Vụ án “Cái bẫy chuột” và tội ác động trời của cha nuôi “ác quỷ”
Vở kịch The Mousetrap ( Cái bẫy chuột) của Agatha Christie cũng đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London. Nội dung của nó kể về một vụ án mạng có thật, từng gây chấn động Vương quốc Anh vào năm 1945.
Có rất nhiều vụ án mạng xảy ra mà nguyên nhân chỉ vì những lý do tưởng chừng như rất hoang đường, nhưng lại gây chấn động thế giới, thậm chí còn tác động rất lớn đến đời sống xã hội, hệ thống tư pháp…
Loạt bài 10 vụ án mạng gây chấn động sau đây sẽ lột tả chân thực những gì xảy ra trong các vụ trọng án, vốn đã đi vào lịch sử nhân loại.
Cậu bé Dennis O’Neill bị cha mẹ nuôi bạo hành đến chết
Cái chết gây chấn động giữa thế chiến 2
Chiến tranh thế giới thứ hai, Vương quốc Anh là một trong những đế quốc tham chiến sớm nhất. Cho đến ngày hiệp ước đình chiến được các bên ký kết, tổng thiệt hại về người của đảo quốc sương mù cho cuộc chiến này là 320.000 người. So với những quốc gia tham chiến khác như Liên Xô, Đức, Ba Lan… thì con số này rất “nhỏ”. Thế nhưng, chỉ tính riêng tại Vương quốc Anh, thì con số này lớn vô cùng.
Ngày 9/1/1945, cậu bé Dennis O’Neill – 13 tuổi bị phát hiện đã chết trong tình trạng thể chất vô cùng kinh khủng. Cậu bé gần như chỉ còn một bộ da bọc xương, cơ thể bầm dập những vết đòn roi, vết đòn cũ chưa mờ thì đã bị che lấp bởi những trận đòn kế tiếp. Dennis và em trai Terence – 11 tuổi, được một đôi vợ chồng trung niên nuôi nhận ở một nông trại hẻo lánh tại Shropshire.
13 giờ chiều, mẹ nuôi của Dennis – bà Esther Gough gọi điện báo với bác sỹ rằng Dennis đã ổn định, sức khỏe đang hồi phục. Thế nhưng đến 15h cùng ngày, khi vị bác sỹ đến nông trại, Dennis đã chết. Và theo khám nghiệm tử thi cũng như kết luận từ các bác sỹ, Dennis đã chết nhiều giờ trước đó. Nước Anh một phen chấn động về cái chết của Dennis.
Thời điểm ấy, báo chí xứ sở sương mù chỉ đưa tin về những chiến thắng của quân đội Anh trước phe phát-xít, về hàng nghìn kẻ thù bị tiêu diệt trong ở mỗi chiến trường, về những thiệt hại của người Anh trong cuộc chiến. Vậy nhưng, hình ảnh về cái chết thương tâm của Dennis O’Neill vẫn khiến tất cả phải ngậm ngùi.
Kết quả khám nghiệm tử thi gây sốc với tất cả. Dennis bị trụy tim do bị đánh quá mạnh vào lồng ngực. Cậu bé bị giết, chứ không phải vì chết đói nữa. Dennis chết, chỉ 2 ngày trước sinh nhật tuổi 13. Và phải có kẻ phải chịu trách nhiệm cho tội ác này.
Video đang HOT
Truyền thông Anh năm 1945 rúng động vì cái chết của Dennis O’Neill
Tội ác của người cha nuôi & cuộc chiến vì công lý
Ngày 3/2/1945, cha mẹ nuôi của Dennis – cặp vợ chồng Reginald và Esther Gough bị bắt. Reginald bị buộc tội bạo hành, tra tấn tàn độc với Dennis. Còn người vợ Esther khai nhận với nhà chức trách rằng mình chỉ tuân theo lệnh của chồng, bởi nếu không cũng bị người đàn ông vũ phu cũng “tẩn” luôn.
Với những lời khai ấy, ban đầu Esther chỉ bị phạt tù 6 tháng, còn người chồng Reginald bị khép vào tội ngộ sát. Tuy nhiên, trước làn sóng căm phẫn đến cực điểm của công chúng Anh, tòa án khép Esther vào tội ngộ sát, còn Reginald phải trả giá với tội danh giết người.
