Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới
Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand bị sát hại năm 1914 được các nhà sử học coi là vụ ám sát tồi tệ nhất lịch sử nhân loại, bên cạnh cái chết của hoàng đế La Mã Julius Caesar.
Phác họa cảnh thái tử Áo-Hung bị ám sát.
Theo History, sinh ra trong gia đình hoàng tộc, Franz Ferdinand (18.12.1863-28.6.1914) sớm trở thành một trong những người giàu có nhất đế quốc Áo-Hungary.
Ferdinand từ khi mới sinh vốn không phải là người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên cái chết của người anh họ đã khiến ông đương nhiên trở thành người nối ngôi.
Mặc dù là người sẽ nắm ngai vàng đế quốc Áo-Hung, Ferdinand trên thực tế không được giới quý tộc ủng hộ. Ở tuổi 37, ông đem lòng yêu và cưới Sophie Chotek, bất chấp sự phản đối của người bác.
Hoàng đế Áo-Hung khi đó là Franz Josef từ chối tham gia lễ cưới. Sophie không phải là một người bình thường, cô xuất thân trong gia đình quý tộc ở CH Czech. Nhưng gia tộc không thuộc triều đại từng thống trị châu Âu nên cô và các con của Ferdinand được xem như không đủ phẩm chất để thừa kế ngai vàng.
Sophie cũng trở thành nạn nhân của sự miệt thị. Trong bữa tiệc hoàng gia, cô luôn phải vào phòng cuối cùng, không có người hộ tống và phải ngồi cách xa chồng ở bàn ăn.
Bất chấp cuộc hôn nhân gây tranh cãi này, Ferdinand vẫn là người thừa kế hợp pháp của hoàng đế Áo-Hung Franz Josef. Với vai trò tổng tư lệnh quân đội, Ferdinand trực tiếp đến thị sát nhiều cuộc tập trận ở Bosnia-Herzegovina vào tháng 6.1914.
Chân dung hung thủ Gavrilo Princip.
Áo-Hung chỉ mới sáp nhập các khu vực này vào đế quốc cách đó vài năm, bất chấp sự phản đối của nước láng giềng Serbia. Ferdinand thậm chí còn nhục mạ người Serbia là “lợn”, “kẻ trộm cắp”, “kẻ giết người” hay “bọn vô lại”.
Tuy vậy, ông lại là người phản đối việc sáp nhập vì lo ngại tình hình chính trị vốn đang hỗn loạn, sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Từng do đế chế Ottoman kiểm soát, dân Bosnia-Herzegovina bao gồm khoảng 40% người Serbia, 30% người Hồi giáo và 20% người Croatia. Còn lại là các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Với tư tưởng bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Balkan, Franz Ferdinand bị tổ chức khủng bố Bàn Tay Đen thành lập năm 1911 đưa vào danh sách “cần phải tiêu diệt”. Đây là tổ chức muốn giải phóng Bosnia-Herzegovina, do Serbia và đế quốc Áo-Hung tranh chấp.
Biết được chuyến thăm của Ferdinand, các thành viên thuộc tổ chức Bàn Tay Đen, bao gồm Gavrilo Princip, Trifko Grabez và Nedeljko Cabrinovic đã đến thủ đô Belgrade ở Serbia để nhận nhiệm vụ.
Video đang HOT
Các sinh viên người Serbia nhận 6 quả bom, 4 súng lục bán tự động và viên con nhộng chứa cyanide để tự sát nếu bị bắt giữ. Tổ chức Bàn Tay Đen cũng được cho là có liên hệ mật thiết với quân đội Serbia.
Sophie bị bắn vào bụng còn Franz Ferdinand trúng đạn ở cổ.
Sau quá trình huấn luyện ngay tại công viên Belgrade, 3 thanh niên bí mật đến Bosnia-Herzegovina. Cho đến ngày nay, các nhà sử học không thể kết luận liệu chính phủ Serbia có liên quan đến vụ việc hay không.
Trong khi đó, thái tử Ferdinand và vợ Sophia đến Bosnia-Herzegovina vào ngày 23.6.1914. Bất chấp lời cảnh báo hủy bỏ chuyến thăm, thái tử Áo-Hung hiểu rõ hiểm nguy mà họ phải đối mặt.
“Hành trình này sẽ bắt đầu với những điều hứa hẹn”, Ferdinand nói khi đoàn xe di chuyển trong cái nắng như đổ lửa.
