, tương ứng với các cổ đông khác là Công ty quản lý kinh doanh nhà TP.HCM, 4 công ty thuộc Bộ Công Thương sau này là Công ty Kinh Đô. Công ty Hoa Tháng Năm không phải là đơn vị trực tiếp được hưởng ưu ái hay nhận được khoản lợi nào hơn các công ty cổ đông khác.
Do đó, khi xem xét đánh giá vai trò của Công ty Hoa Tháng Năm cần phải xem xét, đánh giá vai trò tổng thể của Công ty Lavenue, không thể tách rời Công ty Hoa Tháng Năm để làm cơ sở truy buộc trách nhiệm riêng biệt như vậy.
Ngoài ra, trong hồ sơ vụ án không có bất cứ tài liệu, chứng cứ chứng minh Công ty Hoa Tháng Năm được thành lập nhằm mục đích hoạt động tội phạm. Nên số tiền góp vốn vào Công ty Lavenue không phải là vật chứng để bị tịch thu theo Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015.
“Trong khi đó, bản án sơ thẩm tuyên trả lại số vốn đã góp vào dự án cho các cổ đông còn lại, chỉ tịch thu tiền của Công ty Hoa Tháng Năm là sự đối xử không công bằng giữa các nhà đầu tư, vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014″, kháng cáo nêu.
Trước đó, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt bà Lê Thị Thanh Thúy (Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm) 5 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Đối với Công ty Hoa Tháng Năm, HĐXX cho rằng bà Thúy thành lập Công ty Hoa Tháng Năm làm phương thức để thực hiện hành vi phạm tội và sử dụng phần vốn góp của mình để thực hiện hành vi phạm tội nên cần tịch thu sung ngân sách Nhà nước. Từ đó, HĐXX đã tuyên tịch thu 189 tỷ đồng mà Công ty Hoa Tháng Năm góp vốn vào Công ty Lavenue.
Theo cáo trạng, khu đất 8 – 12 Lê Duẩn có tổng diện tích hơn 4.800m2, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM quản lý và cho thuê.
Ngày 20/11/2007, UBND TP.HCM có chủ trương phê duyệt cho đầu tư xây dựng khách sạn và một phần trung tâm thương mại theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg.
Quá trình triển khai thực hiện chủ trương, xử lý khu đất trên, Lê Thị Thanh Thúy đã dùng quan hệ tình cảm cá nhân tác động đến Nguyễn Thành Tài để ông này ký nhiều văn bản sai quy định, tạo điều kiện cho Thúy được tham gia thực hiện dự án, dẫn đến thay đổi quyền sở hữu khu đất số 8 – 12 Lê Duẩn từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu của doanh nghiệp tư nhân trái pháp luật.
Hành vi của các đối tượng đã gây thất thoát, lãng phí của Nhà nước số tiền gần 2.000 tỷ đồng.
Nữ đại gia Thái Bình Nguyễn Thị Dương kháng cáo
Cho rằng mức án trong vụ đánh phụ xe là quá nặng, Nguyễn Thị Dương, vợ của Nguyễn Xuân Đường đã làm đơn kháng cáo.
Luật sư Hà Trọng Đại, người bào chữa cho vợ chồng Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương trong vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại nhà của vợ chồng này cho biết: Bị cáo Nguyễn Thị Dương đã nộp đơn kháng cáo lên TAND cấp cao tại Hà Nội.
"Lý do bà Dương kháng cáo bởi cho rằng, hình phạt cấp sơ thẩm tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình tuyên phạt đối với bà Dương là nặng, không áp dụng hết tất cả các tình tiết giảm nhẹ", luật sư Hà Trọng Đại thông tin.
Nguyễn Thị Dương bật khóc tại phiên tòa xét xử hành vi hành hung phụ xe
Năm bị cáo còn lại trong vụ án hành hung anh Trịnh Ngọc Anh (nhân viên nhà xe Phúc Cường) là Nguyễn Xuân Đường (Đường "Nhuệ"), Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Ngọc Quý, Đào Văn Bằng và Phạm Xuân Hòa chưa quyết định kháng cáo.
Trước đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 25/8, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tuyên phạt bị cáo Dương 3 năm tù. Bị cáo Nguyễn Xuân Đường bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù giam. Bốn đàn em của Đường "Nhuệ" bị phạt 2-3 năm tù.
Về dân sự, tòa buộc các bị cáo bồi thường 95 triệu đồng cho anh Ngọc Anh, trong đó ghi nhận đã khắc phục 90 triệu.
Đối với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng công an thu được khi khám nhà vợ chồng Nguyễn Xuân Đường, HĐXX tuyên trả lại cho gia đình bị cáo.
Tạt nguyên chảo dầu đang sôi vào hàng xóm Bực tức vì bị chị Ly làm bể mấy cái ly, Hạnh lạnh lùng bê nguyên chảo dầu đang sôi hắt thẳng vào hàng xóm. Ngày 9/6, TAND TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Hồ Thị Mỹ Hạnh (56 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM) về tội "Cố ý gây thương tích". Trước đó, Hạnh bị TAND quận 3...