Vụ 5 triệu yen: Nhiều nghi vấn trong thông tin của bà Ngọt
Việc bà Ngọt cung cấp hàng loạt chi tiết liên quan đến số tiền “khủng” có chứng minh bà này là chủ sở hữu cua sô tiên 5 triêu yên?
Trươc đo, ngày 24/4, ba Nguyễn Thị Ngọt (40 tuổi, quê gốc Quảng Nam hiện tạm trú tại Huyện Hóc Môn, TP HCM) đã gửi đơn yêu cầu Công an quận Tân Bình tạm hoãn trao số tiền 5 triệu yen Nhật cho chị Hồng – ngươi đa nhăt đươc sô tiên trên 1 năm trươc. Ba Ngot cho biêt sô tiên trên la cua chông ba la ông Afolayan Caleb.
Sau khi chồng về nước, tháng 11/2013 bà dọn nhà và cho ông anh họ bộ loa mà ông Afolayan Caleb hay sử dụng gắn vào máy tính xách tay để nghe nhạc mà không biết trong đó có tiền. Người anh họ này sau đó đã bán bộ loa cho một người mua ve chai…
Việc bà Ngọt cung cấp hàng loạt chi tiết liên quan đến số tiền “khủng” có chứng minh bà này là chủ sở hữu? Để làm rõ các vấn đề liên quan, PV đã trao đổi với nhiều chuyên gia luật.
Trao đổi với PV, luật sư Đoàn Thanh Sơn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, về nguyên tắc thì bà Ngọt không chỉ phải chứng minh được mình là chủ sở hữu chiếc loa, người anh họ là người đã bán cho chị Hồng chiếc loa đó mà bà Ngọt còn phải có nghĩa vụ chứng minh khoản tiền 5 triệu yen Nhật là ngoại tệ được đưa vào Việt Nam một cách hợp pháp. Theo lời người anh họ của bà Ngọt, ông đã bán bộ loa cho một người mua ve chai bịt mặt nên có thể nói ông sẽ khó chứng minh người mua ve chai đó là chị Hồng.
Bà Ngọt vẽ lại hình dáng chiếc loa.
Luật sư Lê Đình Thi (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho hay: “Về khoản tiền 5 triệu yen giấu trong loa, trường hợp ông Caleb mang số tiền trên vào Việt Nam mà không khai báo theo thủ tục quy định thì số tiền đó sẽ bị xem là không hợp pháp và bị tịch thu. Hơn nữa, số tiền 5 triệu yen trên quy đổi ra được khoảng 1 tỷ đồng (tiền Việt Nam), là số tiền có giá trị lớn nên nếu tìm cách ngụy trang, giấu giếm để vận chuyển ngoại tệ trái phép qua biên giới thì theo quy định của pháp luật, người vận chuyển còn có khả năng bị xem xét xử lý về mặt hình sự”.
>> Người chủ 5 triệu yen xuất hiện phút ‘89′?
Video đang HOT
“Nếu ông Caleb chuyển số tiền trên vào Việt Nam hợp pháp, ông này phải chứng minh bằng các giấy tờ như giấy chuyển tiền từ Nhật về một ngân hàng ở Việt Nam hoặc có giấy rút tiền tại một ngân hàng nào đó ở Việt Nam. Nếu ông này không còn lưu giấy rút tiền thì có thể yêu cầu ngân hàng tại Việt Nam nơi ông đã rút số tiền trên cung cấp giấy, bằng chứng là ông Caleb đã rút tiền từ ngân hàng của họ bởi ngân hàng nào cũng có sổ lưu”, luật sư Thi chia sẻ.
Là người theo dõi vụ việc hy hữu ngay từ đầu, luật gia Đặng Văn Sơn (Hội Luật gia Việt Nam) cho biết, người nộp đơn yêu cầu muốn nhận tài sản phải chứng minh số tiền trên là thuộc sở hữu hợp pháp. Người phụ nữ cho rằng số tiền này là của chồng mình thì phải chứng minh được nguồn gốc cũng như phương thức gửi tiền. Nếu gửi qua ngân hàng phải có chứng từ của ngân hàng, nếu gửi bằng các phương thức khác cũng phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp.
Một vấn đề mà luật gia Sơn lưu ý là nếu xác định đây là ngoại tệ gửi từ nước ngoài về thì nhất định phải được gửi theo con đường hợp pháp. Tức là phải thông qua ngân hàng, hoặc nếu gửi bằng đường khác cũng phải được khai báo với cơ quan chức năng. “Mọi cách thức chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam bất hợp pháp đều không được công nhận, thậm chí còn có thể bị xử lý hình sự”, luật sư Sơn khẳng định.
