Vụ 5 công nhân thương vong: Giàn giáo không đảm bảo an toàn
Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An cho biết, nguyên nhân dẫn đến vụ sập giàn giáo tại công trường xây dựng Trung tâm Giáo dục huyện Quế Phong là do hệ thống giàn giáo không đảm bảo an toàn, đơn vị thi công không tuân thủ các quy định an toàn trong xây dựng.
Hiên trương vu sâp gian giao lam 5 ngươi thương vong, xac đinh nguyên nhân la do hê thông gian giao không đam bao an toan (Anh: Nguyên Duy).
Như Dân trí đưa tin, vào khoảng 11h ngày 29/10, một nhóm công nhân đang thi công đổ bê tông mái trần gác ba nhà phòng học ba tầng thì bất ngờ giàn giáo sập kéo theo một phần mái bê tông bị sập theo. Một số công nhân bị rơi từ tầng 3 xuống đất. Hậu quả làm ông Nguyễn Văn Đồng (50 tuổi, trú tại xóm 6, xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc) tử vong tại chỗ. Bốn người bị thương là ông Trần Hữu Minh (50 tuổi), anh Trần Văn Lâm (28 tuổi), Bùi Khắc Cửu (39 tuổi), cùng trú tại xã Nghi Hưng (Nghi Lộc), ông Nguyễn Đình Tâm (48 tuổi, trú tại xã Nghi Đồng, Nghi Lộc).
Chiều 30/10, tại bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An, các bác sỹ cũng đã tiến hành phẫu thuật thành công cho ông Bùi Khắc Cửu (39 tuổi) bị dập lá lách, đa chấn thương nặng. Hiện tại, sức khỏe của các nạn nhân trong vụ sập giàn giáo đã qua cơn nguy kịch và đang tiến triển tốt.
Môt trong 4 nan nhân đang đươc câp cưu (Anh: Doan Hoa).
Sau khi vụ tai nạn xảy ra ngày 30/10, Sở Xây dựng Nghệ An đã lập đoàn kiểm tra do ông Huỳnh Thanh Cảnh, Phó giám đốc Sở Xây dựng trực tiếp có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân dân đến sự cố sập giàn giáo cũng như đưa ra các biện pháp khắc phục. Tra lơi bao chi, ông Canh cho biêt, đơn vị thi công đổ bê tông phần mái cầu thang ngoài trời thì bị sập phần mái. Nguyên nhân là do hệ thống giàn giáo yếu, người ngồi trên mái đông, cộng với quá trình đầm gây rung nễn dẫn đến sập mái. Để xảy ra tai nạn lỗi chính thuộc về nhà thầu, ngoài ra bên giám sát thi công cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Video đang HOT
Được biết công trình trên do Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An làm chủ đầu từ, đơn vị thi công là Công ty CP xây lắp Nghệ An, đơn vị tư vấn giám sát là Công ty TNHH xây dựng thương mại Tất Thành.
Nguyên Duy
Theo Dantri
Xuất hiện vết nứt trên "biểu tượng mới của Đà Nẵng"
Mấy ngày nay, dư luận Đà Nẵng râm ran chuyện cầu Rồng vừa đưa vào hoạt động vài tháng đã xuất hiện nhiều vết nứt. Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, đây chỉ là hiện tượng bê tông giãn nở.
Được khánh thành và đưa vào sử dụng từ ngày 29/3/2013, cầu Rồng được xem là biểu tượng mới của TP Đà Nẵng. Đây không chỉ là một cây cầu độc đáo, có tính thẩm mỹ cao mà còn là điểm đến của nhiều khách du lịch khi tới thành phố biển này để được ngắm và xem "Rồng thép" phun lửa, phun mưa.
Một số đường nứt trên cầu Rồng
Tuy nhiên, thời gian gần đây, cầu Rồng xuất hiện nhiều vết nứt nhỏ, kéo dài khiến nhiều người lo ngại. Theo quan sát của phóng viên, vết nứt xuất hiện ở mố cầu phía đông (đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà) và dầm cầu. Có những vết nứt kéo dài đến 2m.
Chiều 1/11, Ban Quản lý dự án cầu Rồng (Sở GTVT Đà Nẵng) đã có văn bản báo cáo Thường trực Thành ủy và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về vấn đề này.
Đường nứt dưới mố cầu phía Đông
Theo ông Nguyễn Hà Nam, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án cầu Rồng, trong quá trình triển khai dự án, các đơn vị liên quan đều đã nhận thức được vấn đề trên và triển khai các giải pháp kỹ thuật từ khâu thiết kế đến thi công để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự co ngót hay giãn nở của bê tông. Tuy nhiên, vì kết cấu phức tạp nên không thể tránh khỏi việc xuất hiện một số vết nứt tại một số vị trí.
Theo ông Nam, qua theo dõi kết cấu công trình nói chung và đặc biệt là qua công tác kiểm định thử tải đánh giá an toàn chịu lực, đơn vị kiểm định thử tải đã có đánh giá chung như sau: Quá trình kiểm định sức chịu tải (chất tải và dỡ tải), không phát hiện các biểu hiện bất thường của kết cấu. Kết cấu cầu vẫn làm việc bình thường trong giới hạn đàn hồi.
Ngoài ra, các chỉ tiêu kỹ thuật như cường độ chịu tải, độ cứng chống biến dạng, chuyển vị đỉnh vòm, chu kỳ dao động riêng đều phù hợp với kết quả phân tích lý thuyết.
Một số vết nứt đã được công nhân trám lại
Qua kiểm tra thực tế, các vết nứt có bề rộng trung bình từ 0,1-0,2mm, xuất hiện ở các vị trí như: trên gờ chắn bánh dải phân cách đoạn nhịp trên dầm hộp thép; tại vị trí tiếp giáp giữa 2 lần đổ bê tông của dầm và ụ chân vòm; tại tường ngực mố cầu dẫn phía Đông.
"Các vết nứt trên xuất hiện là do co ngót bê tông hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường. Qua theo dõi không thấy có hiện tượng phát triển thêm, không có biến đổi bất thường. Các vết nứt này không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và khả năng làm việc của công trình cầu Rồng", ông Nam cho biết.
Ông Nguyễn Hà Nam, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án cầu Rồng trả lời báo chí
Ông Nam cũng cho rằng, công trình cầu Rồng được bảo hành 2 năm, việc xử lý các vết nứt nêu trên nằm trong kế hoạch bảo hành của đơn vị thi công, đảm bảo mỹ quan và hạn chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố môi trường xâm thực vào bê tông gây bất lợi cho công trình. Ban Quản lý dự án cầu Rồng và đơn vị quản lý cầu thường xuyên theo dõi và yêu cầu đơn vị thi công xử lý kịp thời.
Được biết, công trình cầu Rồng được xây dựng năm 2009 và đưa vào hoạt động tháng 3/2013 có chiều dài 666m, bề rộng mặt cầu 37,5m với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Đây là cây cầu vòm ống thép hình dáng rồng dài hơn 560 mét, nặng gần 9.000 tấn được đánh giá là độc đáo và lớn nhất Việt Nam.
Công Bính
Theo Dantri
Nghệ An: Sập giàn giáo, 5 người thương vong Sáng 30/10, tin từ UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ sập giàn giáo khiến 1 người chết, 4 người khác bị thương nặng. Theo đó, vào lúc 10h30 ngày 29/10, một nhóm công nhân đang thi công trên tầng 3 công trình Trung tâm giáo dục huyện Quế Phong thì bất ngờ giàn giáo...