Vụ ‘ăn cắp’ vắc xin: Đình chỉ y tá sai phạm
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã nhanh chóng vào cuộc làm rõ và đôn đốc lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội kỷ luật những người liên quan và báo cáo cụ thể với Sở Y tế Hà Nội.
Liên quan đến phản ánh của anh Dương Thái Lam (SN 1984, trú tại Tích Sơn, Vĩnh Phúc) về sự việc ngày 19/4 khi anh đưa con trai là cháu Dương Kiều Phong (SN 2012) đến Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội thì bị nhân viên y tế ở đây tiêm thiếu 40% thuốc vắc xin, ngày 9/5, trả lời phóng viên TS, ông Nguyễn Việt Cường – Chánh Thanh tra sở Y tế Hà Nội cho biết, cơ quan này đã nhanh chóng vào cuộc và đôn đốc lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội kỷ luật những người liên quan và báo cáo cụ thể với Sở Y tế Hà Nội về vụ việc.
Theo ông Nguyễn Việt Cường, ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Lam, mặc dù vào ngày nghỉ, song ông cùng đoàn cán bộ đã trực tiếp xuống làm việc, làm rõ nội dung phản ánh.
Anh Lam với lọ thuốc còn dư thừa sau khi tiêm.
Bằng các biện pháp kỹ thuật, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xác định, nhân viên y tế của Trung tâm Y tế dự phòng khi tiêm phòng cho cháu Phong đã làm sai quy trình.
Video đang HOT
Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra và phát hiện số thuốc còn thừa trong lọ vắc xin cho thấy lượng thuốc thừa trong lọ vắc xin tiêm cho cháu Phong còn lại xấp xỉ 0,2ml. Tức là số thuốc bị “ăn bớt” khoảng 40% so với 0,5ml chuẩn ban đầu.
“Với trách nhiệm của mình, chúng tôi đã yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội họp chuyên môn, tổ chức họp và có hình thức kỷ luật thích đáng đối với cán bộ sai phạm đồng thời có báo cáo lên Sở Y tế Hà Nội về vụ việc” – Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội khẳng định.
Cũng liên quan đến sự việc, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội – ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết, cơ quan này đã tiến hành họp kiểm điểm và quyết định tạm đình chỉ công tác với y tá Bùi Thị Phương Hoa, cán bộ y tế sai phạm trong sự việc đồng thời rút kinh nghiệm toàn cơ quan.
Thanh tra Sở Y tế xác định, số vắc xin bị “bớt” lại trong lọ là xấp xỉ 40%.
Đối với cháu bé bị tiêm thiếu vắc xin, ông Cảm nói, sau 1 tháng tính từ ngày tiêm sẽ tiến hành xét nghiệm với cháu để xác định tác dụng của thuốc.
Trả lời câu hỏi về việc, trước đây đã có nhiều phản ánh của phụ huynh về việc tiêm thiếu thuốc, lãnh đạo Trung tâm có nắm được việc này hay không? Ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết, Trung tâm đã từng nhận được phản ánh về việc này và đã cho kiểm tra nhưng không phát hiện ra việc cán bộ y tế tiêm thiếu thuốc.
Lãnh đạo Trung tâm Y tế Dự phòng nói rằng, trong thời gian tới sẽ tổ chức giám sát công tác tiêm phòng vắc xin, ghi rõ số điện thoại tại phòng tiêm để tiếp nhận phản ánh của phụ huynh khi đưa con tới tiêm phòng.
Trong một diễn biến khác, trả lời PV TS ngày 9/5, anh Dương Thái Lam cho biết, hiện sức khỏe của con trai anh vẫn bình thường tuy nhiên anh tỏ ra bức xúc trước thái độ xử lý của Trung tâm y tế dự phòng khi sự việc xảy ra, anh có liên lạc thì Trung tâm mới cử cán bộ lên thăm nom sức khỏe của cháu.
“Với tôi, quan trọng nhất là sức khỏe của con trai. Còn sự việc đã xảy ra, tôi mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc và xử lý những người có sai phạm” – Anh Lam nói.
