Vụ án 18 phu vàng rúng động Quảng Nam: Tìm lại nhân chứng
Một nhóm phu vàng đã bị những người Cơ Tu ở xã Tà Pơơ, ( Nam Giang, Quảng Nam) bắt giữ bởi bị nghi oan là đã giết 1 thầy giáo. Những phu vàng này đã bị sát hại vô cùng dã man.
LTS: Để thay đổi những tập tục lạc hậu của một số đồng bào dân tộc thiểu số, là hành trình đầy nỗ lực và gian khó, của các cấp chính quyền.
Kể lại câu chuyện rúng động ở Quảng Nam mấy chục năm về trước, để thấy ngày hôm nay, những vùng sâu, xa đã có những bước tiến dài như thế nào cả về vật chất lẫn tinh thần.
Vụ án rúng động trên đã khiến nhiều người nhớ lại một tập tục kinh hãi của người Cơ Tu trước cách mạng ở vùng đất này, tập tục “trả nợ đầu”. Đến bây giờ, nhắc lại tập tục này, nhiều người từng chứng kiến vẫn còn khiếp sợ.
Đời không có hậu
Người già ở Tà Pơơ kể lại, trước chính quyền cách mạng được thành lập ở đây, những người Cơ Tu vẫn lao vào những cuộc săn máu vô cùng tàn độc. Những cuộc săn máu ấy đã lấy đi không biết bao nhiêu mạng người, đẩy nhiều làng Cơ Tu vào vòng khốn đốn.
Từ Đà Nẵng, theo Quốc lộ 14B, hướng lên Tây Nguyên, chúng tôi tìm đường về xã Tà Pơơ. Nam Giang trước đây là huyện Giằng, đường đi lại vô cùng khó khăn.
Ngày trước, khi chưa tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng thì ai lên công tác tại huyện Giằng, huyện Hiên (Đông Giang và Tây Giang bây giờ) thì chẳng khác nào “đi đày”. Đường lên huyện đã khó, đường vào xã còn khó gấp bội.
Ông Kriêng Diệu, Trưởng Công an xã Tà Pơơ (bên phải) kể lại vụ thảm án khiến 18 phu vàng thiệt mạng.
Con đường dẫn vào xã Tà Pơơ được mở từ năm 1986 và cũng chính bởi thảm án kinh hãi khiến 18 người bỏ mạng mà con đường phải dừng lại một thời gian.
Vụ án kinh hoàng trên khiến những công nhân làm đường sợ hãi. Họ không dám ở lại Tà Pơơ mà tức tốc trở về đồng bằng.
Tà Pơơ bây giờ đã đổi thay rất nhiều. Trung tâm xã đã có những ngôi nhà kiên cố, những ngôi nhà xây theo kiểu đồng bằng. Những ngôi nhà hình mu rùa, kiểu nhà đặc trưng của người Cơ Tu không còn nhiều nữa.
Theo thân Kriêng Diệu, Trưởng Công an xã Tà Pơơ, chúng tôi tìm đến nhà ông A Lung Tría ở thôn Vinh, người đã được chứng kiến nhiều mùa săn máu và cũng chính là “nhân vật chính” của vụ thảm sát 18 phu vàng trên.
Rất may cho chúng tôi, ông Tría vừa đi chữa bệnh ở trung tâm huyện về.
Video đang HOT
Năm nay, đã sống qua 90 mùa rẫy, ông Tría là người già nhất bản. Nước da vẫn hồng hào, cái chân vẫn bước vững chãi nhưng không biết bị bệnh gì mà nhiều ngày nay cái bụng ông đau ê ẩm, uống thuốc kiểu gì cũng không đỡ.
Bởi đau đớn, không muốn ai làm phiền, ông Tría không ở nhà chính mà một mình nằm co ro trong căn chòi bé tí tẹo ngay trước nhà với túi gạo đặt trên bụng. Ông bảo, đặt gạo lên bụng ông thấy đỡ đau hơn. Có thể đó là cách chữa bệnh của người Cơ Tu ở đất này.
