Vụ 300 trí thức trẻ “bơ vơ”: Giải quyết công việc cho gần 200 người
Liên quan đến sự việc gần 300 trí thức diện thu hút nhân tài tại Quảng Bình rơi vào cảnh thất nghiệp sau khi chính sách này không còn được áp dụng, UBND tỉnh này đã chỉ đạo các ban, ngành tìm phương án tháo gỡ. Đến nay đã tạm giải quyết được công việc phù hợp cho gần 200 trường hợp.
Theo đó, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Nội vụ địa phương này đã chủ động tiến hành làm việc với các sở, ngành, địa phương để lên phương án tháo gỡ, bố trí công việc phù hợp và nguồn trả lương cho các lao động thuộc diện thu hút nhân tài bị mất việc sau khi chính sách này không còn được áp dụng.
Theo Sở Nội Vụ Quảng Bình, đến thời điểm hiện tại đã tạm bố trí công việc phù hợp cho gần 200 trường hợp. Tuy nhiên vẫn còn 60 trường hợp vẫn chưa thể giải quyết. Nguyên nhân chính là do bằng cấp của các lao động này không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ như thời điểm tuyển vào. Bên cạnh đó, các địa phương cũng không có ngân sách để trả lương vì đang sắp xếp giảm biên chế theo quy định.
Sau khi các ban, ngành tại Quảng Bình vào cuộc tìm phương án tháo gỡ, gần 200 trí thức diện thu hút nhân tài đã tạm có công việc phù hợp. (Ảnh minh hoạ)
Ngoài ra, một số trường hợp làm việc tại các sở, ban ngành cấp tỉnh cũng đã được bố trí lại công việc. Lương của những lao động này sẽ do các sở, ban ngành đó tự lo liệu chứ không dùng ngân sách của tỉnh.
Như Dân trí đã phản ánh, Chính sách thu hút nhân tài, đưa con em Quảng Bình tốt nghiệp các trường đại học chính quy trong và ngoài nước về làm việc được HĐND tỉnh này ra nghị quyết thực hiện từ năm 2012 (thời hạn 3 năm). Kinh phí thực hiện chính sách được trích từ dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh.
Vào thời điểm này, có gần 300 người vừa tốt nghiệp đại học chính quy được ký hợp đồng làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh Quảng Bình. Nghị quyết của HĐND tỉnh này cũng nêu rõ, trong thời gian hợp đồng, các lao động phải tiếp tục tự tìm kiếm vị trí công việc thích hợp.
Video đang HOT
Sau khi hết thời hạn 3 năm hợp đồng, để tạo điều kiện cho các lao động, HĐND tỉnh Quảng Bình tiếp tục ra nghị quyết gia hạn hợp đồng với các trí thức trẻ thêm 3 năm nữa. Tuy nhiên đến cuối năm 2017, UBND tỉnh Quảng Bình đã phải ra thông báo cắt hợp đồng đối với toàn bộ lao động thuộc chính sách sử dụng con em địa phương.
Quyết định này được đưa ra sau khi Tổng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu tỉnh Quảng Bình không được tiếp tục thực hiện chính sách vì vi phạm các quy định trong việc sử dụng ngân sách.
Đặng Tài
Theo Dantri
Cán bộ TP.HCM được tăng thu nhập từ ngày 1.4
Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, cán bộ, công chức sẽ được tăng thu nhập 0,6 lần trong năm nay.
Ngày 16.3, kỳ họp thứ 7 HĐND TP.HCM khóa IX với sự thống nhất cao đã thông qua đề án tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách.
Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1.4. Đối tượng là cán bộ có hiệu quả công việc tốt (dựa trên đánh giá hàng quý, hàng năm) được tăng thu nhập gấp 0,6 lần theo nguyên tắc không cào bằng. Từ năm 2019 đến 2020 tăng dần lên tối đa 1,8 lần.
Kinh phí cho việc này lấy từ nguồn thu được để lại hàng năm, nguồn cải cách tiền lương năm trước chuyển sang, nguồn tiết kiệm 10% khoản chi thường xuyên, nguồn 50% tăng thu ngân sách quận - huyện, nguồn ngân sách thành phố...