Những kẻ mang danh cha mẹ nuôi ấy thực sự khiến cả Vương quốc Anh rúng động. Họ cố gắng nhận nuôi những đứa trẻ để nhận được 2 bảng trợ cấp mỗi tháng – một khoản tiền không hề nhỏ ở thời điểm năm 1945.
Thế nhưng họ lại đối xử tàn ác với những đứa con nuôi mà mình đã cam kết nuôi nấng và chăm sóc. Dennis và em trai Terence sống những tháng ngày địa ngục với cha mẹ nuôi, cả hai đứa trẻ đều bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, và hơn hết là bị bạo hành. Terence chỉ may mắn hơn anh trai đôi chút là vì ít tuổi hơn, nên cha mẹ nuôi không thể bắt cậu bé làm những công việc như Dennis đã làm, cũng không thể đánh Terence như đã đánh Dennis.
Một trong những nhân chứng của câu chuyện năm ấy – người anh Terry O’Neill
Reginald lúc đầu bị kết án tù 6 năm, sau đó tăng lên 10 năm tù. Nhưng công chúng Anh vẫn cảm thấy hình phạt ấy không tương xứng với tội ác ghê tởm mà nhà Gough đã gây ra. Một làn sóng dư luận yêu cầu phải sửa đổi lại thể chế luật lệ của nước Anh, để phù hợp hơn với bối c ảnh xã hội, với những kẻ tàn bạo như cặp vợ chồng Reginald và Esther Gough. Chính bởi tiền đề này, đến năm 1948, Đạo luật trẻ em ra đời như một biện pháp để có nhiều quyền bảo vệ hơn cho trẻ em khắp xứ sở Anh quốc.
Bên cạnh đó, hai anh em khốn khổ Dennis và Terence O’Neill (ngoài ra còn một người anh em có tên Terry) cũng như những tội ác của hai kẻ cha mẹ nuôi Reginald và Esther Gough đi vào lịch sử. Tất cả trở thành nguồn cảm hứng cho nữ tác giả Agatha Christie viết nên vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) – cho đến nay vẫn giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London.
Sau 73 năm của sự kiện ấy, “Cái bẫy chuột” cũng là lời nhắc nhở với tất cả, rằng trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ, để tránh những thảm kịch mà khi ấy truyền thông Anh mô tả bằng cụm từ “nỗi đau của Vương quốc Anh”.
Theo Danviet
Cấm thím không được ngủ với chồng, cháu trai chết thảm vì mối tình vụng trộm
Không ai hiểu lý do dẫn đến mâu thuẫn nghiêm trọng của nạn nhân và người thím cho đến khi cảnh sát tìm thấy những tin nhắn trao đổi trong điện thoại của hai người.
Chỉ vì không làm chủ được lý trí nhiều người bất chấp tất cả như con thiêu thân lao vào cuộc tình sai trái. Kết cục của những mối quan hệ đó không phải lúc nào cũng như người ta mơ mộng mà là sự đắng chát và bi kịch khôn lường. Tuyến bài Cái kết đắng phía sau những cuộc tình tội lỗi sẽ là lời cảnh tỉnh để bạn tránh xa thứ tình cảm sai lầm đó.
Mohammed đã phải bỏ mạng vì những lời đe dọa của mình.
Nhát dao oan nghiệt
8h ngày 9/8/2016, tổng đài của cảnh sát quận Bexar (Texas , Mỹ) vang lên liên hồi. Ngay khi điện thoại được kết nối, đầu dây bên kia là một giọng nữ hốt hoảng yêu cầu sự giúp đỡ. Cô cho biết có kẻ đang đột nhập vào nhà mình.
Khi cảnh sát đến nơi, họ gặp Andira Abdelaziz, 35 tuổi, đang sống cùng chồng con ở đây. Tuy nhiên, Andira đã xin lỗi bởi tên trộm cô tưởng tượng hóa ra chỉ là cậu cháu trai ruột của chồng, Mohammed Abdelaziz, 25 tuổi.
Viên cảnh sát phát hiện ra không có vụ trộm nào mà thực chất chỉ là Andira đã cãi nhau với cháu trai, người từng sống ở trong căn nhà này. Cô ấy nói không còn vấn đề gì nữa, cũng không có cáo buộc nào được đưa ra" - văn phòng cảnh sát trưởng Bexar cho biết.
