Vụ 5 triệu yen: Kẻ đưa, người đẩy!
Công an quận Tân Bình, TP HCM cho biết sẽ chuyển hồ sơ vụ 5 triệu yen cho tòa án phán quyết nhưng TAND quận Tân Bình khẳng định không thuộc thẩm quyền của mình vì chưa phát sinh tranh chấp
Chị Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM) hiện đang cố gắng tìm những chứng cứ để chứng minh mình là chủ nhân số tiền 5 triệu Yen. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú quận Tân Bình) vẫn miệt mài bên xe đẩy ve chai.
Chị Ngọt cho biết, sáng 4-5, chị đang liên hệ một số luật sư để nhờ hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý. Đồng thời, chồng chị cũng liên hệ một số người bạn đang dạy học ở Nhật, người làm giấy tờ passport ở Nhật, để chứng minh ông từng sinh sống, lao động ở đó.
Chị Ngọt bức xúc nói: “Mọi người nói tôi đến “phút 89″ mới nhận tiền rồi suy diễn tôi nhận bừa, khai man. Thật sự không phải, đầu tháng 4-2015 tôi đã nộp đơn lên công an. Tôi không hiểu tại sao cận ngày công an mới nói cho chị Hồng biết. Đáng ra, người đặt câu hỏi là tôi vì nhiều lần tôi làm việc với công an họ đều tỏ thái độ né tránh”.
Chị Ngọt cho biết hôm đi gặp chị Hồng và gặp công an chị có quay video bằng thiết bị camera được gắn trước ngực. Nội dung đoạn video này hiện chị Ngọt không tiết lộ nhưng đến lúc cần chị sẽ công bố.
Riêng chị Hồng cho biết vẫn chưa nhận một thông báo nào từ cơ quan chính quyền. “Tôi vẫn đang mù tịt thông tin chỉ theo dõi vụ việc của mình thông qua báo, đài”- chị Hồng nói.
Chị Ngọt cho biết, sẽ đi tìm bằng chứng để mọi người không hiểu sai về mình.
* Ông Nguyễn Văn Trí, chánh án TAND Tân Bình cho biết đến thời điểm hiện tại, TAND quận Tân Bình chưa nhận bất kỳ hồ sơ, tài liệu hay chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh giành quyền sở hữu 5 triệu Yen, ngoại trừ 1 công văn của cơ quan CSĐT. Công văn này cho rằng do diễn biến sự việc phát sinh tranh chấp nên cơ quan CSĐT sẽ chuyển hồ sơ sang tòa án để giải quyết.
Video đang HOT
Theo ông Trí, đối với vụ việc trên, tòa án chỉ vào cuộc khi sự việc có tranh chấp. Tuy nhiên, vụ việc này vẫn chưa xác minh cụ thể các đối tượng trong phạm vi tranh chấp (ai là người tranh chấp, tranh chấp với ai). Thực tế, chị Hồng – người tìm thấy 5 triệu Yen chỉ là người nhặt được khoản tiền này và giao nộp cho cơ quan chức năng chứ không tranh chấp với ai. Cơ quan CSĐT đã thu giữ và gửi khoản tiền trên cho kho bạc nhà nước để bảo quản.
Đôi vợ chồng mua ve chai nói dù giàu hay nghèo họ vẫn lao động, vẫn yêu thương nhau.
Đặt trường hợp có người đến nhận lại nhưng cơ quan công an nhận thấy không có đủ căn cứ, cơ sở nên không giao lại tài sản thì đương sự có quyền kiện cơ quan CSĐT hay không? Như vậy, vụ việc này chỉ xác định được người có quyền khởi kiện nhưng không xác định được người bị kiện. Đây cũng là vấn đề cần phải xem xét.
Mặt khác, đến thời điểm hiện tại, bà Phan Thị Ngọt (người tự nhận là chủ sở hữu 5 triệu Yen) chưa có căn cứ hay bằng chứng thuyết phục để yêu cầu xin lại số tiền. Nếu số tiền này là của chồng bà Ngọt thì người chồng phải trực tiếp làm đơn xin nhận lại hoặc làm giấy ủy quyền hợp lệ cho bà Ngọt đứng ra xin nhận lại tài sản. Chưa hết, cơ quan chức năng cũng phải chứng minh nguồn gốc, quá trình vận chuyển về Việt Nam của 5 triệu Yen. Giả sử số tiền này không rõ nguồn gốc, đưa về Việt Nam theo con đường bất hợp pháp thì sẽ bị tịch thu, thậm chí xử lý hình sự.
