Vụ án 39 năm: Chủ tịch nước đề nghị bộ trưởng Bộ Công an báo cáo
Về vụ “kỳ án 39 năm không tìm ra hung thủ” ở Bình Thuận, mới đây, Văn phòng Chủ tịch nước đã có thông báo ý kiến của Chủ tịch nước gửi đến bộ trưởng Bộ Công an và viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị báo cáo.
Luật sư Phan Trung Hoài (bên phải) và anh Đỗ Thanh An – Ảnh: HOÀNG ĐIỆP
Liên quan đến kỳ án này, luật sư Phan Trung Hoài, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đã gửi nhiều đơn thư khiếu nại tới các cơ quan tư pháp trung ương và Bình Thuận đề nghị xem xét lại kết luận của Công an tỉnh Bình Thuận.
Bộ trưởng Công an và viện trưởng Viện KSND tối cao báo cáo
Ngày 30-7, Văn phòng Chủ tịch nước đã có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Công an và viện trưởng Viện KSND tối cao, đề nghị lãnh đạo 2 cơ quan này cùng xem xét lại cụ thể vụ việc theo đúng quy định pháp luật và báo cáo kết quả cho Chủ tịch nước được biết.
Trong thông báo của Văn phòng Chủ tịch nước có nêu việc Chủ tịch nước nhận được văn bản của văn phòng luật sư Phan Trung Hoài, kiến nghị khẩn cấp về việc các cơ quan tư pháp cần làm rõ việc đình chỉ điều tra vụ án với lý do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự không đúng pháp luật.
Trong đơn gửi các cơ quan liên quan, luật sư Phan Trung Hoài đã nêu ra các căn cứ để khẳng định việc Công an tỉnh Bình Thuận ra quyết định đình chỉ điều tra ngay sau khi phục hồi điều tra vụ án là không đúng quy định.
Việc không xử lý triệt để vụ án, không xử lý các vấn đề liên quan đến quyền lợi của gia đình nạn nhân, dẫn đến bức xúc và uất ức cho gia đình nạn nhân. Việc Công an tỉnh Bình Thuận tha bổng cho hung thủ giết người khiến cho con ruột của nạn nhân dành cả tuổi trẻ để truy tìm hung thủ trở nên vô nghĩa.
Gửi đơn nhiều nơi nhưng Bình Thuận không phản hồi
Trước đó, ngay sau khi Công an tỉnh Bình Thuận ban hành kết luận điều tra và ra thông báo cho gia đình người bị hại về việc đình chỉ điều tra vụ án, không buộc bất kể trách nhiệm nào của hung thủ đối với gia đình nạn nhân, kể cả việc thu hồi vật chứng vụ án cũng như bồi thường thiệt hại trong vụ giết người, luật sư Phan Trung Hoài và con trai nạn nhân đã gửi đơn khiếu nại đến Công an tỉnh Bình Thuận.
Tuy nhiên, tất cả các vấn đề mà gia đình nạn nhân nêu ra chỉ được Công an tỉnh Bình Thuận trả lời bằng văn bản có nội dung: Các quyết định được ban hành đúng pháp luật.
Video đang HOT
Luật sư Hoài tiếp tục gửi đơn đến Bộ Công an, viện trưởng Viện KSND tối cao, trưởng Ban Nội chính Trung ương… Các cơ quan này đều có văn bản phản hồi cho luật sư rằng đã chuyển đơn của luật sư về Công an tỉnh Bình Thuận, Viện KSND tỉnh Bình Thuận để các cơ quan này giải quyết theo thẩm quyền.
Dù đơn đã được chuyển đi nhiều tháng, luật sư cũng không nhận thêm bất cứ phản hồi nào của Công an và Viện KSND tỉnh Bình Thuận đối với các nội dung khiếu nại mà luật sư đã nêu ra.
Đình chỉ điều tra sau khi tìm ra hung thủ
Năm 1980, tại thôn 3, xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (nay là xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) xảy ra vụ án giết bà Phan Thị Khanh để cướp vàng.
Sau đó, Công an Hàm Tân đã bắt ông Võ Tê, một người dân địa phương có làm nghề thuốc nam. Tuy nhiên dư luận địa phương cho rằng hung thủ giết bà Khanh chính là Trương Đình Khôi nên đã làm đơn tố cáo.
Sau khi giam ông Tê 5 tháng, Công an Thuận Hải (nay là Bình Thuận) thả ông Võ Tê vì không đủ căn cứ kết tội.
