Vụ 5 triệu Yen: Luật sư “bóc tách” quyền sở hữu số tiền nhặt được
Theo Luật sư Lê Luân, đến nay đã hết thời hạn 1 năm từ ngày thông báo, nên theo quy định 5 triệu Yen phải trở thành tài sản của chị Hồng mới hợp lý
Sau 1 năm nhặt được 5 triệu Yen trong chiếc loa thùng cũ, số tiền 5 triệu yên vẫn chưa thuộc về chị Huỳnh Thị Ánh Hồng. Lý do là xuất hiện nhân vật lạ ở “phút 89″ là bà Phạm Thị Ngọt có đơn trình báo công an nhận đây là số tiền của mình. Hiện hồ sơ vụ việc đã được công an Tân Bình (TP HCM) chuyển lên toà án giải quyết.
Sai lầm khi quan niệm 5 triệu Yen là vật?
Luật sư Lê Luân, Đoàn Luật sư Hà Nội
Về vụ việc này, đã có nhiều ý kiến phân tích của các luật sư. Trong phân tích trên báo Tuổi trẻ, Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP HCM) dẫn ra các điều luật liên quan và cho rằng, tiền yen hay bất kỳ ngoại tệ nào hoàn toàn không được xem là tiền theo luật Việt Nam vì nó không phải là phương tiện thanh toán. Mà nếu nó không phải là phương tiện thanh toán (tiền) thì chỉ xem nó như một loại tài sản theo khoản 2 điều 174 Bộ luật dân sự. Do đó không thể áp dụng điều 163 Bộ luật dân sự xem nó là “tiền”.
Luật sư Lê Luân, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, đây là một cách lập luận và suy diễn nguy hiểm, sai lầm nghiêm trọng tư duy logic, vì những mệnh đề tương đương không khớp nhau: A tương đương B, B tương C, C không phải D nên suy ra: A không phải D. Tuy nhiên, dù C không phải D nhưng D lại là một tập giao với C. Nên đương nhiên trong A vẫn có một phần tính chất của D.
Luật sư Lê Luân, đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, quan niệm trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ dùng đồng tiền Việt Nam để thanh toán, giao dịch, còn ngoại hối không được phép là không đúng quy định pháp luật.
Luật sư Lê Luân dẫn chứng, Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2003 (đã sửa đổi năm 2013) quy định rằng không được phép giao dịch bằng ngoại hối trừ các trường hợp do Ngân hàng Nhà nước quy định. Mặt khác Pháp lệnh cũng giải thích rõ Ngoại hối là đồng tiền nước ngoài.
Video đang HOT
Tiếp đó, Thông tư 32/2013/TT-NHNN đã quy định rõ các trường hợp được giao dịch bằng ngoại hối tại Điều 3, Điều 4.
Trong khi đó, Điều 163 Bộ luật Dân sự chỉ ghi tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tức chỉ quy định là tiền chứ không phải chỉ tiền Việt Nam mà là một đồng tiền bất kỳ gọi tên và được hiểu là tiền. Mà về tập hợp, vật bao gồm tiền, tiền lại bao hàm tiền Việt Nam hoặc các loại tiền riêng lẻ khác… “Nên không ai tranh cãi việc tiền là vật cả. Mà chỉ cần áp dụng cụ thể việc 5 triệu Yen Nhật là tiền đã đủ rồi chứ không cần phải bảo nó là vật. Vì đủ điều kiện là cái nhỏ hơn thì áp dụng theo cái mà nó phù hợp nhất”- luật sư Lê Luân cho biết.
5 triệu Yen phải thuộc về vợ chồng đồng nát?
Theo Luật sư Luân, ngoại hối, ngoại tệ là tiền, chỉ là cách gọi pháp lý để phân biệt đồng tiền trong nước với đồng tiền của một quốc gia khác. Và vì là đồng tiền nên nó được thực hiện thanh toán quốc tế cũng như trong khu vực. Vì là tiền bởi nó là phương tiện trung gian thanh toán, trao đổi (vàng cũng là một loại tiền). Và tiền, về mặt vật chất, cũng là vật. Nhưng đối chiếu với Điều 163 Bộ Luật Dân sự 2005 thì thấy rõ ràng, tiền và vật là hai loại tài sản khác nhau, có hệ quả pháp lý khác nhau. Nên đến nay, để khắc phục, để hiểu đúng và đảm bảo khoa học pháp lý, Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 (sửa đổi) đã bỏ quy định như Điều 163, mà quy định tài sản chỉ bao gồm: Vật và Quyền. Được chia thành Động sản và Bất động sản.
Đôi vợ chồng mua ve chai nói dù giàu hay nghèo họ vẫn lao động, vẫn yêu thương nhau (ảnh: KT)
Luật sư Lê Luân cũng cho rằng, ngoại tệ, nó không phải là đồng tiền được lưu thông rộng rãi, nhưng nó được dùng để thanh toán, giao dịch dân sự trong đời sống hàng ngày, được cá nhân cất giữ, trao đổi, sử dụng hoặc tiết kiệm, hoặc phục vụ thanh toán các giao dịch vãng lai… nên nó phải là tiền chứ chẳng thể khác được. Tên gọi khác không phải để hiểu nó khác nhau khi nó là một loại. “Con bò Nhật Bản với con bò Việt Nam thì vẫn là con bò mà thôi. Chứ không cần bảo con bò Nhật Bản là động vật”- Luật sư Lê Luân giải thích.
