Vụ 500 giáo viên sắp mất việc: Có người tố cáo phải chi 140 triệu
Phụ huynh của một giáo viên đã làm đơn tố cáo hiệu trưởng một trường học trên địa bàn huyện Krông Pắk đòi 140 triệu đồng cho một suất hợp đồng.
Ông N.V.M (xã Ea K’Mut, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) vừa gửi đơn tố cáo hiệu trưởng một trường THCS tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk đã nhận tiền để cho con gái ông vào dạy hợp đồng.
Công an tỉnh đang vào cuộc điều tra phản ánh của giáo viên về việc “chung chi” để được đi dạy.
Theo đơn, ông M cho biết, năm 2016, ông đã gặp ông H.B – Hiệu trưởng trường này – để xin cho con gái đi dạy. Lúc này ông B nói, hiện nhà trường còn một suất biên chế nhưng phải chi 140 triệu đồng.
Tin lời, ông Minh đã đưa cho ông B tổng cộng 120 triệu đồng. Sau khi đưa tiền con gái ông M được nhà trường nhận vào dạy hợp đồng với mức lương hơn 1 triệu đồng/tháng. Do con không được vào biên chế như “thỏa thuận”, ông M đòi lại tiền nhưng ông B không trả.
Sáng 14.3, đại tá Nguyễn Duy Trường, Trưởng Công an huyện Ea Kar, xác nhận đã nhận được đơn tố cáo của ông M. Tuy nhiên theo đại tá Trường, ông M chỉ cung cấp một số giấy vay tiền, giấy nhận nợ, khất nợ chứ không có giấy tờ nhận tiền chạy việc nên Công an huyện hướng dẫn ông M khởi kiện ra tòa để đòi tiền.
Cùng ngày, thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết, trước một số phản ánh của giáo viên trên báo chí về việc bỏ tiền ra để được ký hợp đồng lao động, Công an tỉnh đã giao phòng nghiệp vụ lập kế hoạch xác minh, làm rõ.
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, bà Ngô Thị Minh Trinh, cho biết chưa phát hiện tiêu cực trong việc huyện hợp đồng dôi dư hàng trăm giáo viên.
Như Dân Việt đưa tin, từ năm 2011 -2016, các chủ tịch UBND huyện Krông Pắk đã ký hợp đồng với hàng trăm giáo viên ngoài chỉ tiêu biên chế. Việc này đã khiến toàn huyện Krông Pắk thừa hơn 600 giáo viên.Tướng Rơi cũng cho biết, liên quan đến việc hợp đồng dôi dư hàng trăm giáo viên tại huyện Krông Pắk, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chuyển hồ sơ hoặc có dấu hiệu hình sự thì Công an tỉnh sẽ vào cuộc điều tra. Ngoài ra, nếu các giáo viên có đơn tố cáo trực tiếp thì Công an tỉnh sẽ điều tra ngay.
Theo UBND huyện Krông Pắk, trong số giáo viên hợp đồng dôi dư này có 208 trường hợp không có vị trí xét tuyển buộc phải chấm dứt hợp đồng, số còn lại sẽ tham gia kỳ thi tuyển viên chức giáo dục của huyện để chọn ra 83 người. Như vậy, sắp tới toàn huyện này sẽ có gần 500 giáo viên mất việc (chưa kể hàng chục trường hợp xin nghỉ việc trước đó).
Trả lời PV Dân Việt về việc liệu có tiêu cực trong việc lãnh đạo huyện “phóng bút” ký hợp đồng dôi dư hàng trăm giáo viên? Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó chủ tịch UBND huyện này cho biết, hiện vẫn chưa phát hiện tiêu cực nào. Bà Trinh cũng khẳng định sẽ đề nghị cơ quan chức năng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật nếu phát hiện dấu hiệu tiêu cực.
Theo Danviet
"Tín dụng đen" bóc lột nông dân nghèo: Nhiều cán bộ, đảng viên cũng khốn đốn
Không chỉ người dân nghèo thiếu hiểu biết mà ngay cả cán bộ, đảng viên vẫn dính bẫy "tín dụng đen". Nhiều người không chịu nổi áp lực nợ nần đã phải trốn đi biệt tích. Không chỉ với những tổ chức "tín dụng đen" mà ngay cả khi vay ngân hàng, nhiều hộ dân cũng đứng trước nguy cơ mất đất, mất nhà.
Bỏ trốn vì không có khả năng trả nợ
Đầu năm nay, nhiều người dân tại xã Ea Sô, huyện Ea Kar (Đăk Lăk) đã phải bỏ trốn vì không có khả năng trả nợ. Ông Nguyễn Đình Lân (thôn 5) cho biết: "Nhiều ngày liền không thấy vợ về nhà, liên lạc cũng không được, tôi cứ tưởng vợ đã về quê nhưng hỏi cũng không ai biết. Đang định đi báo công an thì bà ấy gọi về cho biết đang đi trốn nợ".
Theo ông Lân, đến khi đó ông mới biết vợ mình dính khoản nợ lên đến 450 triệu đồng, mỗi ngày phải trả cả gốc lẫn lãi khoảng 20 triệu đồng. Trước áp lực trả nợ, vợ ông phải bỏ nhà đi nhiều tháng...