“Nếu hồ sơ chuyển qua TAND quận Tân bình, chúng tôi sẽ xin ý kiến chỉ đạo của TAND TP về vấn đề xử lý vụ việc” – ông Trí cho hay.
Liên quan đến thông tin chuyển vụ việc cho Sở Tài chính TP HCM xử lý, ông Trí cho rằng pháp luật quy định rất rõ về quyền xác lập chủ sở hữu tài sản. Do đó, vụ việc này không thể giao cho Sở Tài chính hay bất kỳ sở ban ngành nào giải quyết vì 5 triệu Yen chưa xác lập quyền sở hữu của tập thể hay bất kỳ cá nhân.
Theo Ngươi lao đông
Vụ 5 triệu yen: Nhiều nghi vấn trong thông tin của bà Ngọt
Việc bà Ngọt cung cấp hàng loạt chi tiết liên quan đến số tiền "khủng" có chứng minh bà này là chủ sở hữu cua sô tiên 5 triêu yên?
Trươc đo, ngày 24/4, ba Nguyễn Thị Ngọt (40 tuổi, quê gốc Quảng Nam hiện tạm trú tại Huyện Hóc Môn, TP HCM) đã gửi đơn yêu cầu Công an quận Tân Bình tạm hoãn trao số tiền 5 triệu yen Nhật cho chị Hồng - ngươi đa nhăt đươc sô tiên trên 1 năm trươc. Ba Ngot cho biêt sô tiên trên la cua chông ba la ông Afolayan Caleb.
Sau khi chồng về nước, tháng 11/2013 bà dọn nhà và cho ông anh họ bộ loa mà ông Afolayan Caleb hay sử dụng gắn vào máy tính xách tay để nghe nhạc mà không biết trong đó có tiền. Người anh họ này sau đó đã bán bộ loa cho một người mua ve chai...
Việc bà Ngọt cung cấp hàng loạt chi tiết liên quan đến số tiền "khủng" có chứng minh bà này là chủ sở hữu? Để làm rõ các vấn đề liên quan, PV đã trao đổi với nhiều chuyên gia luật.
Trao đổi với PV, luật sư Đoàn Thanh Sơn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, về nguyên tắc thì bà Ngọt không chỉ phải chứng minh được mình là chủ sở hữu chiếc loa, người anh họ là người đã bán cho chị Hồng chiếc loa đó mà bà Ngọt còn phải có nghĩa vụ chứng minh khoản tiền 5 triệu yen Nhật là ngoại tệ được đưa vào Việt Nam một cách hợp pháp. Theo lời người anh họ của bà Ngọt, ông đã bán bộ loa cho một người mua ve chai bịt mặt nên có thể nói ông sẽ khó chứng minh người mua ve chai đó là chị Hồng.
Bà Ngọt vẽ lại hình dáng chiếc loa.
Luật sư Lê Đình Thi (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho hay: "Về khoản tiền 5 triệu yen giấu trong loa, trường hợp ông Caleb mang số tiền trên vào Việt Nam mà không khai báo theo thủ tục quy định thì số tiền đó sẽ bị xem là không hợp pháp và bị tịch thu. Hơn nữa, số tiền 5 triệu yen trên quy đổi ra được khoảng 1 tỷ đồng (tiền Việt Nam), là số tiền có giá trị lớn nên nếu tìm cách ngụy trang, giấu giếm để vận chuyển ngoại tệ trái phép qua biên giới thì theo quy định của pháp luật, người vận chuyển còn có khả năng bị xem xét xử lý về mặt hình sự".
>> Người chủ 5 triệu yen xuất hiện phút '89'?
"Nếu ông Caleb chuyển số tiền trên vào Việt Nam hợp pháp, ông này phải chứng minh bằng các giấy tờ như giấy chuyển tiền từ Nhật về một ngân hàng ở Việt Nam hoặc có giấy rút tiền tại một ngân hàng nào đó ở Việt Nam. Nếu ông này không còn lưu giấy rút tiền thì có thể yêu cầu ngân hàng tại Việt Nam nơi ông đã rút số tiền trên cung cấp giấy, bằng chứng là ông Caleb đã rút tiền từ ngân hàng của họ bởi ngân hàng nào cũng có sổ lưu", luật sư Thi chia sẻ.