Thế nhưng, khi viên cảnh sát mới chỉ đi chưa xa thì một thành viên trong gia đình đuổi kịp và yêu cầu anh quay lại gấp vì Andira và Mohammed lại cãi nhau rất căng thẳng. Tuy nhiên, khi tất cả quay trở lại hiện trường, Mohammed đang nằm gục trên tay lái chiếc ô tô của mình, sau lưng là con dao bị đâm vẫn chưa rút ra. Chàng trai 25 tuổi đã phải bỏ mạng dưới nhát dao oan nghiệt của người thím - Andira.
Những dòng tin nhắn bất ngờ
Hung thủ Andira Abdelaziz.
Sau khi nói chuyện với gia đình, cảnh sát phát hiện ra nạn nhân đã lớn lên ở Ramallah, Israel/Palestine. Năm 16 tuổi, Mohammed quay trở lại San Antonio, Texas, Mỹ để sống cùng gia đình, giúp họ quản lý chuyện kinh doanh.
Khi ở Mỹ, Mohammed đã tốt nghiệp chuyên ngành khoa học chính trị của Đại học Texas ở San Antonio. Sau đó, anh đã giành thêm được một bằng về luật của Đại học Washburn ở Kansas và muốn trở thành luật sư về nhân quyền.
Không ai hiểu sao giữa nạn nhân và hung thủ vốn là thím - cháu lại mâu thuẫn như vậy cho đến khi cảnh sát tìm thấy những tin nhắn trao đổi trong điện thoại của Mohammed và Andira.
Vào ngày bị sát hại, Mohammed đã gửi tin nhắn cho Andira đe dọa rằng mình sẽ kể cho tất cả mọi người về mối tình vụng trộm của họ, mối quan hệ giữa họ không chỉ là thím và cháu trai đơn thuần, mà là tình nhân.
Trong phiên xét xử, công tố viên cho rằng Andira sợ Mohammed tiết lộ bí mật đáng xấu hổ và giết người để bịt đầu mối. Thế nhưng, hóa ra đây cũng không phải là lý do Andira giết cháu trai.
Theo lời khai của hung thủ, chuyện tình vụng trộm giữa hai người vẫn tốt đẹp trước khi cậu ta đi học đại học. Nhưng khi trở về, Mohammed trở thành con người khác khi thường xuyên uống rượu và sỉ nhục Andira, người vốn đã phải sống trong tủi nhục với người chồng bạo lực.
Những tin nhắn trong điện thoại cũng được dùng làm bằng chứng cho việc Mohammed đã bạo hành Andira cả bằng lời nói và về mặt thân thể. "Cô ấy bị đánh đập suốt và khắp trên người đều là những vết thâm tím. Những tin nhắn từ Mohammed cho thấy anh ta muốn kiểm soát cô ấy" - Michael McCrum, luật sư của Andira cho biết.
Thậm chí Mohammed còn yêu cầu Andira không được ngủ với chồng ở trên giường, mà phải tìm cách đẩy chú ruột mình phải ngủ ở ghế sofa. Nếu Andira không nghe lời và bị Mohammed phát hiện thì không những hắn đe dọa sẽ giết Andira mà còn cả các con của cô.
Vậy là, sống trong áp lực quá lớn, cộng với bản năng của một người làm mẹ, Andira phải ra tay ngăn chặn khi còn có cơ hội. Người mẹ này sau đó đã phải đối mặt với án tù chung thân. Tuy nhiên, sau khi xem xét, bồi thẩm đoàn chỉ mất có 2 tiếng để xác định rằng việc phạm tội này là hành động bộc phát không có chủ ý, và giảm số năm thi hành án của Andira xuống chỉ còn 2 năm.
Theo Danviet
Con 3 tuổi chết vì sốc thuốc, mẹ mải vui ở phòng bên cạnh gần 1 ngày sau mới biết Cô bé 3 tuổi bằng cách nào đó đã có được số ma túy của mẹ và sử dụng. Trong khi đó, người mẹ này mải tận hưởng những cơn phê thuốc mà quên khuấy con trong vòng hơn 22 tiếng đồng hồ. Trong các cuộc vui tới bến, không ít dân chơi coi chất kích thích như một thứ xúc tác không...