Ông Nguyễn Đình Lân nói vợ mình vì nợ nần mà đã bỏ nhà đi. ảnh: Duy Hậu
Không chỉ vợ ông Lân, mà ở Ea Sô, có rất nhiều phụ nữ khác cũng bị dính vào món nợ với khoản lãi cắt cổ. Báo cáo của UBDN xã Ea Sô thời điểm đầu năm 2017 (Tết Nguyên đán), có 5 người vì trốn nợ mà không dám về nhà ăn Tết. Ngay cả vợ một lãnh đạo xã cũng vướng vào khoản vay cắt cổ này. Không chỉ người dân, mà một đảng viên cũng phải đưa gia đình trốn khỏi địa phương vì vướng "tín dụng đen". "Họ đều vay tiền của một người phụ nữ tên Nhuận ở xã Ea Đar (cùng huyện) với lãi suất 0,5%/ngày (mỗi triệu đóng 5.000 đồng/ngày). Nhiều gia đình không có tiền trả đã bị chủ nợ đến xiết đồ đạc nhà cửa khiến gia đình lục đục, li dị..."- ông Lân nói.
"Từ 50 triệu đồng vào năm 2015, đến đầu năm 2017 tôi đã nợ cả lãi lẫn gốc gần đến 370 triệu đồng. Nhiều khi không có tiền trả lãi, tôi đành phải vay tiền tiếp của chính chủ nợ để trả nợ. Ngoài ra, để có tiền trả nợ, tôi phải tham gia 3 chân hụi, mỗi tháng đóng 6 triệu đồng. Đến ngày hốt hụi, chủ nợ đến lấy hết, tôi chẳng lấy được đồng nào. Không thể chịu được áp lực nợ nần nên tôi buộc phải bỏ nhà đi"- vợ một cán bộ xã Ea Sô nói.
Do không đủ cơ sở để kiện chủ nợ, sau khi xảy ra sự việc trên, UBND xã Ea Sô đã cho cán bộ vận động hòa giải. Một số trường hợp sau khi được hòa giải đã phải mượn tài sản của người thân thế chấp ngân hàng để trả nợ.
Khổ vì "cò"
Họ đều vay tiền của một người phụ nữ ở xã Ea Đar với lãi suất 0,5%/ngày (tương đương 15%/tháng). Nhiều gia đình không có tiền trả đã bị chủ nợ đến xiết đồ đạc, nhà cửa khiến gia đình lục đục, ly dị...".
Ông Nguyễn Đình Lân
Không chỉ vay ngoài luồng mà việc vay tiền ở một số ngân hàng cũng bị những "bàn tay đen" thò vào. Tại xã Quảng Tín, huyện Đắk R'Lấp (Đăk Nông), nhiều người có nguy cơ mất đất, mất nhà khi vay vốn.
Đầu năm nay, được người giới thiệu, anh Y Đoan ở bon Ol B'Tung (xã Quảng Tín) đưa sổ đỏ của 9.000m2 đất đi công chứng rồi lên TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) vay 90 triệu đồng. Chỉ 1 ngày sau Y Đoan vay được tiền nhưng phải trả 11% tiền "cò" và 12% tiền lãi một năm của món vay. Số tiền còn lại chưa được 70 triệu đồng, mang về mua sắm lặt vặt và trả nợ là hết sạch. Ngày trả nợ ngân hàng đang đến gần mà Y Đoan không biết lấy đâu ra tiền để trả. Vậy là 9 sào đất đang đứng trước nguy cơ bị ngân hàng xiết nợ.
Không chỉ Y Đoan mà tại xã Quảng Tín có rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số cũng vay tiền thông qua "cò" hoặc người giới thiệu. Hầu hết họ đều được đưa đến huyện Cư Jut (một huyện của tỉnh Đăk Nông, cách xã Quảng Tín hơn 100km) để công chứng sổ đỏ và được đưa lên Buôn Ma Thuột để vay vốn tại một ngân hàng thương mại. Ở ngân hàng đó, không chỉ thủ tục đơn giản mà số tiền vay cũng cao hơn rất nhiều lần so với việc vay một số ngân hàng ở địa phương.
Ông Vũ Trọng Tài -Chủ tịch UBNDxã Quảng Tín xác nhận, hiện ở xã có 21 hộ vay với số tiền lên đến hơn 4 tỷ đồng. Hộ vay thấp nhất 90 triệu đồng và cao nhất là 700 triệu đồng. Ông Tài cho biết, qua tìm hiểu, người dân có phản ánh về việc chi hoa hồng cho người giới thiệu. Số tiền chi này người dân hoàn toàn tự nguyện. Cũng theo ông Tài, nguyên nhân khiến người dân không chọn các ngân hàng ở địa phương và thông qua xã để vay vốn có thể là do thủ tục mất nhiều thời gian, được vay không nhiều.
Ông Tài cho biết, so với việc vay ở một số ngân hàng ở địa phương thì số tiền mà dân vay thông qua "cò" được nhiều hơn gấp 3-4 lần. Thời gian để vay được tiền cũng rất nhanh chóng. "Qua kiểm tra thì có một số gia đình sau khi vay vốn về đầu tư làm ăn hiệu quả, nhưng cũng có không ít gia đình đứng trước nguy cơ mất đất vì vay số tiền quá lớn không có khả năng trả nợ. Hiện để ngăn ngừa tình trạng này, chúng tôi chỉ có biện pháp duy nhất là vận động tuyên truyền cho người dân"- ông Tài nói. /.
Theo Danviet
Được người yêu nhí đồng ý làm "chuyện người lớn", vẫn lãnh 12 năm tù giam Quen nhau qua mạng xã hội, giữa Thanh và bé gái 12 tuổi nảy sinh tình cảm. Trong một lần bị bố mẹ la mắng, bé gái đã rủ Thanh đi chơi và cả hai vào nhà nghỉ để quan hệ tình dục. Sau đó, Thanh đã bị người thân cháu gái tố cáo khiến phải vướng vòng lao lý. Ngày 17/11, TAND...