Trong căn chòi chật trội, nhắc lại chuyện xưa, nét mặt ông Tría thoáng chút hãi hùng. Ông bảo, đời ông lắm nỗi thăng trầm và cuối đời thì không được đẹp giống như bộ phim trên ti vi không có cái kết ngọt ngào.
Nỗi thăng trầm nhiều bi kịch ấy khởi nguồi từ tập tục “trả nợ đầu” đầy kinh hãi.
Ở Tà Pơơ hiếm gia đình nào lại danh giá như gia đình ông thuở trước. Ông Tría theo cách mạng từ sớm. Ông làm liên lạc, rồi làm dân quân, đến năm 1960 đã làm phó bí thư xã.
Sau giải phóng, ông làm bí thư xã và đến khi vụ thảm án kinh hoàng trên xảy ra thì ông vừa rời cương vị Phó Chủ tịch MTTQ huyện Giằng (Nam Giang bây giờ) để nghỉ hưu được vài tháng.
Như những đồng bào Cơ Tu khác, ông Tría có nhiều con. Tuy 9 lần sinh nở nhưng đến giờ ông Tría chỉ còn một người con duy nhất. Ông bảo, thần linh không ưng cái bụng, không thương nên không muốn các con ông ở với ông nên lần lượt tìm đến bắt đi.
Có lẽ, cũng bởi nỗi sợ hãi mơ hồ ấy mà khi người con trai thứ ba, niềm hy vọng của cả gia đình là anh A Lung Nờ, khi đó đang làm giáo viên bị sát hại dã man đã khiến ông đi đến quyết định “đòi nợ đầu” mà đến giờ ông vẫn còn dày vò, ân hận.
Đòi nợ đầu, hủ tục tàn độc
Ông Tría kể, khi cách mạng chưa về, người Cơ Tu ở dưới những tán rừng Trường Sơn này như sống trong hoang dã. Cai trị, thực dân Pháp cũng đặt đồn bốt ở đất này.
Người Cơ Tu khi ấy sống khép kín, lương thực thực phẩm chủ yếu là do săn bắn và làm rẫy. Thỉnh thoảng các lái buôn người dưới đồng bằng ngược sông Bung lên mang theo muối, dầu, công cụ sản xuất, vũ khí để đổi lấy thóc, da thịt thú rừng.
Cạnh các bản làng của người Cơ Tu có người Ve, người Giẻ Triêng. Bởi chưa có chính quyền nên ngay cả các bản làng của người Cơ Tu cũng không đoàn kết như bây giờ. Mỗi làng là một thế giới riêng, một “chiến lũy” riêng và dường như là bất khả xâm phạm.
Ông Tría bảo, nguyên nhân của sự cô lập ấy chính là hệ quả tàn khốc của hủ tục “trả nợ đầu”. Theo ông Tría, quan niệm lạc hậu của người Cơ Tu, máu như một sợi dây liên kết giữa người với thần linh.
Muốn thần linh chứng giám, muốn mùa màng tốt tươi, muốn tai ương bị đẩy lùi thì phải dùng máu để tế thần. Bởi vậy, cứ khi dân làng gặp biến cố hay trước những quyết định lớn lao, người Cơ Tu lại lên đường săn máu.
Hủ tục tàn độc này khiến nhiều bản làng ở đây có những những mối thù truyền kiếp. Người làng này “lấy đầu người” của người làng kia và ngược lại.
Ông Tría bảo, khi trong làng có người bị giết hại, bị lấy đầu thì kiểu gì cũng phải trả thù.Quan niệm dã man, vô pháp luật ấy đã đem đến những hậu quả khôn lường.
Vụ án tàn độc
Vào khoảng năm 1944 – 1945, những “giặc mùa” ở một bản làng thuộc xã Đắk Ring, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đã gây ra một thảm án kinh hoàng.
