Vụ 5 nữ sinh biểu diễn phản cảm: Tiếp tục tranh cãi về ‘thô tục’
Video quay lại màn nhảy của 5 sinh viên trường Văn hóa nghệ thuật tại THPT Bất Bạt (Ba Vì, Hà Nội) với nhiều động tác gợi cảm, trang phục nude bó sát, tiếp tục tạo ra cuộc tranh luận kịch liệt.
Tiết mục nhảy “thô tục”
Là học sinh lớp 12 trường THPT Việt Đức (Hà Nội), Kiều Đức Mạnh sau khi xem video đã thốt lên “thô tục”, “thiếu văn hóa”. Nam sinh 17 tuổi cho biết khá quen thuộc với loại hình nhảy hiện đại có một số động tác gợi cảm. Tuy nhiên, nó thường chỉ xuất hiện trong những dạ tiệc ngoài khuôn khổ trường học, hoặc nếu được biểu diễn trong trường, sẽ có sự tiết chế.
“Trường em không bao giờ cho mặc quần áo ngắn, bó sát, dù chỉ để diễn văn nghệ. Các tiết mục biểu diễn cho học sinh luôn được một giáo viên duyệt trước”, Mạnh nói.
Nữ sinh ở ngôi trường được cho là cởi mở – THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội), cũng phản đối cách ăn mặc, trình diễn gợi cảm trong môi trường sư phạm. “Ở Ams, học sinh có thể biểu diễn nhảy múa cuồng nhiệt, nhưng luôn trong giới hạn ở cả trang phục lẫn động tác”, em này nói.
Hình ảnh trong buổi diễn văn nghệ ở THPT Bất Bạt (Hà Nội) gây xôn xao dư luận.
Bùi Hải, cựu học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), chia sẻ học sinh, sinh viên đều thích những màn biểu diễn hát, múa sôi động. Ở trường THPT của em, cũng có bạn mặc váy ngắn, quần soóc kèm áo hở bụng để nhảy hiện đại, múa bụng, nhưng trông vẫn lịch sự, đẹp mắt, chứ không kiểu gợi cảm như mấy vũ công trong video diễn ở trường THPT Bất Bạt.
“Trang phục của họ và cách diễn của họ chỉ hợp cho các sự kiện hoặc ở vũ trường. Với môi trường giáo dục, nhất là trước các học sinh chưa tròn 18 tuổi, cách ăn mặc, nhảy múa đó khiến người xem ngại ngùng”, Bùi Hải nói.
Video đang HOT
Độc giả tên Nga cho rằng phải chọn lọc tiết mục khi biểu diễn cho học sinh. “Dưới mái trường phổ thông, thầy cô đã chỉnh tề thế mà vẫn phải luôn ý tứ, cẩn trọng lời ăn tiếng nói. Cái gì sinh viên trường văn hóa nghệ thuật cho là bình thường, không có nghĩa có thể đem diễn ở đâu cũng phù hợp”, người này viết.
Nhiều độc giả đồng tình cho rằng ở môi trường sư phạm, việc mặc trang phục như ngoài đường, quán bar là phản cảm. “Đất nước phát triển như Mỹ hay các trường phổ thông ở châu Âu cũng không ăn mặc như vậy”, một người nhận xét.
Cấp ba có thể xem nhảy hiện đại
Ở chiều đối ngược, nhiều độc giả cho rằng học sinh xem màn biểu diễn này đều đã trên 16 tuổi nên “không có gì phản cảm”. Hàng ngày do vô tình hoặc chủ động, các em cũng được tiếp xúc với nhiều video ca nhạc của Việt Nam, Hàn Quốc, Mỹ… với trang phục hở, động tác nhảy sexy hơn.
“Chúng ta có cấm được học sinh không xem chương trình thế này không khi tivi, mạng xã hội chiếu đầy. Đừng cổ hủ quá”, độc giả tên Lê Trường nói.
Bạn đọc Nguyen Thao thì cho rằng “cấp ba rồi, phải con nít đâu mà kêu phản cảm”. Hơn nữa, đây là chương trình văn nghệ, không phải mít tinh, hội nghị. Các cô gái nhảy đẹp, học sinh xem thấy thích. Rất có thể, một số học sinh trỗi dậy ước mơ được như họ và nhập trường.
“Tôi thấy cần ủng hộ những hoạt động ngoại khóa như vậy nhiều hơn nữa để các em tự nhìn thấy con đường tương lai mà bước đi. Đừng áp đặt cái cổ hủ của các bạn vào nữa, nó sẽ vô tình giết chết ước mơ của lũ trẻ”.
