Vụ 735 công nhân nhập viện sau uống nước: Do nguyên liệu sản xuất?
Cơ quan chức năng đã thông báo kết quả bước đầu xét nghiệm và giám định các mẫu vật liên quan đến vụ 735 công nhân của Công ty TNHH Giày HôngFu và Hông Mỹ bị choáng ngất sáng ngày 15/5.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành lấy các mẫu vật để giám định như: Nước; chất bột màu đen và màu trắng ngà thu tại xưởng C; không khí thu trong khu sản xuất xưởng C; chất nôn của 7 công nhân; keo dán giầy, keo máy khâu và chất lỏng tẩy rửa.
Không phát hiện chất độc trong nước của công nhân uống.
Theo kết quả xét nghiệm của Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an giám định như sau: Các mẫu nước, chất bột màu đen và màu trắng, không khí, chất nôn của 7 công nhân đều không tìm thấy chất độc thường gặp.
Các mẫu keo dán giầy, keo máy khâu và chất lỏng tẩy rửa tìm thấy thành phần dung môi: Hidrocacbon, etyl axetat và N-propyn axetat. Các chất dung môi nêu trên là chất lỏng, dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng nhanh. Dung môi trên có mùi thơm đặc trưng, gây kích thích mắt, mũi, họng. Người hít phải dung môi trên sẽ gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ho, khó thở, thở gấp, da có thể xanh xao vì máu thiếu ôxy.
Dung môi hidrocacbon có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc mắt, mũi, họng, phổi. Ở nồng độ cao có thể gây chảy máu mũi, chảy nước mũi, đau rát họng. Mức độ nhiễm độc phụ thuộc vào nồng độ của các chất trong không khí. Hiện nay cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng điều tra để làm rõ xác định nguyên nhân vụ việc.
Video đang HOT
Sở Y tế Thanh Hóa cũng đã báo cáo nhanh kết quả phân tích độc lập mẫu nước nghi gây độc và kông tìm thấy các tác nhân gây ngộ độc trong các mẫu nước nhận được.
Ngày 19/5, Công ty TNHH Giày Hông Fu và Hông Mỹ hoạt động trở lại bình thường.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Vì sao Hà Nội không có nước mía 4.000 đồng/ly?
Mía hiếm, giá thuê mặt bằng đắt đỏ cùng với phí vận chuyển qua nhiều kênh... là những lý do khiến giá một ly nước mía ở Hà Nội đắt gấp 2-3 lần tại TP. HCM.
Giá nguyên liệu đầu vào là một trong những nguyên nhân khiến mía đá Hà Nội đắt gấp 2-3 lần Sài Gòn. Chị Nguyễn Thị Trang, bán mía trên đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, giá mía nguyên liệu tại Hà Nội nhập buôn từ 110.000 đến 130.000 đồng/vác (1 vác bằng 10 cây). Vào cuối tháng 5, mía khan hiếm giá nhập lên đến 140.000-150.000 đồng/vác.
Theo chị Trang, mức giá 10.000 đồng/ly mía đá là còn quá rẻ. Nhiều khu vực gần sân vận động Mỹ Đình, Phố Cổ, Hồ Tây... giá lên đến 15.000 đồng. Chị Trang nhẩm tính, 1 cây mía nguyên liệu giá trung bình là 12.000 đồng có thể "chế" được khoảng 3 ly nước mía, bán được 30.000 đồng. Nếu trừ tiền nguyên liệu, điện, đá viên, chỗ ngồi và các chi phí khác, mỗi ly mía lời được vài đồng lẻ. "Chi phí bỏ ra cho một ly mía đá đã hơn 5.000 đồng rồi mà bán 4.000 đồng thì lỗ vốn", chị nói.
Giá một ly nước mía tại TP. HCM chỉ bằng một phần ba so với Hà Nội. Ảnh: Ngọc Lan.
Anh Hanh, chuyên giao mía cho các quán khu vực Cầu Giấy, Hoàng Quốc Việt, Mai Dịch, Đống Đa (Hà Nội) cho biết, mía xay nước chủ yếu được lấy từ Hoà Bình, Thanh Hoá về. Mức giá lấy buôn dao động 8.000 đến 9.000 đồng/cây. Khi đổ buôn cho các quán giá 12.000 đến 13.000 đồng/cây. Trong khi đó, ở TP.HCM, mía nguyên liệu chỉ rẻ bằng một nửa, khoảng 4.000-6.000 đồng/cây, nên giá nước cũng rẻ hơn so với Hà Nội.
