Vụ án Cát Tường: Chi tiết kết luận về cái chết của chị Huyền
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ chết người tại thẩm mỹ viện Cát Tường, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường.
Trước đó, cơ quan điều tra đã kết luận vụ án và ngày 14/4/2014, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án này.
Tuy nhiên trong quá trình xét xử, TAND TP Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ một số tình tiết của vụ án.
Một diễn biến mới trong quá trình điều tra bổ sung vụ án này là ngày 18/7, một phần thi thể của chị Huyền được tìm thấy ở khu vực bến đò Văn Đức, huyện Gia Lâm. Cơ quan tố tụng đã lấy mẫu vật từ người thân giám định và kết luận phần thi thể trên là của chị Huyền.
Nguyễn Mạnh Tường
Chị Huyền chết như thế nào?
Kết luận điều tra bổ sung xác định, trưa 19/10/2013, chị Huyền đi xe máy đến thẩm mỹ viện Cát Tường để hút mỡ bụng và nâng ngực thẩm mỹ theo hợp đồng đã thỏa thuận trước.
Nhân viên thẩm mỹ viện đã đưa chị Huyền vào phòng thử HIV và thử phản ứng thuốc tê thấy bình thường.
Đến 12g30, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường yêu cầu nhân viên pha năm lọ thuốc gây tê, thử phản ứng thấy bình thường liền tiêm thuốc gây tê để tiến hành ca mổ.
Khi ca mổ kết thúc, chị Huyền được đưa ra ngoài phòng chờ. Khoảng 30 phút sau, thấy chị Huyền có biểu hiện co giật, nháy mắt, sùi bọt mép, ông Tường tiêm cho chị Huyền một mũi thuốc an thần loại Diafegam 10mg.
Khi thấy chị Huyền bình thường, ông Tường đi lễ cùng bạn tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Đến khoảng 17g45 cùng ngày, thấy chị Huyền có biểu hiện tím tái, mạch khó bắt, không đo được huyết áp, nhân viên thẩm mỹ viện đã gọi điện cho bác sĩ Tường và được chỉ định tiêm cho chị Huyền hai ống thuốc trợ tim loại Adrenalin 2ml và hai ống thuốc chống dị ứng loại Dimedro 40mg, truyền dịch muối 9% và cho thở oxy.
Video đang HOT
Sau đó, Tường về thẩm mỹ viện, đồng thời gọi điện cho bác sĩ Nguyễn Quang Thành đến thẩm mỹ viện Cát Tường để cấp cứu cho chị Huyền cùng Tường nhưng không có kết quả.
Sau khi chị Huyền tử vong, Tường gọi điện thoại báo cho vợ là Nguyễn Thị Hằng và các nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường biết, đồng thời bảo nhân viên thu dọn đồ đạc gồm máy tính, camera, sổ sách, các dụng cụ y tế… mang đi chỗ khác gửi.
Theo đó, đầu thu camera được mang đến khu vực Long Biên vứt xuống sông, năm ổ cứng máy tính được đem vứt tại khu vực hồ Hoàng Cầu..
Khoảng 23g30, Nguyễn Mạnh Tường đã cùng Đào Quang Khánh đem thi thể chị Huyền lên ô tô đưa đến Bệnh viện Bưu Điện nhưng thấy có nhiều người và do thi thể chị Huyền bị cứng nên không dám mang vào gửi.
Đào Quang Khánh khi đó cầm theo túi xách và lái xe Lead của chị Huyền đi theo thấy thế liền nói không đưa xác vào bệnh viện mà mang ném xuống sông.
Tường đồng ý nên đã lái ô tô chở xác chị Huyền, Đào Quang Khánh chở Nguyễn Thị Hằng đi theo sau. Trên đường đi, Nguyễn Thị Hằng đã ngăn cản việc vứt xác nạn nhân nhưng cả Tường và Khánh đều không đồng ý.
Sau khi lên cầu Thanh Trì vứt xác nạn nhân, Tường lái xe đưa Khánh và vợ về nhà.
Truy tố các đối tượng liên quan
Ngày 30/8 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp truy tố bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường về tội danh “Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo khoản 3 Điều 242 Bộ luật hình sự và tội “Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt” theo khoản 2 Điều 246 Bộ luật hình sự.
Cơ quan điều tra cũng xác định thẩm mỹ viện của bị can Nguyễn Mạnh Tường chưa có giấy phép hoạt động của Sở Y tế Hà Nội, chỉ có đăng ký kinh doanh do Phòng tài chính kế hoạch quận Hai Bà Trưng cấp và giấy chứng nhận hành nghề cá nhân do Bộ Y tế cấp.
Bị can Đào Quang Khánh bị đề nghị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo khoản 2 Điều 246 Bộ luật hình sự và tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự, do đã lấy trộm một chiếc iPhone 5 của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền trị giá 12 triệu đồng.
Do có hành vi ngăn cản chồng ném xác nạn nhân nên Nguyễn Thị Hằng được xác định không phạm tội.
Đối với một số nhân viên trung tâm thẩm mỹ tham gia phụ giúp Tường phẫu thuật thẩm mỹ gây nên cái chết của chị Huyền là tội phạm thực hiện với lỗi vô ý nên không có căn cứ xử lý đồng phạm.
Đối với Nguyễn Quang Thành, bác sĩ khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai được Tường gọi đến giúp cấp cứu chị Huyền nhưng nạn nhân tử vong, cơ quan điều tra xác định bác sĩ Thành biết sự việc nhưng không tố cáo với cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, hành vi này không cấu thành tội nên cơ quan điều tra không xử lý hình sự.
