Vụ án 27 thi thể không đầu tại Guatemala: Los Zetas là kẻ chủ mưu?
Ít nhất 27 người đã bị giết tại một ngôi làng của Guatemala gần biên giới với Mexico. Đây là vụ thảm sát kinh hoàng nhất tại nước này trong hàng chục năm qua.
Theo cảnh sát, có tới 200 tay súng đã tấn công thị trấn nhỏ Caserio La Bomba, cách thủ đô Guatemala City khoảng 440 km về phía bắc, nhưng chưa rõ thời gian chính xác. Các nạn nhân sau khi chết còn bị chặt đầu…
Nguồn cơn vụ việc…
Vào một ngày “đẹp trời”, trùm ma túy Juan Jose (Juancho) Leon của Guatemala được một tập đoàn tội phạm tại Mexico mời tới, nói là để liên kết làm ăn. Nhưng khi đang trên đường tới điểm hẹn, Leon cùng 10 gã đàn em đã bị vài chục tay súng với lựu đạn và tiểu liên bất ngờ tấn công, hạ sát. Vụ việc trên xảy ra vào tháng 3-2008… Nhưng có lẽ không phải nói ai cũng có thể “ngờ ngợ” đoán rằng đằng sau sự “bành trướng” thế lực đó có hình bóng của nhóm buôn ma túy thuộc loại “top ten” của Mexico đó là băng Los Zetas. Có thể nói thời kỳ huy hoàng của các băng nhóm buôn ma túy ở Colombia đã đi qua khi hàng loạt các ông trùm đã bị giới chức Colombia kiên quyết “tiêu diệt”. Và khi các ông trùm người Colombia này bị truy quét, nhiều tay cộm cán từ Mexico đã nhanh chóng xuất hiện để “điền vào chỗ trống”. Giám đốc cảnh sát quốc gia Colombia, tướng Oscar Naranjo, nói với AP: “Chúng tôi có bằng chứng cho thấy người Mexico hoạt động tại Medellin, Cali, Pereira, Barranquilla”. Mục đích của các nhóm Mexico là tiếp cận càng gần nguồn cung ma túy càng tốt. Ở Peru, băng nhóm Mexico đã hối lộ cho quan chức tại sân bay, cảng biển và rửa tiền bằng cách đầu tư vào bất động sản. Hiện có ít nhất 4 băng ma túy lớn của Mexico mua hàng trực tiếp từ Peru. Trong vòng 3 năm qua, Peru đã bắt 40 người Mexico tàng trữ từ 10 đến 20 kg ma túy mỗi người. Các vụ bắn giết lẫn nhau tăng một cách đáng sợ tại thủ đô Lima, khiến đôi khi người ta lầm tưởng đây là một thành phố miền biên giới Mexico, nơi chuyện chém giết diễn ra hằng ngày.
Một trong những chiến thuật quan trọng của tội phạm Mexico là nhập chất pseudoephedrine và ephedrine từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Mỹ La-tinh để chế thành methamphetamin, một loại ma túy tổng hợp. Hai chất này bị chính quyền Mexico cấm nhập và sử dụng nội địa vào năm 2007. Lệnh cấm trên đã “thôi thúc” các băng nhóm chuyển hoạt động tổng hợp ma túy ra nước ngoài, mà Mỹ La-tinh là địa chỉ lý tưởng. AP dẫn thông tin từ Cơ quan Chống ma túy Mỹ (DEA) cho hay lượng ephedrine nhập vào Argentina đã tăng từ mức 5,5 tấn vào năm 2006 lên 28,5 tấn vào năm sau. Năm ngoái, cảnh sát đã phá một điểm sản xuất methamphetamin ở Buenos Aires có liên hệ với tổ chức Sinaloa của Mexico, bắt giữ 23 người. Còn tại Guatemala, 17 người đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa băng nhóm địa phương và các băng ma túy Mexico vào tháng 11 năm ngoái. Cảnh sát sau đó đã phát hiện một trại huấn luyện với 500 quả lựu đạn và hàng ngàn viên đạn.
Nỗi buồn của gia đình các nạn nhân
Video đang HOT
Los Zetas là ai?
