Vụ 8 công ty kêu cứu Thủ tướng: Vẫn vòng vo và áp đặt
Đến nay, sau gần 2 năm Thủ tướng có quyết định điều chuyển Công ty Thông tin viễn thông điện lực từ Tập đoàn Điện lực sang Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, phía Viettel vẫn giải quyết các quyền lợi liên quan tới đối tác theo kiểu vòng vo, áp đặt.
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 5/12/2011, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2151/QĐ-TTg về việc điều chuyển Công ty Thông tin viễn thông điện lực từ Tập đoàn Điện lực sang Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel. Theo đó, việc chuyển giao Công ty Thông tin viễn thông điện lực sang Viettel phải đảm bảo nguyên trạng cơ sở hạ tầng viễn thông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác.
Tuy nhiên, theo phản ánh của 8 doanh nghiệp đã ký hợp đồng khung với EVN về việc đầu tư thuê trạm BTS, sau khi điều chuyển, với chủ trương đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và chèn ép các doanh nghiệp, Viettel đã gây nhiều bức xúc kéo dài.
Cụ thể, từ thời điểm chuyển giao có hiệu lực theo Quyết định 2151 ngày 5/12/2011 đến tháng 4/2012, Viettel vẫn chưa thanh toán bất cứ khoản tiền nào cho các doanh nghiệp triển khai xây dựng trạm BTS cho EVN thuê (gọi tắt là doanh nghiệp xã hội hóa – DN XHH).
Video đang HOT
Ngày 25/4/2012, chi nhánh Viettel Hà Nội ra thông báo chủ trương tiếp nhận các trạm BTS của EVN Telecom, trong đó, số lượng trạm BTS bị hủy hợp đồng chiếm 80-95%. Thời điểm thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng có 1 tháng trong khi các DN đã chi trả cho nhà dân tiền thuê mặt bằng xây dựng trạm BTS hết năm 2012, thậm chí có những vị trí phải trả tiền thuê hết 5 năm cho nhà dân.
Sau khi có ý kiến của các cơ quan ban ngành quản lý, Viettel đã giải quyết được một phần theo chiều hướng đối phó. Ngày 12/7/2012, Viettel lần đầu tiên thanh toán tiền thuê trạm BTS từ tháng 1/2012 đến 6/2012, nhưng chưa thanh toán 6 tháng cuối năm 2012 theo cam kết hợp đồng.
Ngày 18/7/2012, chi nhánh Viettel Hà Nội ra thông báo thanh lý Hợp đồng thuê cơ sở hạ tầng đặt trạm viễn thông. Các DN XHH đã làm việc với chi nhánh nhưng Viettel không đưa ra được văn bản ủy quyền của Tập đoàn để đàm phán thanh lý, không cử người có đủ thẩm quyền ra giải quyết và cuộc họp không lập biên bản…
Đáng chú ý, từ tháng 7/2012 đến 3/2013, nhiều lần các DN XHH đề nghị Viettel cử người có thẩm quyền đàm phán thanh lý hợp đồng nhưng không được đáp ứng.
Sự việc tưởng như đã được “tháo gỡ” vào ngày 13/3/2013 mới đây khi Viettel tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo Tập đoàn viễn thông quân đội và đại diện các đơn vị XHH để bàn thảo các nội dung vướng mắc khi thanh lý hợp đồng. Nhưng tại cuộc họp không lập biên bản này, hai bên vẫn chưa đi tới thống nhất được nội dung thanh lý.
Theo phản ánh của các DN XHH, Viettel chỉ tiếp nhận nguyên trạng tài sản của EVN Telecom chứ không chịu trách nhiệm về những tài sản của các công ty XHH, đi ngược lại tinh thần chỉ đạo của QĐ 2151 của Thủ tướng.
Đáng chú ý, hợp đồng giữa EVN và các DN XHH còn nhiều sơ hở, không có điều khoản thanh lý nên Viettel không giải quyết đền bù!
Tới tháng 4/2013, Viettel vẫn không trả tiền thuê trạm từ tháng 6/2012 đến nay, đồng thời ép các DN XHH phải chấp nhận thanh lý đến 31/12/2012 thì mới thanh toán công nợ năm 2012, nếu không đồng ý, Viettel không thanh toán các khoản phí nào sau 31/12/2012.
Dư luận băn khoăn về cách cư xử “có một không hai” của Viettel khi đơn phương “phủi tay” trách nhiệm xử lý công nợ với các DN XHH, khiến không ít người lo lắng khi muốn bước chân vào đầu tư XHH.
Theo Dantri
EVN lại "đòi" tăng giá điện?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang kêu giá điện có áp lực tăng do phải chạy dầu để phát điện cung ứng cho mùa khô. Trong khi Bộ Công Thương trấn an vẫn đủ điện thì các chuyên gia nói nguyên nhân giá tăng có phần từ việc EVN lười sản xuất điện...
