Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng: Nhà báo Hàn Ni là bị cáo lẫn bị hại, có tách thành 2 vụ án?
Trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, bà Đặng Thị Hàn Ni ( nhà báo Hàn Ni) sẽ tham gia tố tụng trong vai trò vừa là bị cáo vừa là bị hại.
* Phóng viên: Trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, bà Đặng Thị Hàn Ni từng có đơn tố cáo bà Phương Hằng và bà Phương Hằng cũng có đơn tố cáo bà Hàn Ni. Vấn đề pháp lý phát sinh khi ra tòa bà Hàn Ni và bà Phương Hằng lần lượt vừa là bị cáo vừa là bị hại. Bạn đọc thắc mắc một người vừa là bị cáo, vừa là bị hại sẽ bị chồng chéo về quyền và lợi ích hợp pháp, luật sư có thể giải thích rõ hơn về việc này?
- Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ): Bộ Luật tố tụng Hình sự đã quy định rất rõ một người là bị hại, bị cáo hay là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự hay bị đơn dân sự thì quyền lợi của họ sẽ không bị chồng chéo.
Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tại điều 62 của Bộ Luật này quy định về bị hại có thể là cá nhân, tổ chức bị xâm hại trực tiếp về tài sản, tinh thần và các yếu tố khác được xác định là bị hại.
Bà Hàn Ni bị khởi tố do xúc phạm đến danh dự nhân phẩm nhưng người này cũng có những phát ngôn gây tổn thất về tinh thần đối với bà Hằng.
Còn đối với bị can được quy định tại điều 60 Bộ Luật tố tụng Hình sự là những người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra, truy tố. Còn bị cáo theo điều 61 là những người đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án, bị cáo buộc về tội nào đó còn việc xét xử có tội hay không thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử.
Sau đó có bản án, bản án có thể chưa có hiệu lực pháp luật, nếu không có kháng cáo kháng nghị thì lúc đó người đó mới chịu trách nhiệm về bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn
*Như vậy, có trường hợp nào cơ quan điều tra sẽ tách vụ án để điều tra thành 2 vụ án riêng không thưa luật sư?
- Việc khởi tố vụ án để điều tra, truy tố, xét xử đối với bà Hàn Ni tham gia với tư cách vừa là bị hại và bị cáo không làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan. Đồng thời, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án một cách toàn diện và không xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bị can và ngược lại việc tiến hành điều tra, giải quyết trong cùng một vụ án lại càng đảm bảo theo hướng có lợi khi xem xét hoàn cảnh phạm tội đối với bị can này.
Nhưng nếu cơ quan điều tra nhận thấy cần tách vụ án để điều tra thành hai vụ án riêng biệt và độc lập thì khoản 2, điều 170 Bộ Luật tố tụng Hình sự có quy định việc tách vụ án hình sự để điều tra, truy tố, xét xử riêng. Nếu xét thấy không cần thiết thì giải quyết trong cùng một vụ án để đảm bảo tính toàn diện, khách quan, đó cũng là hướng có lợi của các bên, những người tham gia tố tụng trong vụ án đó.
Vì sao tiến sĩ luật Đặng Anh Quân và nhà báo Hàn Ni bị bắt?
Ngày 24/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni) và Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân để điều tra về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo Điều 331 Bộ luật hình sự.
Gần đây nhất, ngày 30/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) cùng các công sự là Nguyễn Thị Mai Nhi (SN 1983, trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (SN 1992, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (SN 1994, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam), về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân và bà Nguyễn Phương Hằng trong một buổi livestream.
Sau khi thực hiện điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện KSND TP Hồ Chí Minh, CQĐT đã làm rõ thêm các sai phạm của Tiến sĩ Đặng Anh Quân và xác định đủ căn cứ khởi tố.
Tiến sĩ Đặng Anh Quân nguyên là giảng viên, giảng dạy tại Đại học Luật TP Hồ Chí Minh và một số trường đại học khác các môn Luật Đất đai, Pháp luật kinh doanh bất động sản... Tiến sĩ Quân được coi là cố vấn pháp lý của bà Phương Hằng trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch livestream gây náo loạn dư luận xã hội, dẫn đến việc bà Phương Hằng và các cộng sự bị xử lý pháp luật sau đó.
Đối với bà Hàn Ni được coi là nạn nhân, liên tục bị bà Phương Hằng nhắc tên, xúc phạm (cùng một số người khác) trong các buổi livestream. Thậm chí, bà Phương Hằng đã từng đến tận nhà bà Hàn Ni, kéo theo một đám đông hiếu kỳ gây mất trật tự, dù chưa gây ra xô xát. Chính bà Hàn Ni cũng là một trong số những nguyên đơn tố cáo bà Phương Hằng đến Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh và Công an Bình Dương. Bà Hàn Ni bị khởi tố, bắt tạm giam theo Điều 331 để điều tra về tội về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Tuy nhiên, bà Hàn Ni bị bắt xuất phát từ đơn tố cáo của chính bà Nguyễn Phương Hằng.
Nguyên nhân là bà Hàn Ni cũng có nhiều buổi livestream bị bà Phương Hằng cho là đã có phát ngôn không đúng sự thật, xúc phạm, làm ảnh hưởng đến vợ chồng bà Phương Hằng, Công ty CP Đại Nam và quỹ từ thiện Hằng Hữu... và viết đơn tố cáo. Quá trình điều tra, CQĐT đã xác định, nhiều nội dung bà Hằng tố cáo bà Hàn Ni là có căn cứ, đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Việc khám xét nhà riêng của bà Hàn Ni ở quận 7, TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất lúc hơn 22h đêm 24/2.
Công an TP Hồ Chí Minh cũng đã làm rõ vai trò của một số khách mời khác trong các buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng, trong đó có Luật sư Nguyễn Đình Kim để tiếp tục xem xét xử lý.
Nhập đơn bà Hàn Ni tố cáo Nguyễn Phương Hằng vào vụ án đang khởi tố Theo CQĐT, do đơn tố giác về tội phạm của bà Hàn Ni có liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng nên Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiến hành nhập đơn của bà Hàn Ni vào vụ án đang điều tra bà Nguyễn Phương Hằng. Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa gửi văn bản thông báo cho bà Đặng Thị...