Vụ 7 người chết tại ở Hồ Tây: Vì sao GĐ công ty tổ chức nhạc hội được trả tự do?
Chuyên gia pháp lý nhận định, Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt giữ Giám đốc công ty TNHH kết nối Á Châu trong vụ 7 người chết khi tham gia lễ hội âm nhạc ở Hồ Tây là có căn cứ pháp luật.
Liên quan đến vụ 7 người chết khi tham gia lễ hội âm nhạc ở Hồ Tây, sau gần một ngày bị công an giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ông Lê Thái Sơn (26 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Giám đốc công ty TNHH kết nối Á Châu đã được trả tự do vì VKSND TP.Hà Nội không phê chuẩn lệnh bắt giữ ông Sơn của Công an Hà Nội.
Hình ảnh lễ hội âm nhạc tại Hồ Tây
Trước đó, cơ quan điều tra cho rằng, ông Lê Thái Sơn phải chịu trách nhiệm về cái chết của 7 nạn nhân tử vong khi tham gia đại nhạc hội mùa thu 2018 ở Công viên nước Hồ Tây nên đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Sơn để điều tra vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người, theo Điều 295 Bộ Luật hình sự 2015.
Vậy, căn cứ nào để VKSND TP.Hà Nội không phê chuẩn lệnh bắt giữ ông Lê Thái Sơn?
Nguyên là Kiểm sát viên vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự – xã hội thuộc VKSND Tối cao, ông Lương Quang Tuấn cho biết:
Ông Lương Quang Tuấn – Nguyên Kiểm sát viên thuộc VKSND Tối cao.
Video đang HOT
Căn cứ theo quy định tại Điều 110, BLTTHS năm 2015, chỉ được giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: “Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”.
Khoản 4, Điều này cũng quy định: “Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ ngươi trong trường hợp khẩn cấp hoăc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a va điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoan 2, Điều 132 của Bộ luật này”.
Thực hiện quyền giám sát của mình: “Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trương hơp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ”. (Khoản 6, Điều 110, BLTTHS năm 2015).
Từ các quy định của pháp luật nêu trên, nguyên Kiểm sát viên thuộc VKSND Tối cao cho rằng, đối chiếu với các quy định của pháp luật, xét thấy không đủ căn cứ để bắt giữ ông Lê Thái Sơn, Giám đốc công ty TNHH kết nối Á Châu nên VKSND TP.Hà Nội đã ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt giữ của Công an Hà Nội.
Ông Lương Quang Tuấn cũng nói thêm: “Mặc dù Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt giữ của Công an TP.Hà Nội nhưng không có nghĩa là cơ quan chức năng không được ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi thấy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Trong một số trường hợp, nếu xét thấy bị can có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì cơ quan chức năng có thể cho bị can tại ngoại trong quá trình điều tra vụ án”.
Luật sư Nguyễn Bá Ngà (đoàn Luật sư TP.Hà Nội).
Đồng tình với quan điểm của ông Lương Quang Tuấn, luật sư Nguyễn Bá Ngà (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: Khi phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan điều tra sẽ phải tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết được quy định trong BLTTHS và các văn bản dưới luật khác để thực hiện việc bắt giữ, ngăn chặn, trấn áp tội phạm.
Tuy nhiên, ngay sau khi tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết trong một khoảng thời gian theo luật định, nếu xét thấy không đủ căn cứ để chứng minh tội phạm hoặc không đủ cơ sở để áp dụng biện pháp tố tụng thì cơ quan chức năng phải ra văn bản để trả tự do cho người bị giam giữ.
“Khi thấy không đủ cơ sở để tạm giữ ông này, Viện kiểm sát đã không phê chuẩn lệnh bắt giữ của công an. Từ đó, cơ quan công an phải trả tự do cho ông Sơn là phù hợp với quy định của pháp luật”, luật sư Ngà nhận định.
Theo nguoiduatin
GĐ tổ chức lễ hội âm nhạc có 7 người chết được trả tự do
Công an TP Hà Nội đã trả tự do cho giám đốc 26 tuổi, đơn vị tổ chức lễ hội âm nhạc có 7 người chết "Du hành tới mặt trăng" -Trip To The Moon diễn ra tối 16/9, tại Công viên nước Hồ Tây.
Diễn biến mới nhất liên quan đến vụ 7 người chết ở lễ hội âm nhạc "Du hành tới mặt trăng" - Trip To The Moon diễn ra tối 16/9, tại Công viên nước Hồ Tây. Tối ngày 22/9, trao đổi với PV luật sư Trần Thanh (Đoàn luật sư TP Hà Nội), là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh Lê Thái Sơn (SN 1992, Giám đốc Công ty TNHH Kết nối Á Châu) cho biết, anh Sơn vừa được Công an TP Hà Nội trả tự do.
Luật sư Thanh cho hay: "Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội không phê chuẩn lệnh bắt của cơ quan công an cùng cấp nên thân chủ của tôi được trả tự do. Việc này là rất kịp thời, tránh oan sai".
Hình ảnh Công an tạm giữ Lê Thái Sơn trước đó. Nguồn: CAND.
Theo luật sư Trần Thanh, ngay khi Công an TP Hà Nội ra lệnh tạm giữ người khẩn cấp đối với thân chủ, ông đã có đơn kiến nghị gửi tới cấp tới VKSND TP Hà Nội và VKSND tối cao, nêu rõ đây là lỗi vô ý và các nạn nhân đã mang ma túy vào khu vực nhạc hội.
Nguyên nhân dẫn tới việc họ thiệt mạng là do sử dụng ma túy chứ không phải an toàn lao động hay an toàn trong khu vực đông người.
Trước đó, chiều 21/9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra lệnh giữ khẩn cấp đối với Lê Thái Sơn. Giám đốc 26 tuổi này bị tạm giữ khẩn cấp để điều tra về hành vi "Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người", quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015.
Một nạn nhân ngất sau khi tham dự đêm hội âm nhạc tại công viên nước Hồ Tây.
Ngoài ra, cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội còn ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Bùi Mạnh Duy (19 tuổi, ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) về tội "Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy".
Bùi Mạnh Duy được xác định đã rủ 15 thanh niên gom tiền mua 10 viên thuốc lắc cùng cần sa sau đó phân phát cho nhóm bạn sử dụng tại Lễ hội âm nhạc diễn ra ở Công viên nước Hồ Tây đêm 16/9. Trong nhóm của Duy có 1 người nhập viện cấp cứu.
Hiện vụ việc đang được làm rõ.
Bảo Ngân
Theo kienthuc
Nhận định ban đầu lý do 7 người chết ở lễ hội âm nhạc Khả năng các thanh niên sử dụng loại ma túy đã được thêm vào các chất khác để tăng ảo giác, gây ngộ độc cấp tính. Đến 12 giờ ngày 17-9, khu vực công viên nước Hồ Tây vắng người. Lực lượng chức năng đang làm việc bên trong hiện trường nơi tổ chức lễ hội Trip To The Moon (Du hành tới...