Vụ 662 ca ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Ông chủ hộ cung cấp suất ăn là ai?
Hiệu trưởng Trường iSchool Nha Trang không có số điện thoại của ông Bùi Phúc Lam – chủ hộ kinh doanh cung cấp suất ăn cho học sinh.
Khi phóng viên đến địa chỉ nhà ông Lam thì hầu như không ai biết. Số ca ngộ độc thực phẩm tại trường này đã lên đến 662 người, trong đó 1 học sinh tử vong.
Chưa phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm ở bếp ăn
Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa, Trường iSchool Nha Trang ký hợp đồng với hộ kinh doanh Bùi Phúc Lam cung cấp suất ăn cho học sinh. Ông Bùi Phúc Lam (ở phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang), có giấy phép hộ kinh doanh số 37A80221626 do Phòng Tài chính – Kế hoạch TP Nha Trang cấp ngày 24-9-2015 (đăng ký lại lần 1). Ngành nghề kinh doanh: Bán hàng ăn uống giải khát, hải sản tại gian hàng Trường iSchool Nha Trang. Địa chỉ 25 đường Hai Bà Trưng, phường Xương Huân, TP Nha Trang là địa chỉ của Trường iSchool Nha Trang.
Ông Lam có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số 165/ATTP-CNĐK do Phòng Y tế TP Nha Trang cấp ngày 19-10 (cấp lần 3), kinh doanh bán hàng ăn uống giải khát tại trường này.
Sau khi xảy ra vụ ngộ độc, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế đã tổ chức đoàn kết hợp địa phương, ban giám hiệu nhà trường kiểm tra thực tế việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể tại Trường iSchool Nha Trang. Kết quả kiểm tra cho thấy chưa phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm. Trung tâm Y tế TP Nha Trang cũng đã cho nhân viên tổng vệ sinh các khu vực trong trường, đặc biệt là bếp ăn; khử khuẩn bằng dung dịch Chloramin B.
Cơ quan chức năng có mặt tại khu vực nhà ăn Trường iSchool Nha Trang ngày 23-11
Khi phóng viên đến địa chỉ nhà ông Lam thì hầu như không ai biết.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hữu Bình, Hiệu trưởng Trường iSchool Nha Trang, cho biết nhà trường ký hợp đồng với ông Lam để cung cấp bữa ăn cho học sinh. Thức ăn sẽ được chế biến tại nhà trường theo đúng quy định, quy trình và cơ quan y tế Khánh Hòa đã kiểm tra. Hộ kinh doanh Bùi Phúc Lam tự liên hệ, lấy nguồn nguyên liệu chế biến.
Trả lời câu hỏi ‘Cánh gà chiên được lấy từ đâu?’, ‘Nhà trường có tìm hiểu không?’, ông Bình cho biết vấn đề này cơ quan công an đang điều tra làm rõ, để đơn vị này trả lời. Nhà trường đang quan tâm chính đến vấn đề sức khỏe của các học sinh.
Video đang HOT
Ông Bình cũng cho biết không có số điện thoại của ông Bùi Phúc Lam mà có bộ phận căng tin phụ trách. Do đang triển khai việc trả lại viện phí cho các học sinh nên ông Bình xin lỗi không thể nói thêm về vấn đề này.
Nhiều câu hỏi chưa được trả lời
Ngày 23-11, cơ quan chức năng có mặt tại nhà ăn của Trường iSchool Nha Trang sau khi Viện Pasteur Nha Trang công bố xét nghiệm mẫu thức ăn ngày 17-11 mà học sinh Trường iSchool Nha Trang ăn. Xét nghiệm này cho thấy đã phát hiện 3 loại vi khuẩn trong mẫu cánh gà chiên, trong đó có vi khuẩn Salmonella, Bacillus, Escherichia Coli (Ecoli).
TS Đỗ Thái Hùng, Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, cho biết nguy hiểm nhất là vi khuẩn Salmonella có khả năng gây nhiễm trùng, nhiễm độc, nôn, tiêu chảy, sốt, đau quặn. ‘Chỉ điểm của Escherichia Coli có nghĩa thực phẩm đấy nhiễm bẩn, còn Bacillus cereus một chủng sinh độc tố, ly giải hồng cầu. Còn một chủng là độc tố ruột, không ly giải hồng cầu, đều có tác hại’ – ông Đỗ Thái Hùng cho biết.