Theo luật sư Sơn, nếu vận chuyển bất hợp pháp số tiền lớn như vậy qua biên giới thì người chuyển tiền có thể bị khởi tố theo Điều 154 Bộ luật Hình sự về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”.
“Không thể nhận bừa!” -đó là khẳng định của luật sư Trần Đức Hùng (Trưởng văn phòng luật sư Đức Hùng). Luật sư Hùng cho biết, nếu bây giờ bà Ngọt đứng ra nhận số tiền thì buộc phải trong thời hạn 1 năm không có ai nhận số tiền đó, đồng thời bà Ngọt phải chứng minh được mình là chủ sở hữu thực sự.
Bên cạnh đó, luật sư Hùng còn cho biết, nếu số tiền vẫn đang còn thì bà Ngọt có thể chứng minh bằng phương pháp giám định như dấu vân tay (nếu đang còn dấu vân tay), có nhân chứng và đầy đủ các cơ sở, bằng chứng rõ ràng. “Theo Bộ luật dân sự, nếu bà Ngọt không chứng minh được số tiền của mình thì số tiền đó chị Hồng sẽ là người nhận được”, luật sư Hùng cho biết thêm.
Lẽ ra công an phải bác yêu cầu này của bà Ngọt Luật sư Lê Văn Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu quan điểm, bà Ngọt chỉ cung cấp được 2 loại giấy tờ, gồm giấy chứng nhận kết hôn với ông Caleb do phía Nigeria cấp, nhưng chưa được phía Việt Nam đóng dấu công nhận; riêng phiếu lý lịch tư pháp của ông Caleb (do Sở Tư pháp TP.HCM cấp) được dùng để đến Công an quận Tân Bình trình báo và đề nghị hoãn trả tiền cho bà Hồng là không đúng pháp lý, lẽ ra công an phải bác yêu cầu này của bà Ngọt. Bên cạnh đó, theo như lời bà Ngọt, bà không phải là chủ sở hữu của số tiền 5 triệu yen, mà là của ông Caleb. Với các giấy tờ mà bà Ngọt cung cấp, bà không được thừa nhận là vợ chồng với ông Caleb, nên luật pháp Việt Nam không bảo hộ. Đáng chú ý, nếu ông Caleb mang số tiền 5 triệu yen vào Việt Nam bất hợp pháp, không khai báo thì số tiền này sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu, ông Caleb còn có thể bị xử lý về hành vi chuyển tiền trái phép qua biên giới”.
Nhóm PV
Theo_Người Đưa Tin
Vụ người ve chai nhặt được 5 triệu yên: Người phụ nữ xuất hiện "phút 89" là ai?
Người phụ nữ xuất hiện "phút 89" trong vụ người thu mua ve chai phát hiện 5 triệu yên Nhật trong chiếc thùng loa cũ đã mang đơn đến cơ quan công an trình báo, cho rằng chồng mình là chủ sở hữu của số tiền trên.
Bà Ngọt cho rằng số tiền vợ chồng người thu mua ve chai phát hiện có thể là của chồng bà
Sáng 28/4, PV Dân trí đã liên lạc với người phụ nữ xuất hiện "phút 89" trong vụ 5 triệu yên Nhật là bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn), hiện đang làm nghề mua bán quần áo, thiết kế mẫu.
Trước các câu hỏi xoay quay vấn đề tự nhận là chủ nhân của số tiền 5 triệu yên được người thu mua ve chai phát hiện trong thùng chiếc loa cũ, bà Ngọt khá bình tĩnh cho biết, bà có chồng tên Efolayan Caleb (SN 1957, quốc tịch Nigeria), giảng viên dạy tiếng Anh và từng có thời gian từ năm 2003 đến 2005 dạy tiếng Anh và phụ bán ô tô tại Nhật Bản. Đến năm 2009 chồng bà đến Việt Nam trực tiếp giảng dạy tiếng Anh ở một số trường cấp 2 và trung tâm ngoại ngữ.
Cũng trong khoảng thời gian này, bà Ngọt được một người giới thiệu gặp ông Efolayan Caleb, sau đó hai người kết hôn, được sự chứng nhận hợp pháp của cơ quan chức năng nước Negiria, hai vợ chồng bà Ngọt tạm trú tại huyện Hóc Môn. Khi chung sống với nhau, bà Ngọt thấy chồng có ba chiếc loa cũ không biết mua lúc nào. Trong đó có hai chiếc loa lớn và một loa nhỏ.