Dấu hiệu đặc trưng của Zetas, băng nhóm ma túy tàn bạo nhất Mexico, là “chuyên” chặt đầu và cắt chân tay đối thủ, cảnh sát, binh lính và viên chức chính quyền. Thậm chí bọn chúng còn không tha dân thường vô tội, với những tội ác bắt cóc tống tiền và giết người tràn lan. Nhưng điều “nguy hiểm” hơn khi Los Zetas hiện nay không chỉ là nỗi khiếp sợ ở Mexico. Chúng bắt đầu mở rộng những hoạt động tội ác ra khỏi đường biên giới tây nam Mexico – Mỹ, khu vực giáp ranh với Guatemala và lập ra những căn cứ chắc chắn rồi liên minh với những tổ chức tội phạm ma túy khác ở các bang của Mỹ từ New York đến California. Ban đầu Los Zetas được huấn luyện để trở thành đơn vị biệt kích tinh nhuệ chống ma túy của Mexico, nhưng sau đó chúng dần thoái hóa thành bọn lính đánh thuê cho các tập đoàn ma túy. Được hậu thuẫn bởi những tên sát nhân máu lạnh, những tên cướp sừng sỏ và cả những sĩ quan cảnh sát địa phương, bang và liên bang tham nhũng, Zetas kể từ đó lột xác thành một lực lượng buôn lậu ma túy vũ trang hạng nặng và được tài trợ mạnh mẽ. Nổi tiếng với những hành vi cực kỳ tàn bạo, Zetas nhanh chóng được coi là băng nhóm đáng sợ nhất Mexico…
Chính quyền Mexico đã từng “khai quật” được hơn 140 xác chết từ những ngôi mộ tập thể ở bang Tamaulipas,Mexico. Nhiều nạn nhân bị bắt cóc và giết chết khi họ từ chối làm việc cho Zetas. Lãnh đạo nổi tiếng nhất của Zetas là Heriberto Lazcano-Lazcano “Đao phủ”, từng là thành viên của Lực lượng đặc nhiệm trên không chống tội phạm ma túy trực thuộc quân đội của Mexico. Lazcano-Lazcano được chính quyền Mỹ và Mexico mô tả là một trong những thành viên hung bạo của Zetas. Thậm chí Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo thưởng 5 triệu đô la cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ và buộc tội hắn. Theo điều tra của phía Mỹ, Lazcano-Lazcano sở hữu một kho vũ khí khổng lồ như máy bay trực thăng, xe bọc thép, súng AK-47, súng bán tự động AR-15, tiểu liên MP-5, súg bắn tỉa 50mm, tên lửa vác vai, súng phóng lựu, bazooka, đạn xuyên áo giáp, chất nổ dẻo. Bên cạnh đó Zetas còn có được một đội ngũ “chuyên gia” hùng hậu về chất nổ, nghe lén điện thoại, công nghệ chống theo dõi và cả hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Cảnh sát trưởng Gonzalez khẳng định băng nhóm Zetas đã thâm nhập trên 200 thành phố nước Mỹ và được coi là mối đe dọa nghiêm trọng nhất tại nước này. Theo điều tra của Mỹ và Mexico, Zetas cũng vươn vòi bạch tuộc từ biên giới Mexico đến khu vực Trung Mỹ để tuyển mộ nhân lực mới, bao gồm các cựu thành viên của Los Kaibiles – lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Guatemala được huấn luyện chiến đấu trong rừng rậm và những chiến thuật chống bạo loạn. Ngoài ra Zetas còn bắt tay với Ndrangheta, một trong những tập đoàn tội phạm hùng mạnh nhất Italia chuyên về phân phối cocaine và buôn lậu vũ khí.