Luật sư Lê Luân dẫn điều 239, Bộ Luật dân sự quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu quy định: Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.
Khoản 2, Điều này cũng quy định “Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật”.
Luật sư Lê Luân cho rằng, 5 triệu Yen sẽ trở thành tài sản của chị Hồng nếu không có ai nhận làm chủ sở hữu và chứng minh được là chủ sở hữu số tiền đó. Đến nay đã hết thời hạn 1 năm từ ngày thông báo, nên theo quy định tại Điều 239, Bộ Luật Dân sự, 5 triệu Yen sẽ trở thành tài sản của chị Hồng. Đó là cách làm hợp pháp./.
Minh Hòa
Theo_VOV
9 năm nữa chị ve chai nhặt được 5 triệu yên mới được nhận tiền?
Chị mua ve chai nhặt được 5 triệu yên cần phải chờ thêm 9 năm nữa mới có thể nhận được tiền, trong trường hợp không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu là ý kiến của chuyên gia.
Theo những tin tức mới nhất trên báo VTV, vụ việc người mua ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật hiện vẫn tiếp tục làm dư luận hết sức quan tâm và băn khoăn. Sau đúng 1 năm theo quy định của pháp luật, số tiền 5 triệu yên vẫn chưa thuộc về chị Huỳnh Thị Ánh Hồng.
Nguyên nhân là do Công an quận Tân Bình, TP.HCM, đơn vị thụ lý vụ việc này cho rằng, sự việc đang có dấu hiệu của tranh chấp khi nhận được đơn trình báo của bà Phạm Thị Ngọt nhận số tiền này thuộc về mình. Hiện những vấn đề pháp lý lại tiếp tục được đặt ra, khi mà công an Tân Bình đã chuyển hồ sơ lên toà án giải quyết.
Bàn về những diễn biến mới nhất của vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật, đã có nhiều ý kiến của giới luật sự và chuyên gia pháp lý nhưng kết quả vẫn chưa ngã ngũ. Mới đây, trong một buổi trao đổi với báo Thanh Niên, luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn luật sư TP.HCM) đã phân tích tính chất của vụ việc người mua ve chai nhặt được tiền ở một góc cạnh khác.
Vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và giới chuyên gia luật. Ảnh Thanh Niên
Theo đó, luật sư Thi cho rằng để xác định điều luật nào điều chỉnh đến đối tượng nào thì cần xác định tính chất của đối tượng đó là gì. "Phải xác định 5 triệu yên là gì? Hầu hết các ý kiến cho rằng là vật, từ đó áp dụng quy định đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên, vật vô chủ...
Tuy nhiên, điều hiển nhiên ai cũng biết 5 triệu yên là tiền. Điều 163 Bộ luật Dân sự (BLDS) về tài sản đã ghi rõ: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tác giả. Vậy 5 triệu yên là tiền chứ không phải là vật, vậy tại sao chúng ta cứ lấy quy định đối với vật để áp dụng trong trường hợp này", luật sư Thi đặt vấn đề.
Theo ý kiến của luật sư Thi, tiền là một tài sản được xác định hoàn toàn khác hẳn với vật. Chị Hồng phát hiện được 5 triệu yên trong thùng loa cũ và chiếm hữu nó là hoàn toàn ngay tình, chị cũng đã công khai. Do đó, đây là trường hợp sẽ được xác lập quyền sở hữu tài sản theo khoản 7, Điều 170, tức chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều, 247 BLSD.
Trong khi đó, khoản 1, Điều 247 BLDS quy định: "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ khi chiếm hữu...". Sau khi tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì quyền sở hữu của chủ sở hữu sẽ chấm dứt.
Theo ý kiến của Luật sư Thi, phải sau 9 năm nữa thì chị ve chai nhặt được 5 triệu yên mới có thể được nhận được. Ảnh Tuổi Trẻ
"Theo quy định tại Điều 174 BLDS thì tiền được phân loại là động sản. Do đó, người chiếm hữu ngay tình, công khai, liên tục 10 năm thì mới trở thành chủ sở hữu. Cụ thể, chị Hồng cần phải chờ thêm 9 năm nữa thì trở thành chủ của 5 triệu yên nếu không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu.
Trong trường hợp này, cơ quan công an cần trả số tiền cho chị Hồng nhưng chị chưa được sở hữu nên chưa được sử dụng và định đoạt. Vì vậy, cần phải mở một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng đợi đến hạn mới được nhận", luật sư Thi nói.
Vấn đề pháp lý ở đây là cơ quan nào sẽ quản lý hay giám sát tài sản trong trường hợp chờ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Luật sư Thi cũng đề xuất nên chăng cần bổ sung thêm chức năng, thẩm quyền này cho tòa án, và cần được nghiên cứu để sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng Dân sự cho phù hợp.
Theo Chât lương Viêt Nam
Mua chung cư của cán bộ nay bị thu hồi, có đòi lại được tiền? Nhà nước có quyết định thu hồi căn hộ mà vợ chồng tôi đã mua với một cán bộ. Xin hỏi chúng tôi có thể đòi lại được tiền đã mua nhà không? Vợ chồng tôi từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng lập nghiệp, do không có chỗ ở nên năm 2011 đã mua lại căn hộ chung cư của một công chức...