EVN kêu thiếu, Bộ Công Thương bảo yên tâm
Theo EVN, trong tháng 3, dự kiến phụ tải toàn hệ thống điện có thể đạt tới 355 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất dao động từ 17.700-17.900 MW. Hiện tại, mực nước nhiều hồ thủy điện lớn vẫn thấp hơn mực nước dâng bình thường, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Một lãnh đạo EVN cho biết, dù đã chủ động tích nước các hồ từ sớm, song vẫn xảy ra tình trạng tổng lượng nước các hồ thủy điện thiếu hụt so với mực nước dâng bình thường vào khoảng 5,297 tỷ m3(trong đó, miền Bắc hụt khoảng 1,9 tỷ m3; miền Trung thiếu hụt khoảng 2,623 tỷ m3).
Theo lãnh đạo EVN, tình hình cung cấp điện cho miền Nam căng thẳng do năm 2013 không có nguồn phát điện mới đưa vào vận hành. Chính vì thế, dự kiến, EVN sẽ phải huy động khoảng 1,113 tỷ kWh bằng nguồn điện dầu FO và DO cho mùa khô 2013 với chi phí giá thành cao hơn gấp nhiều lần so với nhiệt điện than, khí.
Trong tháng 3 này, mục tiêu vận hành hệ thống điện của EVN là khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than và tua-bin khí, các nguồn thủy điện khai thác theo kế hoạch điều tiết nước cho mùa khô.
Sản xuất điện của EVN đang có xu hướng giảm mạnh
Theo ông Đặng Huy Cường - Cục trưởng Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), nhằm cung cấp điện cho mùa khô năm 2013, ngay từ tháng 12/2012, Bộ Công Thương đã có quyết định về kế hoạch cung ứng điện năm 2013.
Theo kế hoạch này, trong năm 2013, dự kiến điện sản xuất toàn hệ thống tăng 11% so với năm 2012. Dự kiến điện tiêu thụ trong mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 6) là 64,1 tỷ kWh, tăng khoảng 10,58%.
Ông Cường cho biết, về cung cấp điện cho các tháng còn lại của mùa khô (3-4-5-6) của hệ thống điện cũng như miền Trung và miền Nam; Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN cập nhật lại tình hình thiếu điện của khu vực miền Nam.
"Trừ những sự cố đột biến về sản xuất điện trong các tháng sắp tới; về cơ bản, có thể cung cấp đủ điện cho các tháng mùa khô"- ông Cường nói. Tuy nhiên, ông Cường cũng thừa nhận, nếu hạn hán quá nặng, việc cung cấp điện cho mùa khô sẽ gặp nhiều khó khăn.
"Dự phòng cung ứng điện sẽ giảm do sản xuất điện suy giảm. EVN phải tăng sản lượng bằng cách chạy dầu FO và DO có giá thành cao từ 4 đến 5 nghìn đồng/kWh so với nhiệt điện than, khí nên ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng giá thành sản xuất điện"- ông Cường nói.
"Lười" sản xuất và điệp khúc tăng giá
Trao đổi với PV, một chuyên gia kinh tế cho biết, trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 thường là giai đoạn nắng nóng ở miền Nam và miền Bắc nên nhu cầu điện tăng rất cao.
Trước tình hình sản xuất điện phục vụ mùa khô khó khăn như hiện nay, EVN sẽ đề xuất tăng giá điện. Theo vị chuyên gia này, phân tích số liệu cho thấy, EVN đang rất lười sản xuất điện. "Sản lượng điện do EVN sản xuất đang có xu hướng giảm mạnh, đồng nghĩa với việc điện mua ngoài tăng nhanh" - vị chuyên gia nói.
Ngoài ra, cũng theo vị chuyên gia, hiện giá than bán cho điện chỉ chiếm khoảng 70% giá thành. Mỗi năm, TKV phải bù lỗ cho điện gần 7.000 tỷ đồng nên xu hướng tăng giá than theo giá thị trường có thể sẽ xảy ra vì không thể để ngành than bù lỗ cho điện mãi được.
"Điện sản xuất đang có xu hướng giảm, trong khi giá than đầu vào tăng bằng giá thành sản xuất, chắc chắn, thời gian tới, EVN lại tiếp tục điệp khúc đề xuất tăng giá điện để bù lỗ" - vị chuyên gia khẳng định.
Liên quan đến giá bán điện, ông Đặng Huy Cường cho hay: Hiện Thủ tướng đang giao cho Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan xem xét giá than bán cho điện một cách thích hợp nhất (trên nguyên tắc giá than bán cho điện sẽ tiến gần tới giá thành sản xuất than); cũng như lộ trình để giá than và giá điện theo cơ chế thị trường.
Nếu Thủ tướng đồng ý giá than bán cho điện tăng bằng giá thành sản xuất, lúc đó giá than sẽ tăng thêm 30%, điều này khiến giá điện có nguy cơ tăng cao.
Theo 24h
2015, người dân, DN khó gánh nổi giá điện Tăng giá điện 5%, Tập đoàn điện lực mới thu thêm được khoảng hơn 3.000 tỷ (sau khi trừ chi phí). Từ nay đến 2015, EVN được Thủ tướng cho tăng giá để bù lỗ khoảng 26.600 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá còn đang treo. Như vậy, đến hết 2015, giá điện Việt Nam phải tăng khoảng 40% so với hiện...