Thanh trừng
Hồi đầu tháng 5-2011, các nhà chức trách cho biết: Mười hai thành viên băng đảng ma túy Zetas và cũng là thành viên của Hải quân Mexico đã thiệt mạng trong vụ nổ súng trên một hòn đảo nằm giữa biên giới Mỹ-Mexico. Hải quân Mexico cho biết có một vụ nổ súng xảy ra vào ngày Chủ nhật trên hồ Falcon, nằm giữa Texas và tiểu bang Tamaulipas Mexico, những kẻ buôn bán ma túy bị nghi ngờ đã sử dụng hòn đảo để lưu trữ cần sa và sau đó vận chuyển đến Hoa Kỳ bằng tàu biển. Sau vụ nổ súng, Hải quân đã tịch thu súng, đạn dược và áo chống đạn từ đảo. Hồ Falcon đã thu hút sự chú ý của các cơ quan thực thi pháp luật về cả hai phía biên giới từ cuối tháng 9 sau khi một người Mỹ bị phục kích tấn công và bắn vào đầu trên một chiếc thuyền cá nhân, nhưng theo những nguồn tin nội bộ thì vụ việc này chính là một phần trong kịch bản bán “độ” của những kẻ buôn ma túy đến từ Guatemale, chính những băng nhóm này đã bán thông tin về Zetas cho Mỹ. Lý do của vụ việc này chính là để trả thù cho cái chết của trùm ma túy Juan Jose Leon bị nhóm Zetas hành xử hồi năm 2008. Nhưng những kẻ này không hề biết rằng chúng đang chơi với lửa và hậu quả chúng phải gánh chịu là không hề nhỏ…
Đúng nửa tháng sau một cuộc thanh trừng đẫm máu và được xem là một vụ bắt giết kinh hoàng nhất trong lịch sử Guatemala đã xảy ra. Tại thị trấn nhỏ ở Caserio La Bomba, cách thủ đô nước này khoảng 440 km về phía bắc, có khoảng 200 tay súng đã “mai phục” và tiếp hành nổ súng đồng loạt vào những nạn nhân, ít nhất có 27 người đã thiệt mạng, trong đó có 2 phụ nữ. Sau khi giết hết số nạn nhân, nhóm vũ trang này còn chặt đầu của họ để thị uy. “Đây là vụ thảm sát tồi tệ nhất chúng tôi từng chứng kiến trong thời hiện đại”, người phát ngôn cảnh sát Donald Gonzalez nói với Reuters. Ông cũng nói phải trở lại thời cuộc nội chiến kéo dài 36 năm kết thúc năm 1996 ở Guatemala mới thấy lại những cảnh tượng như thế này. Cảnh sát thì vẫn đang tiếp tục điều tra, nhưng nếu xâu chuỗi các sự kiện và ý đồ bành trướng của Zetas thì khả năng băng nhóm này thực hiện hành động trên là hoàn toàn có cơ sở. Mối thâm thù giữa Zetas (những kẻ ôm mộng bành trướng thế lực trong thế giới ma túy tại Nam Mỹ) và những băng đảng ma túy tại các quốc gia ngày càng sâu nặng, nó chỉ có thể được giải quyết bằng súng ống, nhưng những vụ án như vậy lại khiến cho những người dân thường phải sống ở khu vực giáp ranh biên giới không khỏi lo ngại, cuộc sống của thường dân không thể bình yên nếu Chính phủ không có sự can thiệp kịp thời. Colombia hiện đang là nước đi đầu và có nhiều cố gắng trong việc chống phá các băng nhóm ma túy, nhưng khi các băng nhóm ma túy ngày càng mạnh hơn và hoạt động liều lĩnh ở các quốc gia khác thì khu vực Nam Mỹ vẫn là điểm nóng về các hoạt động thanh trừng giữa các băng đảng ma túy.
Theo Pháp Luật XH
Chặn xe máy bắt cóc trẻ đòi 6 tỷ tiền chuộc
Ba tên đi trên hai xe máy bất ngờ chặn đường, dùng súng khống chế bắt cóc cháu T. và đòi gia đình trả 6 tỷ đồng để chuộc con. Tuy nhiên sau 4 ngày cháu bé đã được giải cứu và phải gần 4 năm sau kẻ chủ mưu bắt cóc tống tiền manh động này mới bị bắt giữ.