Theo vietbao
Thói quen xấu của công nhân Việt
Tình cờ gặp chị Nguyễn Thị Lan ở Trung tâm Giới thiệu việc làm TPHCM mấy ngày trước, tôi nghe chị than thở: "Chỉ vì miếng vải thừa tôi lấy may áo gối mà bị đuổi".
Nhiều công nhân Việt Nam có tính "xà xẻo". Ảnh minh họa
Chị Lan cho biết, ở công ty cũ, không tăng ca, thu nhập cũng hơn 4 triệu đồng/tháng, còn mấy công ty mà chị vừa xem qua, lương và phụ cấp cũng chỉ gần 3 triệu đồng.
Công ty cũ chị Lan nói đến là một xưởng may mặc hàng xuất- nhập khẩu trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp - TPHCM. Trụ sở chính của công ty ở Huế, nên ông giám đốc người Pháp giao mọi việc lớn nhỏ tại xưởng cho một chị quản lý người Việt. Giám đốc kiểm tra mọi việc hằng ngày qua điện thoại, email. Mỗi tuần, giám đốc chỉ vào TPHCM kiểm tra hàng một lần.
Xưởng có hơn 20 công nhân nữ, được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định; rồi tiền cơm trưa, lễ lạt đều có. "7 giờ 30 phút bắt đầu làm, 16 giờ 30 phút đã được về nhưng lương cũng hơn 4 triệu đồng. Chỉ vì miếng vải thừa tôi lấy may áo gối mà bị đuổi" - chị Lan tiếc rẻ.
Thật ra, mọi chuyện đâu chỉ là miếng vải thừa. Tuần trước, phát hiện ở Hội An bán hàng của công ty, giám đốc phát hoảng vì sản phẩm của doanh nghiệp chỉ bán ở thị trường Campuchia. Kiểm tra tất cả các đơn hàng, giám đốc phát hiện xưởng ở TPHCM bị mất một số lượng lớn sản phẩm. Hỏi quản lý, quản lý không biết; hỏi công nhân thì công nhân "câm như hến". Mất lòng tin, giám đốc siết chặt nội quy, chỉ cần ai lấy nguyên phụ liệu- dù là mảnh vải thừa- cũng bị đuổi.
Tuy bị đuổi vì lý do chính đáng, nhưng chị Lan cũng không hết ấm ức. Chị kể: "Hôm trước, giờ nghỉ trưa mấy chị em chơi bài, chị quản lý thua, lấy đồ của xí nghiệp "chung" cho công nhân mà có bị đuổi đâu? Rồi mấy chị công nhân khác thấy hàng bị lỗi lấy về nhà cho chồng, con mặc, cũng có bị đuổi đâu?". Tôi hỏi: "Thế chị có lấy không?". Chị ấp úng: "Thì người ta lấy, chẳng lẽ mình không lấy?". "Thế thì bị đuổi là phải" - tôi buột miệng.
Cách đây hơn 1 tháng, Bộ Lao động Hàn Quốc đã quyết định tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam theo chương trình EPS sau 8 năm thực hiện. Lý do phía đối tác đưa ra là tỉ lệ lao động bỏ trốn quá lớn. Quyết định này đã gây thiệt thòi cho hàng chục ngàn lao động đã qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn, hồ sơ đã được đưa lên mạng chờ được các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc tuyển chọn. Về lâu dài, nếu không giải quyết triệt để vấn đề văn hóa, kỷ luật lao động thì không chỉ Hàn Quốc, mà nhiều thị trường khác cũng sẽ "đóng cửa" đối với lao động Việt Nam.
Theo laodong
'Rơi vữa trần khiến học sinh mổ não là do làm ẩu, ăn bớt' Nhiều độc giả cho rằng, việc Tiểu học Đa Tốn (Gia Lâm) vừa sửa xong đã bị rơi vữa trần là do vật liệu kém chất lượng, làm không đúng kỹ thuật. Trưởng phòng Giáo dục huyện thừa nhận,"chất lượng thấp là không thể chối cãi". Thông tin vữa trần phòng học lớp 1C Tiểu học Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) rơi...