Đến năm 1986, anh Đỗ Thanh An, con ruột bà Phan Thị Khanh, bắt đầu hành trình truy tìm hung thủ và tố cáo đến Công an tỉnh Bình Thuận. Nhưng suốt mấy chục năm, Trương Đình Khôi thay tên đổi họ thành tên khác là Lê Minh Sơn và thay đổi chỗ ở qua nhiều tỉnh thành. Phải đến năm 2021, Bộ Công an mới lần ra dấu vết người này và ra kết luận điều tra vụ án.
Cho rằng hết thời hiệu, Công an tỉnh Bình Thuận đã đình chỉ điều tra và không truy cứu trách nhiệm hình sự của hung thủ giết người. Cơ quan này cũng không thu hồi vật chứng vụ án để hoàn trả cho gia đình bị hại, mà cho rằng gia đình nạn nhân tự kiện ra tòa để đòi.
Kế hoạch "đưa chim về tổ"
Chuyên án như một mẫu mực của cách "dùng binh", với chiến thuật trinh sát liên hoàn được triển khai bởi sự hiệp đồng tác chiến của cán bộ, chiến sĩ Cục CSHS và Công an nhiều tỉnh, thành phố, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của đồng nghiệp nước bạn.
Trong hội nghị tổng kết công tác đấu tranh chuyên án mới đây do Bộ Công an tổ chức, chuyên án được chọn như một điển hình để báo cáo, trao đổi, làm phong phú thêm kho tàng tri thức nghiệp vụ của ngành.
Vòi bạch tuộc
Thượng tá Đinh Văn Trình - (Phó trưởng phòng 5, Cục CSHS) kể, trong những năm 2019-2020 liên tiếp xảy ra nhiều vụ phụ nữ, trẻ em gái chủ yếu là người Mông bị mất tích nghi bị mua bán. Đầu năm 2019, Cục CSHS chỉ đạo Phòng 5 tiến hành điều tra cơ bản tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc vốn là tuyến trọng điểm về mua bán người và là địa bàn cư trú tập trung của dân tộc Mông.
Triển khai các biện pháp nắm tình hình, đặc biệt là khai thác thông tin các nạn nhân trở về từ Trung Quốc, phát lộ thông tin về một đường dây mua bán người có quy mô rất lớn do một đối tượng có biệt danh là Minh "lợn" là người dân tộc Mông cầm đầu. Tên này đã tổ chức, thực hiện thành công nhiều vụ lừa gạt phụ nữ, trẻ em gái người Mông đang là học sinh phổ thông từ 15 - 23 tuổi bằng thủ đoạn làm quen trên mạng xã hội.
Chúng thường giả danh là Công an, Bộ đội Biên phòng để tán tỉnh yêu đương, hứa hẹn tổ chức đám cưới, rủ đi chơi, hoặc khống chế, đe dọa, ép buộc nạn nhân đi lên tỉnh Lào Cai. Tại đây có đối tượng đón dẫn họ vượt biên sang Trung Quốc, sau đó chúng tổ chức giam giữ rồi bán họ làm vợ cho người Trung Quốc, hoặc khai thác vào hoạt động mại dâm. Có người còn bị chúng hiếp dâm trước khi bán lại cho đối tượng khác.
Để xác minh sự việc, Phòng 5 đã cử nhiều tổ công tác phối hợp với Phòng CSHS - Công an các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Yên Bái và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng một số tỉnh tiến hành thu thập tài liệu có liên quan.
Lực lượng phối hợp tuần tra kiểm soát đường biên.
Tổng hợp đánh giá các nguồn thông tin có được, xác định Minh "lợn" là kẻ cầm đầu băng nhóm tội phạm đã gây ra rất nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Tin trinh sát cho thấy đây là đường dây được tổ chức chặt chẽ, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia và có yếu tố nước ngoài. Kẻ cầm đầu rất xảo quyệt, có thủ đoạn phạm tội tinh vi, lợi dụng mạng xã hội, mạng viễn thông và thiết bị điện tử để gây án và che giấu tội phạm nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Điểm đáng chú ý là các thành viên trong đường dây đều là người Mông, lừa bán các nạn nhân cũng là người Mông.