Về mức giá đắt của nước mía tại Hà Nội, anh Hanh cho rằng, do mía từ vườn tới tay người dùng phải qua nhiều công đoạn, mối lái. Khi cây mía tới anh Hanh đã là đại lý cấp 3, tới tay người bán nước là đại lý cấp 4. Anh cho biết, giá mía tại vườn dao động 3.000 đến 3.500 đồng/cây, sau đó thương lái tại địa phương mua về chất ở bãi. Xe tải trên Hà Nội về bãi lấy giá 6.000 đến 7.000 đồng/cây, anh lấy buôn lên 9.000 đồng.
Mỗi sáng, anh Hanh phải đi hơn 30 km lên Hà Đông lấy hơn 1.000 cây mía về, sau đó đổ buôn cho các quán lẻ. Anh cho rằng, với mức giá đổ buôn cho đại lý cuối cùng, trừ tiền xăng xe, phí vận chuyển giá lên 12.000 đồng/cây là phải chăng. "Hơn nữa, do mía trồng tại miền Bắc chỉ theo vụ, không phải quanh năm như miền Nam nên giá mía đắt hơn nhiều lần", anh Hanh chia sẻ.
Chị Oanh, bán nước tại một ngõ nhỏ trên đường Hồ Tùng Mậu cho biết thêm, tại Hà Nội, mía đá chỉ bán được bắt đầu từ tháng 4 đến khoảng tháng 8. Sau đó, khi trời mát, loại đồ uống này không còn được chuộng. Trong khi đó, ở thị trường TP.HCM, nắng nóng quanh năm, đồ giải khát được chuộng, nên người bán cũng thoải mái hơn trong việc chọn lựa mối đổ buôn và có thể mua được nguyên liệu với giá rẻ. "Hà Nội cũng có nhiều quán nước mía chỉ 6.000-7.000 đồng/cốc nhưng khá loãng vì bị 'độn' nhiều đá", chị Oanh nói.
Nước mía Hà Nội đắt là do mía nguyên liệu cao và nhiều chi phí khác. Ảnh: Ngọc Lan.
Trong khi đó, tại TP. HCM, một ly nước mía chỉ có giá 4.000-5.000 đồng, rẻ hơn một nửa, thậm chí một phần ba so với Hà Nội. Song đây chưa phải là mức giá rẻ nhất.
Kim Anh, sinh viên Học viện hàng không cho biết, tại khu vực Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, quận 1... nhiều nơi chỉ bán với giá 2.000 đến 3.000 đồng/ly. "Tuy có giá rẻ, nhưng tất cả mía đều ép trực tiếp trước mặt khách hàng nên không có chuyện thêm hóa chất", Kim Anh khẳng định.
Chị Bùi Thị Sáu (quận Tân Bình) còn cho biết, ở quận 6, TP. HCM có hơn 10 tiệm nước mía nằm trên con đường ngắn dưới chân cầu Hậu Giang. Ở đây một ly thường chỉ 2.000 đồng, ly lớn giá 3.000 đồng mà không phải chờ đợi.
Cây mía đến được với chủ quán Hà Nội phải trải qua nhiều khâu trung gian. Ảnh: Ngọc Lan.
Giá nước mía tại TP. HCM rẻ nhờ chi phí đầu vào rẻ hơn các nơi khác, trong đó có Hà Nội. Chị Thanh, bán nước mía trên đường Phan Văn Trị - Gò Vấp (TP. HCM), mía nguyên liệu thường lấy từ Tây Ninh, có xe hàng đổ về tận nơi, giá dao động từ 4.000-6.000 đồng/cây. "Mỗi cây mía nguyên liệu cho ra được 3-4 ly nước. Tính ra bán 4.000 đồng/ly vẫn có lời", chị nói. Tuy nhiên, mía đá ở Sài Gòn cũng đã tăng giá qua từng năm. Theo lời chị Thanh, chị bán ở đây từ khi nước mía chỉ có giá 1.000 đồng/ly. Đến nay đã 15 năm, một ly đồ uống này tăng giá lên 4.000 đồng.
Theo Zing
Mũ lá - lắm người mua nhưng không có người làm Mũ đan đến đâu có người mua đến đó với số lượng không hạn chế. Vậy mà số người đan mũ chỉ đếm được trên đầu bàn tay. Nghề đan mũ đang đứng trước nguy cơ biến mất vì không có người nối nghề. Những người bám trụ với nghề đan mũ lá cọ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nghề đan...