Dẫn giải tên Mạnh từ Trung Quốc về Việt Nam. Ảnh: Phạm Duẩn
Ngay sau khi vụ án xảy ra, Đỗ Xuân Mạnh (tức Mạnh béo, 44 tuổi, ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng) - kẻ chủ mưu trong vụ bắt cóc tống tiền đã nhanh chân lẩn trốn sang tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) hòng tránh sự trừng phạt của pháp luật. Và phải gần 4 năm sau khi vụ án xảy ra đối tượng này mới sa lưới và được dẫn độ về Hải Phòng để trừng trị theo qui định của pháp luật.
Vụ việc xảy ra vào sáng 15-11-2007, khi cháu T. (lúc đó 7 tuổi, học sinh lớp 2 của một trường tiểu học ở Hải Phòng) đang được anh họ đưa đến trường bằng xe máy thì bất ngờ bị ba đối tượng đi hai xe máy dùng súng khống chế, đe dọa rồi bất ngờ bế thốc cháu bé và phóng vọt đi.
Bọn bắt cóc đã bịt mắt cháu T. rồi đưa xuống giam giữ trong một buồng kín trong một con tàu ở trên sông và ra tối hậu thư cho gia đình nạn nhân phải đưa cho chúng 6 tỷ đồng để chuộc con. Chúng đe dọa nếu đưa tiền chuộc chậm trễ thì cháu bé sẽ lãnh hậu quả khó lường...
Sau hơn 4 ngày đấu trí căng thẳng, lực lượng công an Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về TTXH Hải Phòng đã bủa vây, nhanh chóng giải cứu cháu T. trước khi bị bọn bắt cóc đưa sang Trung Quốc.
Con thuyền nơi bọn bắt cóc giấu cháu bé. Ảnh: Phạm Duẩn
Thượng tá Dương Tự Trọng, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về TTXH Hải Phòng (nay là Đại tá Dương Tự Trọng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an Hải Phòng) kể lại:
"Bọn bắt cóc rất tinh vi, xảo quyệt, luôn xoá sạch giấu vết. Ví dụ sau mỗi lần liên lạc với gia đình nạn nhân, bọn chúng vứt chiếc sim vừa dùng đi ngay làm gia đình nạn nhân không thể gọi lại được, gây khó khăn cho công tác điều tra.
Tên cầm đầu nhóm bắt cóc hiện đang ở một tỉnh biên giới Trung Quốc giáp Việt Nam điều hành toàn bộ vụ bắt cóc qua điện thoại. Ngay thủ đoạn nhận tiền chuộc của bọn bắt cóc cũng rất tinh vi. Bọn chúng yêu cầu gia đình nạn nhân mang tiền đến gửi một công ty tư nhân chuyên làm việc chuyển tiền nhanh chuyển sang Trung Quốc rồi đồng bọn sẽ tìm cách nhận tiền trên đất Trung Quốc sau đó mới thả cháu bé...".
"Tôi suýt mất chức nếu... không phá được vụ này và đưa cháu bé trở về nhà an toàn. Toàn bộ lực lượng rải quân nhiều tỉnh, thành phố và nhiều địa điểm để bủa vây, truy bắt bọn bắt cóc. Vài chục năm nay ở Hải Phòng chưa từng xảy ra vụ bắt cóc tống tiền như thế này nên sức ép đặt lên đầu chúng tôi rất lớn..." - ông Dương Tự Trọng tâm sự.
Cháu T. trở về nhà an toàn, nhóm bắt cóc bị bắt giam, xử lí gồm: Nguyễn Ngọc Tú (46 tuổi, ở Hải Phòng) và Lê Đình Hùng (31 tuổi, ở Hải Phòng). Riêng, kẻ chủ mưu Đỗ Xuân Mạnh lẩn trốn ở Trung Quốc mãi đến khi bị bắt mới đây.
Theo Tiền Phong
Guatemala: Thảm sát kinh hoàng khiến 27 người thiệt mạng Những kẻ tấn công đã giết chết ít nhất 27 người - hầu hết bị chặt đầu - tại một khu nhà ở phía bắc Guatemala, nơi tràn lan những tổ chức buôn thuốc phiện - cảnh sát quốc gia cho biết hôm qua (15.5). (Ảnh minh họa: Cảnh sát Guatemala bắt giữ tội phạm) Vụ thảm sát 25 nam giới và 2...