Ông Tría kể, ngày đó, người dân bản làng ông cũng như nhiều bản làng khác có giao thương với những người ở Đắk Ring. Những người ở bản làng ấy thường mang những miếng đá đánh lửa sang các bản làng bên này bán.
Một lần đến làng ông, những người bán đá lửa đó đã được dân làng ông dặn rằng chuyến sau phải mang nhiều hàng hơn nữa, mang bao nhiêu sẽ mua hết bấy nhiêu.
Nhớ lời dặn ấy, mấy tháng sau những thương lái đó đã gùi rất nhiều đá đánh lửa tới. Tuy nhiên, dân làng ông lại khước từ, không mua hết.
“Không biết có phải do tức tối vì không bán được hết đá hay vì lý do nợ máu trước đây mà họ đã giết người vô cùng tàn ác”, ông Tría nhớ lại. Theo ông Tría thì không chỉ có những người buôn đá ấy mà cả những người trong làng đó đã tìm đến làng ông truy sát.
Ông Tría bảo, vụ án đó đã khiến hơn 30 người làng ông và mấy làng lân cận thiệt mạng. Và, cũng bởi sợ hãi trước sự tàn ác của giặc mùa mà nhiều bản làng đã phải tứ tán, vào rừng hoang sống đời ẩn dật.
Ông Tría kể, sau vụ thảm sát kinh hãi trên, nhiều cán bộ ở dưới xuôi đã có mặt tại địa phương để khuyên giải đồng bào. Họ đã nhiều lần qua lại để vận động mọi người quên đi mối “nợ máu” đó để cùng chung sống trong hòa bình, đoàn kết.
“Cán bộ nói nhiều ngày lắm, nhưng nhiều người cũng không chịu nghe đâu. Họ bảo, làm khác đi không được”, ông Tría nhớ lại.
Theo ông Tría, nhờ sự kiên trì vận động của cán bộ, rồi dân làng bên kia phải nộp phạt nhiều con trâu, nhiều lợn, nhiều dê để các làng cúng Giàng, cúng thần linh thì mối thù ấy mới tạm thời nguôi lắng.
“Sau này, dân làng theo cách mạng rồi, có cán bộ dưới xuôi lên rồi thì những mùa săn máu trên không còn nữa. Người Cơ Tu đã không còn lấy máu người để tế lễ thần linh nữa. Cần thần linh phù trợ thì chỉ làm lễ đâm trâu thôi”, ông Tría trầm ngâm.
Theo cách mạng, ông Tría là một trong những cán bộ cốt cán của người Cơ Tu ở vùng đất này. Bởi được giác ngộ nên ông cũng là người đi tiên phong trong việc cùng dân làng xóa bỏ những tập tục lạc hậu, trong đó có tục “trả nợ đầu” kinh hãi.
Tuy nhiên, tất thảy những thứ tốt đẹp đó đã bị hắt xuống con sông Bung ngầu đỏ bởi một vụ trọng án kinh hoàng mà chính ông là người trong cuộc.
Theo Trí thức trẻ
Vì sao 10 startup, thì 9 thất bại?
Với những người này, cứ khởi nghiệp trước đã, rồi quan tâm tới những khía cạnh khác sau. Đây là suy nghĩ cực kỳ nguy hiểm.
Trong lúc đợi tàu điện ngầm tại Thượng Hải và theo dõi tin tức trên màn hình ti vi. Đột nhiên, một phụ nữ khoảng 20 tuổi tiến lại gần và hỏi tôi có muốn dùng điện thoại thông minh để quẹt mã QR trên chiếc chảo nhựa cô ấy cầm trên tay hay không?
Dù bị làm gián đoạn nhưng tôi nhanh chóng quay lại xem tin tức, gửi lời xin lỗi lịch sự tới cô gái và từ chối quẹt mã QR.
