Vụ ‘4 cô giáo’ ở Thái Nguyên: Đi làm ăn bên Trung Quốc, bị hại cần lên tiếng
Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc điều tra và làm rõ động cơ của đối tượng tung tin thất thiệt trên. Trường hợp xử phạt hành chính cần phạt nghiêm khắc để tạo tính răn đe.
Thông tin trên VietNamNet, Chủ tịch huyện Định Hoá (tỉnh Thái Nguyên) – ông Nguyễn Minh Tú vừa báo cáo Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Công an tỉnh và các sở, ban ngành về thông tin “clip 4 cô giáo” gây xôn xao mạng xã hội.
Theo đó, trong ngày 1/12, đặc biệt ngày 3/12, trên mạng xã hội chia sẻ các status hoặc đường link với nội dung: “Xôn xao clip tập thể của 4 cô giáo ở Định Hóa – Thái Nguyên”; “Xem 4 cô giáo ở Định Hóa Thái Nguyên”…
Liên quan thông tin 4 cô giáo ở Định Hóa (Thái Nguyên) trên mạng xã hội, UBND huyện khẳng định đây là thông tin giả, không đúng sự thật và đang chỉ đạo Công an huyện xác minh làm rõ người tung tin, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Trao đổi với Khoa học và Đời sống, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng: Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc điều tra và làm rõ động cơ của đối tượng tung tin thất thiệt trên. Trường hợp xử phạt hành chính cần phạt nghiêm khắc để tạo tính răn đe.
Còn xét thấy có yếu tố hình sự như vu khống, bôi nhọ danh dự của các cá nhân, tổ chức thì cũng phải khởi tố vụ án. “Người bị hại, bị vu khống và phía nhà trường cần lên tiếng, có đơn gửi cơ quan chức năng để làm rõ được đối tượng tung tin giả, tin xấu. Từ đó, có hình thức xử lý nghiêm khắc”, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú nói.
Sau khi nắm bắt sự việc, UBND huyện Định Hóa đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện làm việc với các nhà trường để xác minh những người trong clip. Qua xác minh ban đầu và làm việc với các trường học trên địa bàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa khẳng định hình ảnh 4 cô gái được đăng trên mạng không phải là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, hợp đồng định mức khoán đang công tác tại các nhà trường thuộc phòng quản lý.
Hiện, thông tin thất thiệt nêu trên đã gây hoang mang dư luận và phẫn nộ trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói riêng. Theo thông tin từ mạng xã hội, clip này được lan truyền bởi một tài khoản trên mạng xã hội Twitter.
Tài khoản trên đăng tải sự việc các cô gái đi chơi sau ngày 20/11. Video được chính các cô quay lại làm kỷ niệm với thái độ rất vui vẻ và chơi đùa cùng nhau nhưng không may, 1 trong 4 người bị mất điện thoại nên video được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Trao đổi với Zing, lãnh đạo UBND huyện Định Hóa cho biết: “Tôi đã giao lực lượng chức năng xác minh, làm rõ 4 cô gái trong đoạn clip là người trên địa bàn đi làm ăn bên Trung Quốc. Hiện, công an đang truy tìm người tung tin gây hoang mang trên mạng xã hội để xử phạt”, lãnh đạo UBND huyện Định Hóa nói.
Cuộc sống hiện đại giúp con người rất nhiều nhờ những tiến bộ về công nghệ thông tin. Thế nhưng chính sự phát triển này lại phản ánh lên nhiều mặt tiêu cực.
Trên mạng xã hội tràn lan những video có nội dung nhảm nhí, giật gân, nhằm mục đích lôi kéo càng nhiều lượt xem càng kiếm được nhiều tiền. Đáng lo ngại là những video nhảm nhí này đã thu hút hàng triệu người xem, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống, thậm chí cả nhân cách của trẻ em, phần nào kéo văn hóa nghe – xem của xã hội đi xuống.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Nghị định 15/2020/NĐ -CP. Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số, vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Đối với các hành vi đăng video có nội dung nhảm nhí, giật gân, câu like, câu view, tùy từng trường hợp cụ thể rõ ràng. Những người đăng tải sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra những người đăng tải các hình ảnh lên như vậy còn phải bắt buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật. Nếu như trong quá trình đăng tải dẫn đến gây thiệt hại tới quyền và lợi ích của người khác. Họ còn phải đền bù thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cho người mà họ gây thiệt hại.
Lời khai tên cướp ngân hàng ở Thái Nguyên: Thua tài xỉu trên mạng, cần tiền để chuộc lại ô tô
Đối tượng bị bắt giữ vào khoảng 3h45 ngày 15/11 tại TP Phổ Yên, nơi đối tượng sinh sống. Quá trình khám xét chỗ ở của Đức Anh tại TDP Giếng thu giữ toàn bộ tang vật vụ án và số tiền 385.773.200 đồng (thu trên người 8.159.000đ).
Vào 14h15 ngày 14/11, sau khi dừng xe máy trước cửa chi nhánh ngân hàng, tên cướp đội mũ len bịt kín đầu, đeo khẩu sang, cầm vật nghi dùng quân dụng xông vào cướp tiền một chi nhánh ngân hàng ở TP Sông Công.