Ngày 2-5-2019, Cục trưởng Cục CSHS đã quyết định xác lập chuyên án và thành lập Ban chuyên án do Thiếu tướng Hồ Sỹ Niêm - (Phó cục trưởng Cục CSHS) làm Trưởng ban, với sự tham gia của nhiều cục nghiệp vụ Bộ Công an, Phòng CSHS - Công an các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Phòng chống Mua bán người thuộc Cục Phòng chống Ma túy và Tội phạm - Bộ tư lệnh BĐBP để tổ chức đấu tranh triệt phá đường dây tội phạm này, giao cho Phòng 5, C02 là đơn vị chủ trì thường trực, tham mưu xây dựng kế hoạch đấu tranh và đề xuất tổ chức triển khai thực hiện.
Hành trình truy lùng
Trao đổi với Công an Trung Quốc, Ban chuyên án nhận được tấm ảnh chụp một gã người Mông thường gọi là Minh "lợn" hoặc "Bua", đang sinh sống tại Vân Nam - Trung Quốc, nhưng chưa rõ tên thật, địa chỉ, nơi ở, làm việc. Các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu được khẩn trương triển khai để nhận diện đối tượng trong ảnh.
Nhiều người đã nhận ra Minh "lợn" và xác định gã là kẻ cầm đầu ổ nhóm đã dụ dỗ, lừa gạt bán họ sang Trung Quốc, nhưng đều không biết được nhân thân, lai lịch. Cho đến khi Hầu Bá T. - một phạm nhân đang chấp hành án về tội mua bán người ở tỉnh Điện Biên nhận diện ảnh Minh "lợn", T. khai đó chính là Sùng A Chớ, kẻ từng tham gia với T. trong một vài vụ lừa phụ nữ đưa sang Trung Quốc bán.
Hiện Chớ đang thuê đất và dựng lán trại ở nông trường Pả Sa - Hà Khẩu - Trung Quốc. Từ đây Chớ điều hành đường dây tìm kiếm, lừa đảo, đưa dẫn phụ nữ, trẻ em gái Việt Nam bán sang Trung Quốc, biến nơi đây thành sào huyệt tập kết "hàng". Gã tổ chức việc canh gác, giam giữ các nạn nhân tại đây rồi móc nối với "đầu nậu" sở tại, bán họ cho đàn ông Trung Quốc mua về làm vợ để lấy tiền.
Qua nhiều nguồn tài liệu, Ban chuyên án xác định Minh "lợn" chính là Sùng A Chớ (SN 1991, trước sinh sống tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, sau gia đình gã chuyển về huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Ngoài tên này, nhân thân lai lịch đồng bọn của gã đã được dựng lên, như Cháng A Vương, Nguyễn Đình Hoàn cùng khoảng 10 tên khác đều là người Mông hiện đang ở Trung Quốc với nhiều tên giả là Ly A Tu, Giàng A Chớ, Giàng A Páo...
Giải cứu nạn nhân từ Trung Quốc.
"Việc tổng rà soát, lập danh sách những phụ nữ nghi là nạn nhân trong chuyên án và xây dựng kế hoạch giải cứu được khẩn trương triển khai ở nhiều tỉnh. Kết quả xác định có hơn 40 phụ nữ đã bị đường dây tội phạm này lừa bán sang Trung Quốc. Những nạn nhân đã trở về Việt Nam được lấy lời khai, tổ chức nhận dạng qua ảnh và thu thập thông tin có liên quan phục vụ công tác đấu tranh chuyên án. Đối với những người vẫn chưa được giải cứu về nước, hiện đang ở Trung Quốc, lực lượng tham gia đấu tranh chuyên án đã phối hợp với gia đình, bạn bè của họ hoặc trực tiếp kết nối với họ qua zalo, facebook để nắm tình hình, thu thập thông tin về nạn nhân và đối tượng, hướng dẫn nạn nhân hợp tác với cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình xác minh hỗ trợ giải cứu.
Ban chuyên án đã trao đổi với Công an Trung Quốc qua nhiều kênh khác nhau, đồng thời triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu để giải cứu nạn nhân về nước. Kết quả đã giải cứu thành công cho 16 nạn nhân, tiếp nhận bàn giao từ Công an Trung Quốc để lấy lời khai, xác minh thu thập thông tin và hỗ trợ họ tại "Ngôi nhà bình yên" thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tổ chức "Trẻ em Rồng xanh" tại Hà Nội. Trực tiếp trinh sát Phòng 5 đã áp dụng biện pháp nghiệp vụ nắm thông tin và hỗ trợ giải cứu được 8 nạn nhân trở về Việt Nam an toàn" - Thượng tá Trình nhớ lại.