Có mặt tại một thị trấn cách thủ đô Sarajevo của Bosnia-Herzegovina vài km, Ferdinand thị sát một cuộc tập trận trong 2 ngày, còn Sophia đến thăm trường học và trại trẻ mồ côi.
Đám đông người dân Bosnia-Herzegovina có mặt khi đó tiếp đón Ferdinand một cách niềm nở và lịch sự. Sau bữa ăn với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, Ferdinand và vợ chỉ còn một ngày ở Bosnia-Herzegovina trước khi trở về cung điện.
Sáng ngày 28.6, thái tử Áo-Hung gửi điện chúc mừng con trai vượt qua kỳ thi mới nhất. Ferdinand và Sophia lên xe trong hành trình ngắn đến thủ đô Sarajevo. Đoàn xe hộ tống đi trước Ferdinand lẽ ra phải có 6 sỹ quan quân đội thay vì chỉ có một, cùng 3 cảnh sát địa phương.
Trên thực tế, trong chuyến thăm, thái tử Áo-Hung dường như tập trung vào thực đơn bữa tối hơn là vấn đề an ninh. Những sinh viên thuộc tổ chức Bàn Tay Đen đã mai phục ở sông Miljacka, chờ đoàn xe đi qua.
Thái tử Áo-Hung và vợ Sophie, trước thời điểm bị ám sát.
Cabrinovic là người đã ném quả bom nhưng vì nhiều lý do mà quả bom bật nảy ra, lăn xuống một chiếc xe khác và phát nổ, khiến 2 sỹ quan quân đội và nhiều người dân đứng dọc hai bên bị thương. Ferdinand và Sophie hoàn toàn không hề hấn gì.
Hung thủ Cabrinovic nhảy xuống con sông khô cạn, cố gắng tự sát một cách nửa vời trước khi bị cảnh sát bắt. “Tôi là người anh hùng Serbia”, Cabrinovic hô vang. Hai sinh viên Serbia còn lại đã có thể tận dụng thời cơ hỗn loạn để ám sát thái tử Áo-Hung nhưng lại chùn tay.
Thay vì rời Sarajevo ngay lập tức, Ferdinand lựa chọn tiếp tục hành trình vào trung tâm thành phố. Tại đây, thái tử Áo-Hung đến bệnh viện thăm các sỹ quan bị thương.
Để tránh khả năng bị tấn công bằng bom một lần nữa, đoàn xe chạy với tốc độ cao trên phố. Nhưng sai sót của người điều khiển đã khiến chiếc xe đầu tiên rẽ nhầm hướng.
Khi đoàn xe đang lùi lại thì Gavrilo Princip lao đến bắn hai phát đạn vào Ferdinand và Sophie ở cự ly gần. Viên đạn xuyên qua cổ thái tử Áo-Hung còn Sophie trúng đạn ở phần bụng.
“Sophie, Sophie đừng chết-hãy sống vì con của chúng ta”, Ferdinand cố gắng cất lời. Chỉ vài phút sau, cả hai vợ chồng quý tộc Áo-Hung qua đời. Princip (19 tuổi) sau đó thừa nhận âm mưu ám sát Ferdinand nhưng nói không chủ ý bắn Sophie.
Hiện trường vụ ám sát thái tử Áo-Hung ở Sarajevo.
Vì quá trẻ để phải nhận án tử hình, Princip bị kết án 20 năm tù giam. Thanh niên Serbia bị buộc phải lao động khổ sai và qua đời trong tù 4 năm sau đó, ở tuổi 23.
Trong bối cảnh chính trị châu Âu khi đó vốn đã căng thẳng, vụ ám sát là giọt nước tràn ly, khơi mào Thế chiến 1.
Thoạt đầu, đế quốc Áo-Hung được Đức ủng hộ để trừng phạt Serbia. Áo-Hung gửi Serbia tối hậu thư, với những điều khoản cố tình để đối phương khó có thể chấp nhận.
Serbia đề nghị Tòa Trọng Tài thường trực (thành lập năm 1899) phân xử nhưng Áo-Hung đã tuyên chiến vào ngày 28.7.1914, tròn một tháng sau cái chết của Ferdinand.
Vài tuần sau, Đức, Nga, Pháp, Bỉ, Montenegro và Anh bị kéo vào cuộc xung đột. Phe Liên minh bao gồm Đức, Đế quốc Áo-Hung và Ý. Trong khi đó, ở bên kia chiến tuyến là phe Hiệp ước, chủ yếu bao gồm Anh, Pháp, Nga.