Nghi phạm đi bộ vào quầy giao dịch, ngồi ở ghế khách hàng. Hắn ta sau đó dùng "vật lạ" uy hiếp nhân viên, cướp tiền. Gây án xong, nghi phạm cầm theo bọc tiền bỏ chạy ra cửa lấy xe máy màu trắng đen tẩu thoát. Hai bảo vệ cùng nhân viên ngân hàng đuổi theo song bất thành.
Sáng sớm nay, 15/11, trao đổi với Báo CAND, Đại tá Bùi Đức Hải, Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự bắt giữ đối tượng cướp ngân hàng tại TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Đó là Phạm Đức Anh (SN 1989), trú xóm Vũ Chấn, xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; tạm trú phường Hồng Tiến, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng bị bắt giữ vào khoảng 3h45 ngày 15/11 tại TP Phổ Yên, nơi đối tượng sinh sống. Quá trình khám xét chỗ ở của Đức Anh tại TDP Giếng thu giữ toàn bộ tang vật vụ án và số tiền 385.773.200 đồng (thu trên người 8.159.000đ). Đối tượng khai nhận đã dùng 292.000.000 đồng mang đi trả nợ.
Đức Anh khai đánh tài xỉu trên mạng thua nhiều tiền phải thế chấp ôtô nên nảy sinh ý định cướp ngân hàng lấy tiền chuộc xe.
Trao đổi với Dân trí về các vụ cướp ngân hàng xảy ra gần đây, TS LS Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật Chính Pháp, đoàn luật sư Hà Nội phân tích, vụ việc cướp ngân hàng xảy ra tại Thái Nguyên là một vụ cướp manh động, táo tợn. Qua clip cho thấy, đối tượng đi một mình và thực hiện hành vi cướp tài sản bằng việc sử dụng một vật giống như trong quân dụng.
Hành vi của đối tượng thể hiện qua clip là rất manh động, liều lĩnh, coi thường pháp luật, đe dọa đến tính mạng sức khỏe của nhiều người và cướp đi số tiền giá trị lớn của ngân hàng.
Theo quy định của pháp luật thì hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi đó được xem là cướp tài sản. Người thực hiện hành vi cướp tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 168 bộ luật hình sự.
Nếu tài sản chiếm đoạt từ 500.000.000 đồng trở lên thì người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng vũ lực như thế này sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất được quy định tại khoản 4, Điều 168 bộ luật hình sự là phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài hình phạt chính thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như: "Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
Luật sư Cường cho biết, trong nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản thì tội cướp tài sản là tội danh có hình phạt cao nhất. Bởi hành vi cướp tài sản là hành vi nguy hiểm nhất trong nhóm các hành vi phạm tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản.
Hành động cướp tài sản không chỉ trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công dân mà còn đe dọa uy hiếp đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân. Không ít trường hợp đối tượng thực hiện hành vi cướp tài sản đồng thời gây ra thương tích, thậm chí ra tay với nạn nhân để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng cướp tài sản thường là các đối tượng lười lao động, không muốn làm việc nhưng lại muốn cướp đoạt thành quả lao động của người khác. Nạn nhân trong vụ cướp tài sản thường hoang mang, hoảng sợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tâm lý, sức khỏe, gây hoang mang trong dư luận. Bởi vậy đối tượng thực hiện hành vi cướp tài sản thường sẽ bị xã hội lên án mạnh mẽ và sẽ phải chịu chế tài nghiêm khắc của pháp luật.
Trước đây tội cướp tài sản có hình phạt kịch khung. Tuy nhiên khi sửa đổi bộ luật hình sự thì bộ luật hình sự 2015 đã bỏ hình phạt này ở tội danh trên nên hình phạt cao được pháp luật quy định hiện nay là tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên.
Vụ cướp ngân hàng xảy ra tại Thái Nguyên, các đối tượng thực hiện hành vi cướp tài sản cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Với số tiền chiếm đoạt trên 700.000.000 đồng như trong vụ việc này thì đối tượng cướp ngân hàng sẽ phải đối mặt với khung hình phạt là phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ vật mà đối tượng sử dụng có phải là vũ khí quân dụng hay không? Trường hợp đây là vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thể thao nhưng có tính năng tác dụng tương tự vũ khí quân dụng thì đối tượng này sẽ bị xử lý hình sự thêm một tội danh khác là tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Trường hợp kết án về hai tội danh thì tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc nếu hình phạt cao nhất là tù chung thân thì hình phạt chung sẽ là tù chung thân. Nếu bị phạt là tù có thời hạn thì tổng hình phạt sẽ không quá 30 năm tù.
Thái Nguyên: Người đàn ông bị đâm nằm gục bên vệ đường Đoạn clip ở hiện trường cho thấy người đàn ông bị một đối tượng dùng dao đâm nhiều nhát. Hậu quả là nạn nhân nằm gục tại chỗ. Liên quan đến đoạn clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông bị đâm gục ở Thái Nguyên được lan truyền trên mạng xã hội hôm 9/11, cùng ngày, qua trao đổi với báo...