Một thành công nữa là đang trong quá trình đấu tranh chuyên án, có 8 phụ nữ tiếp tục bị băng nhóm này sử dụng điện thoại để dụ dỗ, lừa gạt. Các trinh sát đã kịp thời nắm bắt diễn biến, cảnh báo họ không sập bẫy của bọn tội phạm, đồng thời hỗ trợ cơ quan chức năng ngăn chặn, bắt giữ đối tượng xe ôm, taxi được thuê vận chuyển các nạn nhân.
"Trùm cuối" sa lưới
Trong lúc này, các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu nhằm vào Sùng A Chớ đang được triển khai quyết liệt, nhưng với sự tinh quái, xảo quyệt, Chớ hết sức cảnh giác trong mọi tiếp xúc, gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra. Như "đánh hơi" được nguy hiểm rình rập, gã đang có ý định bỏ trốn sang Myanmar để thoát khỏi sự tầm nã của Công an Việt Nam và Trung Quốc.
Ngày 11-6-2020, có tin báo của một người Mông hiện tại đang làm thuê ở Trung Quốc giáp biên giới tỉnh Lào Cai về việc phát hiện ra một nhóm đối tượng đang nhốt 4 cô gái người Việt Nam. Thông tin trên được chuyển đến Phòng CSHS - Công an tỉnh Lào Cai để xử lý. Kết quả xác định đó chính là nhóm của Chớ, đồng thời xác định được chính xác nơi ẩn náu của băng nhóm này.
Các đối tượng trong chuyên án bị bắt giữ.
"Do diễn biến rất phức tạp của đường dây tội phạm này, tháng 10-2019, một tổ công tác của Ban chuyên án đã sang phối hợp với Công an Trung Quốc để tổ chức xác minh bắt giữ các đối tượng, nhưng do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19 nên kế hoạch không thể triển khai được. Ban chuyên án đã đề nghị phía Công an Trung Quốc "rung chà, cá nhảy" bằng việc triển khai lực lượng truy quét 7 khu vực lán trại, thu giữ các vật dụng, đồ dùng, cắt nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm của Sùng A Chớ và đồng bọn, để gã không còn chốn dung thân, tạo thuận lợi cho việc đón lõng, bắt giữ của cơ quan chức năng Việt Nam.
Tuy nhiên, khó khăn lúc này là tên Chớ đang tính sẽ "vọt" qua ngả Myanmar, mà như vậy thì bao công sức sẽ trở thành công dã tràng. Ban chuyên án lại tập trung tính toán các biện pháp "điều hướng" suy nghĩ của Chớ, để gã cùng đồng bọn trở lại Việt Nam thay vì trốn sang nước thứ 3. Biện pháp trinh sát liên hoàn đã thành công đúng như mong đợi, Chớ đã đồng ý trở về Việt Nam theo tư vấn của mấy kẻ tâm phúc" - Thượng tá Trình kể.
Xác định đây là thời điểm chín muồi để tổ chức phá án, ngày 2-7-2020, các trinh sát, điều tra viên kỳ cựu của Phòng 5 đã phối hợp với Phòng CSHS - Công an tỉnh Lào Cai, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai và Cục Công an Hà Khẩu (Trung Quốc) đã tiến hành phá án, đẩy đuổi và đón lõng vây bắt thành công 3 đối tượng tại khu vực biên giới, trong đó có Sùng A Chớ, giải cứu an toàn cho một nạn nhân.
Mở rộng điều tra, đến ngày 10-7-2020 lực lượng phá án tiếp tục bắt giữ 2 đối tượng và vận động 2 đối tượng đầu thú, kết thúc thắng lợi chuyên án xuyên quốc gia. Kết quả điều tra xác định từ năm 2018 đến khi bị bắt, Chớ cùng đồng bọn gây ra 29 vụ, dụ dỗ, lừa gạt 41 bị hại ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Bắc Kạn đưa sang Trung Quốc bán cho các đối tượng người Trung Quốc với giá từ 12.000 nhân dân tệ đến 20.000 nhân dân tệ một người
Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho 3 cảnh sát hy sinh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh khi chữa cháy tại quán karaoke ở Cầu Giấy, Hà Nội. Truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho 3 cảnh sát hy sinh khi chữa cháy tại quán karaoke. Ảnh: CACC Ngày 2.8, Chủ tịch nước...