Mỹ là một trong những nước tham gia vào cuộc chiến cuối cùng. Kết thúc chiến tranh kéo dài 4 năm, tổng cộng có hơn 9 triệu binh lính cùng số lượng dân thường gần tương ứng thiệt mạng.
Có thể nói, sự kiện ám sát thái tử Áo-Hung đã khơi mào Thế chiến 1, khiến cho lịch sử thế giới thay đổi mãi mãi.
Theo Đăng Nguyễn – History (Dân Việt)
Kẻ ám sát nhà ngoại giao Nga từng bảo vệ đại sứ quán
Sĩ quan cảnh sát Mevlut Mert Altintas, kẻ sát hại Đại sứ Nga Andrey Karlov, từng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại đại sứ quán Nga ở thủ đô Ankara, truyền thông địa phương đưa tin.
Tên Mevlut Mert Altintas mang súng tại hiện trường vụ tấn công (Ảnh: AP)
Sputnik dẫn thông tin từ đài truyền hình địa phương NTV ngày 20/12 cho hay, Altintas, 22 tuổi, chỉ mới bảo vệ đại sứ quán hồi đầu tháng này, khi có các cuộc tuần hành gần tòa nhà nhằm phản đối sự can dự của Nga tại Syria và tình hình Aleppo.
Thị trưởng thành phố Ankara Melih Gokcek trước đó đã xác nhận nghi phạm là một sĩ quan cảnh sát thành phố.
Ngày 19/12, Altintas đã dùng súng sát hại Đại sứ Andrey Karlov khi ông đang tham dự một triển lãm nghệ thuật ở Ankara. Ba người khác đã bị thương trong vụ tấn công. Bộ Ngoại giao Nga coi đây là một vụ tấn công khủng bố.
Nghi phạm được cho là đã hô các khẩu hiệu Hồi giáo và còn nói: "Đừng quên Syria, đừng quên Aleppo. Tất cả những kẻ tham gia vào chế độ này phải chịu trách nhiệm".
Tay súng bắn 11 phát đạn
Altintas sinh năm 1994 tại thị trấn Soke thuộc tỉnh Aydin ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và từng học trường cảnh sát tại thành phố ven biển Izmir phía bắc.
Nghi phạm đã làm việc cho sở cảnh sát chống bạo động của thủ đô Ankara được 2 năm rưỡi nhưng nghỉ phép vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Các nguồn tin chưa được chứng thực cho hay Altintas đã bị cho tạm nghỉ việc trong vài tuần hồi giữa tháng 11 do bị tình nghi có liên quan tới những kẻ lên kế hoạch vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7. Truyền thông nhà nước cũng chiếu một bộ phim tài liệu cho thấy nghi phạm nghĩ phép 3 ngày ngay sau vụ đảo chính.
Theo BBC, Altintas đã cạo râu và mặc vest, đeo cà-vạt tại một khách sạn gần đó mà y nghỉ lại trước khi tiến hành vụ tấn công hôm qua.
Altintas khiến thiết bị báo động kim loại vang lên vì mang vũ khí vào triển lãm, nhưng sau đó được được phép vào bên trong sau khi trình thẻ cảnh sát. Anh ta đứng sau Đại sứ Nga trước khi gây ra vụ tấn công lúc 19h05 giờ địa phương. Y đã bắn 11 phát đạn, trong đó 9 viên nhằm vào Đại sứ Nga và 2 lần bắn chỉ thiên.
Sau khi sát hại ông Karlov và khiến những người khác hoảng sợ, nghi phạm đã từ chối đầu hàng và thậm chí còn đấu súng với cảnh sát trong khoảng 15 phút trước khi bị bắn chết.
Các thành viên gia đình, trong đó có cha mẹ và chị gái của nghi phạm đã bị tạm giữ để thẩm vấn tại quê nhà ở Soke sau vụ tấn công.
Thị trưởng Ankara Melih Gokcek cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng Atlintas có thể có liên hệ với phong trào của giáo sĩ Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ Fethullah Gulen hiện đang sống tại Mỹ. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Gulen đã lên án vụ tấn công nhằm vào Đại sứ Nga và bác bỏ mọi liên hệ với tay súng.
An Bình
Theo Danviet
Nổ súng trước Đại sứ quán Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ Chính phủ Mỹ ngày 20.12 cho đóng cửa các cơ quan ngoại giao tại Thổ Nhĩ Kỳ do vụ nổ súng trước Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Ankara, sau vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ. Một người đàn ông bắn chỉ thiên ngay trước Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Ankara, sau khi Đại sứ Nga...