Vụ amip “ăn não người”: Chưa xác định nguồn bệnh ca tử vong thứ hai
Bệnh nhi 6 tuổi tại TP.HCM tử vong được Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, xác nhận do amip “ăn não người” bị thiểu năng tâm thần, tim mạch và liệt nằm một chỗ tại nhà cả năm nay.
Thông trên do Tiến sĩ – bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết vào chiều nay (19.9), sau khi điều tra dịch tể về ca tử vong thứ hai được Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, xác nhận do amip “ăn não người”.
Bác sĩ Siêu cho biết: Theo các nghiên cứu y khoa, amip “ăn não người” sống trong môi trường nước và xâm nhập vào cơ thể người lên não qua đường mũi hoặc vòm họng. Như vậy, ở đây, hoàn toàn có thể loại trừ yếu tố bệnh nhân bơi lội tiếp xúc với nước dơ bẩn ở hồ, ao, sông, suối để amip “ăn não người” xâm nhập vào cơ thể.
Đường đi của amip từ môi trường tự nhiên vào cơ thể người – Ảnh: Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ
Kể cả nguyên nhân do uống nước mất vệ sinh cũng khó xảy ra vì theo bác sĩ siêu amip “ăn não người” chỉ có thể xâm nhập vào đường mũi, hầu họng trong trường hợp người đó phải sặc nước một lượng rất lớn.
Video đang HOT
Đồng thời, bệnh nhân ngụ tại quận Bình Tân (TP.HCM) được bà vú nuôi chăm sóc và đã tử vong trước khi nhập viện. Vì vậy, cơ quan y tế hầu như không khai thác được gì thêm về bệnh cảnh và triệu chứng bệnh.
Được biết, khi tiếp nhận bệnh nhi tử vong, Trung tâm Giám định pháp y TP.HCM đã gửi bệnh phẩm xét nghiệm ở một số phòng xét nghiệm. Trong đó, một phòng chuyên xét nghiệm về bệnh truyền nhiễm cho kết quả (PCR) dương tính với amip “ăn não người”.
Ngày 18.9, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Trần Thanh Dương xác nhận đây là trường hợp thứ hai viêm não do amip “ăn não người” Naegleria Fowleri được ghi nhận tại Việt Nam.
“Tuy nhiên, hiện việc xác định nguồn bệnh của trường hợp này rất phức tạp. Trung tâm Giám định pháp y và các cơ quan y tế TP.HCM vẫn đang chờ kết quả của nhiều xét nghiệm chuyên sâu mới có kết luận”, bác sĩ Siêu nói.
Trong khi đó, ca tử vong đầu tiên do amip “ăn não người” được ghi nhận ở Việt Nam xuất hiện ở bệnh nhân trước đó đã bơi lội trong một bàu nước ở Phú Yên.
Theo TNO
Bộ Y tế xác nhận bệnh nhi 6 tuổi tử vong vì "amíp ăn não"
Sáng 19/9, Bộ Y tế xác nhận, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhi 6 tuổi tử vong tại TP Hồ Chí Minh do bị áp xe não là vì nhiễm amíp Naegleria Fowler (hay còn được gọi là amip ăn não người).
Như vậy, đây là ca tử vong thứ 2 tại Việt Nam được xác nhận do loài ký sinh trùng nguy hiểm này gây nên.
Bệnh nhân thứ 2 là một bé trai 6 tuổi, trú tại quận Bình Thạnh (TPHCM). Khi nhập viện với các biểu hiện sốt cao, nôn, buồn nôn... mang những dấu hiệu đặc trưng của viêm não, viêm màng não, bệnh nhân đã được chiếu chụp và phát hiện có khối áp xe trong não. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Trước đó, bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận tử vong do loại ký sinh trùng "ăn não" nguy hiểm này là một thanh niên 25 tuổi, trú tại Phú Yên. Bệnh nhân này đã tử vong sau 3 ngày có biểu hiện đặc trưng của chứng viêm não, viêm màng não và mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này khẳng định dương tính với amíp Naegleria Fowler.
TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh viêm não - màng não do đơn bào Naegleria fowleri là một bệnh rất hiếm gặp, nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao. Trong vòng 49 năm (1962 - 2011), Hoa Kỳ chỉ ghi nhận 123 trường hợp nhiễm, với số mắc trung bình từ 0 - 8 trường hợp trong một năm. Tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp viêm não - màng não do Naegleria fowleri.
Đơn bào Naegleria fowleri sống tự dưỡng trong môi trường nước ngọt (hồ, sông, công trình chứa nước nhân tạo...) khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đơn bào Naegleria fowleri phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ 46oC. Đơn bào Naegleria fowleri có thể xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc mũi và gây bệnh viêm não - màng não.
Để phòng, chống nhiễm đơn bào Naegleria fowleri, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao. Hạn chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử dụng kẹp mũi. Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi. Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Dantri
Chưa xác định thời điểm mở rộng nút giao thông Hàng Xanh Ngày 4.9, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết vừa nhận được chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc nghiên cứu, đề xuất các phương án đầu tư xây dựng nút giao thông Hàng Xanh, Q.Bình Thạnh. Theo đại diện Sở GTVT, dự kiến mật độ giao thông khu vực này sẽ tăng đột biến trong tương lai gần khi các...