Trước đó ngày 26/12, video quay tại THPT Bất Bạt (Ba Vì, Hà Nội) ghi lại màn nhảy với một số động tác gợi cảm của 5 sinh viên diện đồ ngắn, bó sát, màu nude. Hiệu trưởng trường THPT Bất Bạt, ông Hoàng Châu Tuấn cho biết, đây là tiết mục của sinh viên một trường Văn hóa nghệ thuật, trong buổi giới thiệu để quảng bá tuyển sinh cho trường. Do nghĩ đơn thuần là chương trình tuyển sinh, có thêm văn nghệ cho sôi động nên nhà trường không kiểm duyệt trước.
Buổi giới thiệu tuyển sinh của trường Văn hóa nghệ thuật có sự tham gia của 400 học sinh gồm toàn bộ khối 12 và một phần khối 11 trường THPT Bất Bạt.
Theo Minh Anh (VNE)
Thầy hiệu trưởng nhiều năm đứng chào học sinh mỗi sớm - chiều
Mỗi sáng, thầy Nguyễn Quốc Bình đều ra cổng trường đón chào học sinh. Những hôm trời lạnh, thấy các em không mặc đủ ấm, thầy ân cần nhắc nhở học trò vì ốm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Hình ảnh thầy hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình đứng chào cũng như nhắc nhở học sinh mỗi sáng và chiều tối đã trở nên quen thuộc với tất cả các học sinh trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trời nhá nhem tối, thầy Bình vẫn đứng chờ các em tan học hết rồi mới về. Học trò không ai bảo ai, cứ đến cổng đều chào to "Em chào thầy ạ!". Bóng dáng người thầy chào, vẫy tay và nở nụ cười hiền đã trở nên thật gần gũi đối với mỗi thầy cô, học trò và phụ huynh.
Bất kể nắng mưa sớm tối, thầy hiệu trưởng đều đứng chào đón học sinh ở cổng trường.
Đứng chờ con ở cổng trường, anh Đặng Việt Hưng chia sẻ: "Sáng nào tôi đưa con đến trường đều thấy thầy ở cổng, nhắc nhở các cháu đội mũ bảo hiểm, mặc áo cho ấm, đi lại cẩn thận. Đây là hình ảnh rất đẹp khiến tôi và nhiều phụ huynh khác cảm phục".
"Thầy là người em rất yêu quý, kính trọng và có cảm giác gần gũi chứ không hề xa cách. Thầy là tấm gương sáng để chúng em biết lễ phép với người lớn và hòa đồng với bạn bè", em Ngọc Lan (học sinh khối 10) tâm sự.
Thầy Bình nhắc nhở học trò dừng lại đội mũ bảo hiểm trước khi đi về.
Nói về hành động của mình, thầy Nguyễn Quốc Bình cho biết, việc chào học sinh không phải một hành động to tát. Đó như thông điệp chào nhau, niềm nở với nhau để cuộc sống gắn kết và có thêm nhiều vui mà thầy hiệu trưởng muốn gửi đến các học trò.
Đây là việc làm thường niên đã được thầy hiệu trưởng thực hiện nhiều năm nay. Trước đây, khi còn đang công tác tại Trường THPT Nhân Chính, lúc rảnh rỗi thầy Bình vẫn luôn đứng chào học sinh của mình.
Chia sẻ với PV Dân trí, thầy Bình cho biết: "Đây là thói quen của tôi nhiều năm nay. Hàng ngày nếu không vướng bận công việc hay họp hành gì, tôi đều cố gắng sắp xếp thời gian ra cổng trường đứng đón các em học sinh đến trường hay chào các em trước khi ra về.
Học trò vui vẻ chia sẻ với thầy hiệu trưởng hôm nay trên lớp có gì vui buồn.
Thông qua việc làm nhỏ này, tôi muốn tạo cho các em học sinh cảm giác thân thiện, gần gũi, đồng thời uốn nắn các em thực hiện nội quy khi đến trường. Cử chỉ của mình làm sao thân mật, gần gũi, nhẹ nhàng và tôi thấy các em thay đổi rất tốt".
Về nội quy trong trường, thầy Bình thường xuyên giáo dục nhắc nhở học trò gặp ai lớn tuổi, bạn bè nên có lời chào hỏi.
Theo Lệ Thu (Dân Trí)
Phu nhân Chủ tịch nước và Tết Trung thu yêu thương bên trẻ thiệt thòi Hình ảnh Phu nhân Chủ tịch nước trong bộ trang phục giản dị đến thăm và tặng quà trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS chắc hẳn đã để lại trong lòng nhiều người - đặc biệt là những em nhỏ thiệt thòi - những tình cảm sâu sắc và ấn tượng khó quên. Sẻ chia với những em nhỏ bất hạnh Phu nhân Chủ...