"Khi tôi chung sống với chồng, có vài lần nghe anh ấy nói rằng có để dành được một khoản tiền khoảng 6 triệu yên Nhật cất trong cái hộp. Tuy nhiên, sau nhiều lần chuyển nhà nên không nhớ cất cái hộp ở đâu. Khi nghe chồng nói vậy tôi chỉ nghĩ anh ấy nói cho vui nên không hỏi thêm. Đến cuối năm 2012, chồng tôi bị bệnh phải nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, tiếp tục nhắc đến khoản tiền 6 triệu yên và kêu tôi về nhà tìm số tiền đó để chữa bệnh, tôi có tìm khắp nhà nhưng vẫn không thấy. " - Bà Ngọt kể.
Đến 6/2013, ông Efolayan Caleb phải về nước để lo việc gia đình đến nay vẫn chưa trở lại. Đầu tháng 9/2013, khi dọn dẹp nhà, Bà Ngọt phát hiện 3 chiếc loa thùng cũ, một số người mua ve chai hỏi mua nhưng bà Ngọt không bán, hai tháng sau, bà Ngọt đem chiếc loa cho người anh họ tên Hòa (ngụ quận Tân Bình) để sửa lại sử dụng.
Cuối tháng 3/2014, bà Ngọt đọc được thông tin về vụ người mua ve chai (vợ chồng chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, tạm trú tại căn nhà trọ trong hẻm 84 Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình - PV) tìm thấy hơn 5 triệu yên Nhật trong thùng chiếc loa cũ thì lập tức gọi điện thoại cho ông Hòa hỏi về cái loa cũ nhưng ông Hòa cho biết đã bán ve chai từ lâu. Nghi ngờ đây là số tiền mà chồng mình từng nhắc đến trước đó nên bà Ngọt làm đơn gửi đến công an quận Tân Bình nhờ xác minh, làm rõ.
Khi được được hỏi vì sao bà Ngọt xuất hiện vào "phút 89", trong khi công an quận Tân Bình và các phương tiện truyền thông đã thông tin khá rộng rãi để tìm chủ nhân của số tiền hơn 5 triệu yên? Bà Ngọt nói: "Do tôi phải lo nhiều công việc làm ăn, gia đình nên không có thời gian để nắm bắt thông tin. Nếu không vô tình đọc được thông tin về vụ việc này trên mạng thì tôi cũng không biết. Tôi chỉ muốn xác minh, làm rõ số tiền đó có phải của chồng tôi hay không? nếu may mắn số tiền đó đúng là của chồng tôi thì cần được trả lại đúng với chủ sở hữu".
Chị Hồng, người phát hiện hơn 5 triệu yên trong chiếc thùng loa cũ khá bất ngờ khi "phút 89" có người đến nhận là chủ sở hữu số tiền
Cũng theo bà Ngọt, khi bà lên công an quận Tân Bình trình báo, các cán bộ đã hướng dẫn thủ tục để bà Ngọt và chồng chứng minh là chủ sở hữu số tiền 5 triệu yên. "Tôi với chồng vẫn thường liên lạc qua mạng, hiện tôi đã thông báo về số tiền mà anh ấy đã từng nói trước đó có thể là số tiền mà người mua ve chai nhặt được để anh ấy về Việt Nam giải quyết, tất cả bằng chứng anh ấy đang giữ. Tuy nhiên, chồng tôi đang bận nên chưa thể về đây được ngay. Nếu không về được chồng tôi sẽ viết giấy ủy quyền gửi về".
Khi được hỏi về phương thức vận chuyển số tiền khoảng 6 triệu yên mà chồng bà từng nói trước đó, bà Ngọt khẳng định chỉ nghe chồng kể chứ chưa bao giờ thấy hoặc hỏi về số tiền này.
Trong chiều 27/4, PV Dân trí cũng đã có cuộc trao đổi với chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, chị Hồng chia sẻ, việc người phụ nữ (bà Ngọt - PV) xuất hiện vào "phút 89" thực sự là chị bất ngờ. "Tôi sẵn sàng đứng ra làm rõ với người phụ nữ kia. Nếu bà ấy chứng minh đúng là chủ của số tiền thì tôi sẽ vui vẻ trả lại. Bây giờ tôi chỉ biết chờ công an quận Tân Bình xử lý theo đúng quy định của pháp luật" - Chị Hồng khẳng định.
Trung Kiên
Theo Dantri
Cận "giờ G", xuất hiện người nhận là chủ của 5 triệu Yen Cận giờ "G" có một phụ nữ đến Công an quận Tân Bình, TP HCM để nộp đơn xin nhận lại số tiền 5 triệu Yen do chị ve chai nhặt được. Công an quận Tân Bình sẽ niêm phong số tiền trên thêm 1 tháng để xác minh. Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (38 tuổi; tạm trú phường 10, quận Tân Bình,...