Khu vực nhà ăn của Trường iSchool Nha Trang
Khay thức ăn ngày 17-11-2022 được xét nghiệm, món cánh gà chiên có đến 3 loại vi khuẩn
Trước đó, các phụ huynh học sinh đã đối thoại với nhà trường và Tập đoàn Nguyễn Hoàng (chủ đầu tư trường này). Ngoài tiền học phí, hằng tháng phụ huynh đóng tiền bán trú cho nhà trường hơn 1,4 triệu đồng, bình quân 70.000 đồng/ngày. Nhiều phụ huynh cho rằng với mức tiền đóng cao như thế nhưng chất lượng các loại thực phẩm lại không bảo đảm, không tương xứng với số tiền phụ huynh bỏ ra. Cha mẹ học sinh đã nhiều lần phản ánh nhưng ban giám hiệu nhà trường không tiếp thu, sửa đổi.
Sáng 23-11, phóng viên đã liên hệ với Trường iSchool Nha Trang và có nhiều câu hỏi liên quan đến suất ăn, việc kiểm tra kiểm soát thực phẩm, trách nhiệm của nhà trường và Tập đoàn Nguyễn Hoàng trong vụ ngộ độc tập thể. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, phía trường và Tập đoàn này chưa có thông tin phản hồi.
Bà Phạm Khánh Phong Lan: Trường học là đối tượng ưu tiên kiểm tra, giám sát ATTP
Đảm bảo an toàn thực phẩm cho học sinh trong trường học phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu, bởi việc này không chỉ giúp các em tránh được nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm mà còn giúp các em phát triển toàn diện.
Chỉ có 2 đơn vị trường học vi phạm ATTP
Thời gian gần đây, tình hình ngộ độc thực phẩm trong trường học xảy ra nhiều với quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, mới đây đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Ischool Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) khiến hơn 600 học sinh và nhiều giáo viên của trường này phải nhập viện cấp cứu, trong đó có 1 học sinh đã tử vong.
Một bữa ăn bán trú của học sinh tại TP.HCM - Ảnh: PV
TP.HCM là địa phương có số lượng học sinh khá lớn với khoảng 1,7 triệu em trong năm học 2022-2023. Do đó, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trong trường học luôn được địa phương này đặt lên ưu tiên hàng đầu.
Hiện nay, tại các trường học trên địa bàn TP, bữa ăn của học sinh được thực hiện theo 3 hình thức gồm: nhà trường tự nấu, thuê nhà thầu bên ngoài vào trường nấu hoặc đặt suất ăn từ bên ngoài.
Đối với các bếp ăn tập thể do nhà trường tự tổ chức nấu đều được thực hiện quy trình 1 chiều nhằm đảm bảo quy định về ATTP. Theo đó, thực phẩm sau khi nhận sẽ được di chuyển đến khu vực bếp. Tại đây, đại diện Ban giám hiệu nhà trường hoặc nhân viên thực phẩm sẽ tiến hành kiểm tra số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hạn sử dụng trên bao bì.
Sau đó, thực phẩm được đưa vào 2 khu vực (rau củ quả và thịt cá) để rửa sạch. Các nhân viên đầu bếp tiến hành sơ chế rồi di chuyển đến các khu trung chuyển như: khu nấu cơm, khu nấu canh, khu nấu món mặn... Sau khi nấu hoàn chỉnh sẽ đưa về khu vực phân chia cho các lớp. Các suất ăn được che đậy an toàn trước khi dùng xe đẩy đưa đến các lớp. Quá trình di chuyển được giám sát bởi Ban giám hiệu và nhân viên bếp ăn.
Những trường học có diện tích rộng, có điều kiện thì tự tổ chức bếp ăn tập thể như thế. Còn những trường có diện tích nhỏ hẹp, không có điều kiện thì hợp tác với các đơn vị cung cấp suất ăn sẵn bên ngoài. Dù với hình thức nào, các trường vẫn luôn quan tâm và thực hiện nghiêm các vấn đề ATTP để đem lại bữa ăn cho học sinh an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp các em phát triển toàn diện.
Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, trong năm học 2022-2023 này, đơn vị đã kiểm tra 2.231 cơ sở, trong đó có 1.363 bếp ăn tập thể tự tổ chức, 122 bếp ăn tập thể hợp đồng, 2 căn tin tự tổ chức, 474 căn tin hợp đồng, 270 đơn vị cung cấp suất ăn sẵn của các trường học trên địa bàn TP và chỉ phát hiện 2 cơ sở vi phạm ATTP.
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh: "Trường học là đối tượng ưu tiên của chúng tôi trong công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực ATTP. Quan điểm của chúng tôi là phòng hơn chống".
Khuyến khích các trường sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chuẩn
Đánh giá về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực ATTP đối với bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học trên địa bàn TP trong năm học 2022-2023, bà Lan cho biết, về mặt thủ tục, giấy tờ pháp lý, đa số các bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học chấp hành khá nghiêm túc các quy định của pháp luật về ATTP. Hồ sơ pháp lý ở các trường đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, dễ truy tìm. Nguồn nguyên liệu, thực phẩm đầu vào đều có nguồn gốc rõ ràng, chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ thông qua hợp đồng, hóa đơn và năng lực của nhà cung cấp.
Nguồn nguyên liệu thực phẩm tại các trường đa số được lấy tại những đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia "Chuỗi thực phẩm an toàn" (807 cơ sở), hoặc các đơn vị có Giấy chứng nhận ISO, HACCP, VietGap, GlobalGap (670 cơ sở). Người quản lý và người tham gia chế biến có nhận thức tốt về nguyên tắc đảm bảo ATTP trong quá trình chế biến thực phẩm. Các trường có bố trí cán bộ y tế phụ trách công tác ATTP, thực hiện lưu giữ hồ sơ pháp lý, thường xuyên kiểm tra an toàn bếp ăn cũng như góp phần đảm bảo ATTP cho trường.
Tuy nhiên, bà Lan cũng cho biết, một số đơn vị cung cấp suất ăn cho các trường có nơi chế biến đặt ở tỉnh lân cận, ngoài phạm vi quản lý của TP nên việc kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn. Một số trường chưa thực hiện đầy đủ, đúng quy định về kiểm thực 3 bước theo Quyết định 1246. Một số trường không tổ chức căn tin do quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập dẫn đến tình trạng học sinh sử dụng thực phẩm trước cổng trường nên khó kiểm soát về ATTP...
Để đảm bảo ATTP trong các bữa ăn của học sinh tại trường học trên địa bàn TP, Ban Quản lý an toàn thực phẩm đề nghị trường học tiếp tục tăng cường tuyên truyền, tập huấn việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, quản lý, người chế biến tại các cơ sở dịch vụ ăn uống trong trường học.
Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ATTP tại các bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học, và các cơ sở cung cấp suất ăn cho trường học nhằm ngăn ngừa ngộ độc tập thể, sự cố về ATTP, góp phần chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên.
Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác kiểm tra ATTP các quy định mới về ATTP để thực hiện đồng bộ, thống nhất.
Trao đổi thông tin, kiến nghị các địa phương lân cận kiểm tra, giám sát các cơ sở cung cấp suất ăn có nơi chế biến tại địa phương khác cung cấp cho trường.
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về ATTP mới có hiệu lực đến các cơ sở, đơn vị trường học trên địa bàn quản lý.
Khuyến khích các trường học, đơn vị cung cấp suất ăn cho trường học sử dụng nguyên liệu thực phẩm được cung cấp bởi những đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia "Chuỗi thực phẩm an toàn", hoặc các đơn vị có Giấy chứng nhận ISO, HACCP.
Nhận diện 3 loại vi khuẩn trong món cánh gà chiên gây ngộ độc ở trường iSchool Nha Trang Theo kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang, đã tìm thấy nhiều vi khuẩn trong cánh gà chiên của bữa ăn khiến hàng loạt học sinh ngộ độc ở trường iSchool Nha Trang. Cụ thể, phát hiện vi khuẩn Salmonella spp; vi khuẩn Bacillus cereus; vi khuẩn Escherichia coli trong mẫu cánh gà chiên. Đồng thời vi khuẩn Bacillus cereus cũng...