Là người theo dõi vụ việc hy hữu ngay từ đầu, luật gia Đặng Văn Sơn (Hội Luật gia Việt Nam) cho biết, người nộp đơn yêu cầu muốn nhận tài sản phải chứng minh số tiền trên là thuộc sở hữu hợp pháp. Người phụ nữ cho rằng số tiền này là của chồng mình thì phải chứng minh được nguồn gốc cũng như phương thức gửi tiền. Nếu gửi qua ngân hàng phải có chứng từ của ngân hàng, nếu gửi bằng các phương thức khác cũng phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp.
Một vấn đề mà luật gia Sơn lưu ý là nếu xác định đây là ngoại tệ gửi từ nước ngoài về thì nhất định phải được gửi theo con đường hợp pháp. Tức là phải thông qua ngân hàng, hoặc nếu gửi bằng đường khác cũng phải được khai báo với cơ quan chức năng. "Mọi cách thức chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam bất hợp pháp đều không được công nhận, thậm chí còn có thể bị xử lý hình sự", luật sư Sơn khẳng định.
Theo luật sư Sơn, nếu vận chuyển bất hợp pháp số tiền lớn như vậy qua biên giới thì người chuyển tiền có thể bị khởi tố theo Điều 154 Bộ luật Hình sự về tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới".
"Không thể nhận bừa!" -đó là khẳng định của luật sư Trần Đức Hùng (Trưởng văn phòng luật sư Đức Hùng). Luật sư Hùng cho biết, nếu bây giờ bà Ngọt đứng ra nhận số tiền thì buộc phải trong thời hạn 1 năm không có ai nhận số tiền đó, đồng thời bà Ngọt phải chứng minh được mình là chủ sở hữu thực sự.
Bên cạnh đó, luật sư Hùng còn cho biết, nếu số tiền vẫn đang còn thì bà Ngọt có thể chứng minh bằng phương pháp giám định như dấu vân tay (nếu đang còn dấu vân tay), có nhân chứng và đầy đủ các cơ sở, bằng chứng rõ ràng. "Theo Bộ luật dân sự, nếu bà Ngọt không chứng minh được số tiền của mình thì số tiền đó chị Hồng sẽ là người nhận được", luật sư Hùng cho biết thêm.
Lẽ ra công an phải bác yêu cầu này của bà Ngọt Luật sư Lê Văn Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu quan điểm, bà Ngọt chỉ cung cấp được 2 loại giấy tờ, gồm giấy chứng nhận kết hôn với ông Caleb do phía Nigeria cấp, nhưng chưa được phía Việt Nam đóng dấu công nhận; riêng phiếu lý lịch tư pháp của ông Caleb (do Sở Tư pháp TP.HCM cấp) được dùng để đến Công an quận Tân Bình trình báo và đề nghị hoãn trả tiền cho bà Hồng là không đúng pháp lý, lẽ ra công an phải bác yêu cầu này của bà Ngọt. Bên cạnh đó, theo như lời bà Ngọt, bà không phải là chủ sở hữu của số tiền 5 triệu yen, mà là của ông Caleb. Với các giấy tờ mà bà Ngọt cung cấp, bà không được thừa nhận là vợ chồng với ông Caleb, nên luật pháp Việt Nam không bảo hộ. Đáng chú ý, nếu ông Caleb mang số tiền 5 triệu yen vào Việt Nam bất hợp pháp, không khai báo thì số tiền này sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu, ông Caleb còn có thể bị xử lý về hành vi chuyển tiền trái phép qua biên giới".
Nhóm PV
Theo_Người Đưa Tin
Mua chung cư của cán bộ nay bị thu hồi, có đòi lại được tiền? Nhà nước có quyết định thu hồi căn hộ mà vợ chồng tôi đã mua với một cán bộ. Xin hỏi chúng tôi có thể đòi lại được tiền đã mua nhà không? Vợ chồng tôi từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng lập nghiệp, do không có chỗ ở nên năm 2011 đã mua lại căn hộ chung cư của một công chức...