Tuy nhiên, cô gái đó không từ bỏ. "Xin hãy dành chỉ 1 giây thôi. Nếu quẹt mã, anh có thể nhận được chiếc chảo này miễn phí. Tôi là một trong số rất nhiều người trẻ tuổi đang khởi nghiệp kinh doanh. Việc lập nên một công ty thật sự không hề dễ dàng. Vì vậy nếu có thể giúp tôi, mọi việc sẽ rất khác".
Những lời nói đó đã khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Đầu tiên, tôi chưa từng thấy bất kỳ ai phải khẩn khoản van nài khách hàng tại một nhà ga tàu điện ngầm. Hơn nữa, cô gái ấy đã lay động cảm xúc của tôi.
Tôi hiểu thông điệp ngầm cô ấy muốn nói có lẽ là: Cuộc sống của những người khởi nghiệp rất vất vả. Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất lợi. Vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự giúp đỡ cả về tài chính và tinh thần của mọi người.
Không phải tất cả các doanh nhân đều có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, nó dường như là suy nghĩ đặc biệt phổ biến trong giới trẻ. Khởi nghiệp và kinh doanh là những từ hết sức phổ biến hiện nay.
Tại Trung Quốc, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường tự thành lập doanh nghiệp đã tăng gấp đôi trong năm nay. Gần 60% trong số 10 triệu người thành lập công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Internet hiện nay là sinh viên đại học theo số liệu của Hội đồng phát triển tái thiết quốc gia của Trung Quốc.
Tuy nhiên, có một quy luật bất thành văn đó là có tới 90% công ty khởi nghiệp thất bại và chỉ 10% may mắn sống sót. Ngay cả những doanh nhân sau này trở thành người dẫn đầu trên thị trường thì họ cũng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước khi đạt được thành công.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người có khao khát mãnh liệt trở thành doanh nhân trở nên bi quan, cảm thấy tiêu cực khi khởi nghiệp. Tồi tệ hơn nữa, họ mong mỏi sự giúp đỡ của tất cả những người khác. Điều này giống như việc bạn run rẩy, sợ hãi ngay khi trận chiến mới chỉ vừa bắt đầu.
Các doanh nhân trẻ hiện nay có niềm tin sai lầm rằng vì chỉ 10% doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thành công nên thất bại là chuyện thường tình. Và vì vậy, hàng loạt người trẻ tuổi có xu hướng lao vào tạo dựng công ty riêng - bất kể về lĩnh vực gì và tương lai ra sao. Với những người này, cứ khởi nghiệp trước đã, rồi quan tâm tới những khía cạnh khác sau. Đây là suy nghĩ cực kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên, một thực tế đau lòng là đa số các công ty khởi nghiệp chết rất nhanh chóng phải không?
Mới đây trên một chương trình ti vi của Trung Quốc, Zhou Hongyi - chủ tịch công ty Qihoo 360 Technology nói rằng: "Những người trẻ tuổi hiện nay điều hành công ty của họ không hề nghiêm túc, cứ như một cuộc dạo chơi vậy ".
Dĩ nhiên, sẽ là sai nếu như sợ hãi đối mặt với thất bại chỉ bởi tỷ lệ khởi nghiệp thành công là rất nhỏ. Tuy nhiên, sẽ càng sai lầm hơn nếu như bạn trở nên cao ngạo chỉ sau một thành công ngắn ngủi.
Thành Rome không phải được xây dựng chỉ trong 1 ngày. Nhưng để phá huỷ nó, bạn không cần mất quá nhiều công sức!
Theo_NDH
Bản làng như ốc đảo, dân bơi lội vượt sông Bị ngăn cách bởi dòng sông Đặt, bản Hón Cánh (Thanh Hóa) biệt lập như một ốc đảo. Học sinh đến trường, người lớn muốn đi ra ngoài phải liều mình bơi lội qua dòng nước xiết. Nằm cách TP Thanh Hóa gần 100 km về hướng Tây, bản Hón Cánh (xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân) có khoảng 16 hộ dân người...