Điều chỉnh đề án thu hút nhân tài
Đây là đề án nhận được nhiều góp ý, phản biện nhất. HĐND cũng điều chỉnh đối tượng thu hút và phạm vi áp dụng của đề án.
Theo đó, lực lượng lao động sáng tạo trẻ được tách khỏi đề án, bởi nhóm này đã được Chính phủ quy định chính sách thu hút riêng. Còn chuyên gia, nhà khoa học được tuyển dụng sẽ làm việc ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (trừ cơ quan trung ương đóng ở TP.HCM, các cơ quan ngành dọc, lực lượng vũ trang).
Họ phải có công trình nghiên cứu xuất sắc, nhiều kinh nghiệm đào tạo, tư vấn, vận hành... Khi được tuyển chọn, nhân sự được trợ cấp ban đầu tối đa 100 triệu đồng, hưởng lương chuyên gia cao cấp, cùng các chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, hỗ trợ nhà ở công vụ, kinh phí thuê nhà...
Lĩnh vực cần tuyển chọn là: công nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh; công nghệ hỗ trợ, dịch vụ kho bãi, vận tải; nông nghiệp công nghệ cao, tế bào gốc; trung tâm tài chính; xây dựng hạ tầng hiện đại; công trình phòng chống thiên tai, xử lý sự cố môi trường; vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, linh kiện điện tử cao cấp; trí tuệ nhân tạo và trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, văn hóa xã hội, thể dục thể thao...
Gần 9.500 tỷ đồng đầu tư hai dự án nhóm A
HĐND cũng ra Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư hai dự án công nhóm A sử dụng vốn ngân sách, tổng mức đầu tư 9.495 tỷ. Gồm dự án xây dựng rạp xiếc, biểu diễn đa năng Phú Thọ và dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư phục vụ đầu tư xây dựng Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc (phục vụ SEA Games 31 vào năm 2021).
Ngoài ra, HĐND TP.HCM phê chuẩn tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là 119.976; và tổng số biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính năm 2018 là 12.345 người.
Trước đó, hai đề án điều chỉnh phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ ôtô, điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, cũng được thông qua.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: H.C
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đánh giá cao các đề án, đã tạo động lực giải quyết những vấn đề lớn, cũng như cho tầm nhìn chiến lược phát triển thành phố. Ngoài ra, việc tăng phí đỗ ôtô và phí bảo vệ môi trường còn giúp điều chỉnh hành vi, lập lại trật tự đô thị...
Chỉ ra các khó khăn, thách thức thành phố đang gặp phải, bà Tâm yêu cầu cả hệ thống chính quyền khẩn trương đưa các đề án "đi vào cuộc sống". Nghị quyết thông qua các đề án lần này có nhiều điểm mới, khó nên UBND thành phố cần hướng dẫn kịp thời, thường xuyên thanh tra công vụ... cũng như điều chỉnh, bổ sung, để tiếp tục trình HĐND các nội dung còn lại trong các kỳ họp tới.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Nghị quyết 54 của Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thành phố. Ngay sau khi được HĐND thông qua các đề án, ông sẽ chỉ đạo các sở ngành triển khai bằng những kế hoạch chi tiết, khoa học với tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, không để sót công việc. Thành phố quyết tâm không để xảy ra tình trạng "chủ trương, quyết sách đúng nhưng thực hiện yếu kém".
Người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết, song song với các đề án của cơ chế đặc thù, thành phố cũng đang xây dựng 4 nhiệm vụ trọng tâm của đề án Đô thị thông minh.
Theo Tuyết Nguyễn - Hữu Công (VNE)
Kỷ luật 2 cán bộ vì để xảy ra phá rừng Sáng 9/6, ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết, Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện này vừa thi hành kỷ luật 2 cán bộ vì để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép trên địa bàn. Theo đó, ông Đinh Minh Thanh, Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng K Vàng bị Ban quản lý...