Theo_Megafun
Vụ Cát Tường: Rất khó để Nguyễn Mạnh Tường được tại ngoại
- Hiện nay, HĐXX đang trả hồ sơ điều tra bổ sung theo hướng bất lợi cho bị cáoNguyễn Mạnh Tường nên việc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Tường là rất khó xảy ra.
Đó là quan điểm của luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội về việc Nguyễn Mạnh Tường - chủ cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường có khả năng tại ngoại vì hết thời hạn điều tra.
Gần đây, có một số quan điểm đưa ra thời hạn tạm giam bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và khi hết hạn bị cáo này sẽ không bị tạm giam nữa mà có thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác.
Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Luật sư bào chữa cho bị cáo Đào Quang Khánh trong vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường cho biết, vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội khởi tố vào ngày 22/10/2013.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
Theo đó, Nguyễn Mạnh Tường bị khởi tố 2 tội: "Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" theo Khoản 1 Điều 242 BLHS với mức cao nhất của khung hình phạt là 5 năm tù; Xâm phạm thi thể theo khoản 2 điều 246 BLHS với mức cao nhất của khung hình phạt là 5 năm tù".
Bị cáo Đào Quang Khánh bị khởi tố 2 tội: "Xâm phạm thi thể theo khoản 2 điều 246 BLHS với mức cao nhất của khung hình phạt là 5 năm tù; Trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 BLHS với mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù".
"Với mức hình phạt cao nhất cho một tội của các bị cáo không quá 5 năm tù thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 BLHS thuộc trường hợp "tội phạm nghiêm trọng". Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Khoản 1 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thời hạn điều tra không quá ba tháng" - Luật sư Thơm phân tích.
Ông Nguyễn Anh Thơm cũng cho biết thêm, trong trường hợp cần gia hạn điều tra, do tính chất phức tạp của vụ án thì trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra theo điểm b khoản 2 điều 119 BLTTHS: "Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn 2 lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng và lần thứ hai không quá 2 tháng".
Như vậy, thời hạn điều tra tại giai đoạn điều tra tối đa đối với các bị can là 8 tháng.
Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang VKS đề nghị truy tố. Khi kết thúc giai đoạn truy tố, VKS chuyển hồ sơ sang Tòa án để xét xử các bị cáo.
Trước đó, ngày 13/1/2014, Cơ quan điều tra đã ra Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh.
Ngày 18/2/2014, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đào Quang Khánh và bị can Nguyễn Mạnh Tường.
Sáng ngày 14/4/2014 vừa qua, TAND TP Hà Nội cũng đã đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh.
Theo phân tích của Luật sư Nguyễn Anh Thơm thì khả năng Nguyễn Mạnh Tường được tại ngoại là rất khó.
Hai bị cáo này bị VKSND TP Hà Nội truy tố về các tội "vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác; Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt; Trộm cắp tài sản".
Tuy nhiên, do có một số vấn đề phát sinh về chuyên môn mà HĐXX không thể giải quyết được tại phiên tòa, nên HĐXX đã quyết định tạm dừng phiên tòa, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát và Cơ quan Cảnh sát để điều tra bổ sung.
Nhưng do luật không quy định giới hạn số lần và thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung của HĐXX nên HĐXX được trả nhiều lần mà không hạn chế về mặt thời gian nhằm thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội và tội danh của bị cáo Nguyễn Mạnh Tường theo nội dung mà HĐXX đã nhận định.
"Thông thường thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sụng của HĐXX là 1 tháng. Do đó, thời hạn tạm giam bị cáo sẽ tương đương với thời hạn điều tra bổ sung của HĐXX.Chính vì vậy mớicó một số quan điểm cho rằng hết thời hạn tạm giam để điều tra thì bị cáo Nguyễn Mạnh Tường sẽ được thay đổi biện pháp ngăn chặn, tức là được tại ngoại. Tuy nhiên, quan điểm này không có căn cứ pháp luật" - luật sư Thơm khẳng định.
Trả lời thắc mắc của phóng viên báo Đời sống và Pháp luật về việc đối với các tội danh của Nguyễn Mạnh Tường vàbao-chua-a23354.html"> Đào Quang Khánh như hiện nay thì có khả năng được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ biện pháp tạm giam sang biện pháp cấm đi khởi nơi cứ trú hay không, luật sư Nguyễn Anh Thơm giải thích rằng, nếu trong trường hợp đối tượng Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh có được tại ngoại là do các cơ quan tố tụng xem xét đơn xin bảo lãnh tại ngoại của gia đình chứ không phải là do hết thời hạn điều tra phải cho tại ngoại như một số ý kiến đưa ra gần đây.
"Tuy nhiên trong vụ án này, dù cho các đối tượng chỉ bị truy tố về tôi nghiêm trọng và Đào Quang Khánh khi phạm tội đang ở lứa tuổi vị thành niên thì cũng rất khó có thể được thay đổi biện pháp ngăn chặn. Bởi lẽ các đối tượng trong vụ án này phạm 2 tội, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hành vi phạm tội còn có mục đích che dấu tội phạm. Mặt khác, hiện nay HĐXX đang trả hồ sơ điều tra bổ sung theo hướng bất lợi cho bị cáo nên việc thay đổi biện pháp ngăn chặn là rất khó xảy ra" - luật sư Thơm khẳng định.
HOÀI THU
Theo Vietbao
Vụ TMV Cát Tường: 'Không có căn cứ để bác sỹ Tường được tại ngoại' Thời gian gần đây, có quan điểm cho rằng, do thời hạn tạm giam bị cáo Nguyễn Mạnh Tường sắp hết hạn nên bị cáo này sẽ không bị tạm giam nữa... Vụ TMV Cát Tường: 'Không có căn cứ để bác sỹ Tường được tại ngoại' Thời gian gần đây, có quan điểm cho rằng, do thời hạn tạm giam bị cáo...