Vụ “5 công an dùng nhục hình”: Nhiều ẩn số cần giải mã
Sau nhiều lần xét xử, vụ án “5 công an dùng nhục hình” gây chết người ở Phú Yên buộc phải điều tra lại từ đầu. Dư luận đang mong muốn làm sao để vụ án này được xét xử một cách khách quan, nghiêm minh.
Ngày 10.7, sau 2 ngày xét xử, HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án “dùng nhục hình” làm chết ông Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên) để điều tra lại; giao hồ sơ vụ án cho Viện KSND TP.Tuy Hòa giải quyết thuộc thẩm quyền.
5 bị cáo hầu tòa đều nguyên là sĩ quan công an tại Phú Yên. Đó là Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy) bị truy tố về tội dùng nhục hình theo khoản 3 Điều 298 của Bộ luật Hình sự, chịu hình phạt 5 năm tù. 4 bị cáo còn lại cũng bị truy tố về tội dùng nhục hình nhưng ở khoản 1 Điều 298, là: Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá) 2 năm tù, Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy) 1 năm 6 tháng tù; Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá) và Đỗ Như Huy (nguyên trung úy) hưởng án treo.
Các bị cáo trước tòa.
Theo cáo trạng của tòa, lúc 3 giờ 15 ngày 13.5.2012, dù không có lệnh của Viện KSND nhưng công an đã đến nhà riêng bắt ông Kiều đưa về Công an Tuy Hòa. Nhiều cán bộ công an tại đây đã thay nhau đánh đập, xét hỏi ông Kiều vì nghi ngờ có liên quan đến một vụ án trộm cắp. Đến 17 giờ 40 cùng ngày, ông Kiều tử vong do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm trên cơ địa có viêm phổi.
Tại tòa phúc thẩm, ấn tượng đầu tiên là sau năm lần bảy lượt vắng mặt, ông Lê Đức Hoàn – Phó Trưởng Công an TP.Tuy Hòa đã xuất hiện với tư cách nhân chứng. Tuy nhiên, là trưởng ban chuyên án, ông nói chỉ cho “mời” ông Kiều chứ không ra lệnh bắt; ông cũng “không biết gì” về việc thuộc cấp đã thay nhau đánh đập ông Kiều…
Video đang HOT
Tại tòa, cùng với việc đề nghị khởi tố ông Hoàn, luật sư Võ An Đôn (bảo vệ quyền lợi gia đình ông Kiều) đã đề nghị khởi tố thêm ông Lê Minh Chánh – Viện trưởng Viện KSND TP.Tuy Hòa về tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội”.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng không có bản án hay chứng cứ nào khẳng định ông Chánh cố tình bao che, bỏ lọt tội phạm. “Trong vụ án này, ông Viện trưởng Viện KSND TP.Tuy Hòa phải chịu trách nhiệm khi đã bao che, không khởi tố những đối tượng liên quan về hai tội danh: Giữ người trái pháp luật và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Mặt khác, ông đã tự ý chuyển một số bị can đồng phạm từ khoản 2 xuống khoản 1 trong Điều 298 (tội dùng nhục hình); và từ chối triển khai điều tra lại khi TAND TP.Tuy Hòa trả hồ sơ để điều tra và chuyển tội danh từ “Dùng nhục hình” sang tội “Cố ý gây thương tích” – luật sư Võ An Đôn trao đổi với phóng viên.
Còn luật sư Nguyễn Khả Thành (Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Phú Yên) cho biết: “Trong vụ này, cần phải khởi tố vụ án về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và sau đó, khởi tố bị can liên quan. Nếu ông Hoàn thực sự không chỉ đạo trong vụ bắt giữ này thì những người trực tiếp bắt phải chịu trách nhiệm”.
Theo Dân Việt
Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang vào ngày 12 và 13/10. Lễ an táng tổ chức tại quê nhà Quảng Bình.
Chiều 5/10, Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng đã có thông cáo về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo đó, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa được lập tại quê nhà. Ảnh: Phạm Hòa.
Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7h30 ngày 12/10.
Lễ truy điệu trọng thể Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7h ngày 13/10.
Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng Đại tướng được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng.
Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Trong hai ngày tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (từ 12h ngày 11/10 đến 12h ngày 13/10/2013), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng hoạt động vui chơi giải trí.
Ông Phạm Hữu Thảo, Phó chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Trưởng tiểu ban lễ viếng tại nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông báo đã chuẩn bị hoàn tất cho lễ viếng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy , huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Gia đình ông có bảy anh chị em nhưng người anh cả và chị cả mất sớm.
Ngày 22/12/1944, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sĩ - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp, tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Biên giới Thu Đông (1950), Điện Biên Phủ (1954),Tết Mậu Thân (1968), Hồ Chí Minh (1975).
Ông mất hồi 18h ngày 4/10/2013 tại viện quân y 108, Hà Nội.
Theo Tri thức
"Ông ơi, sao tim con nghẹn lại!" "Ông ơi, sao tim con nghẹn lại!" - Võ Thành Trung, cháu nội của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi lại cảm xúc trên trang cá nhân của mình hôm 5/10. Bức ảnh Võ Thành Trung thơm ông nội là Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chụp năm 1996 Trên trang cá nhân của mình, Võ Thành Trung - con trai của ông...