Vụ 3 người tử vong, 21 người nhập viện ở Kon Tum: khả năng rất cao do thực phẩm
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Kon Tum, khả năng các trường tử vong và bị bệnh liên quan đến vấn đề thực phẩm là rất cao.
Liên quan đến sự việc khiến 3 người tử vong và 21 người khác ở làng Kon Kum, xã Măng Cành, huyện Kon Plông phải nhập viện cấp cứu, Sở Y tế tỉnh Kon Tum nhận định, nguyên nhân liên quan đến vấn đề thực phẩm là rất cao.
Bệnh nhân Y Mai điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kon Plông sức khỏe đã hồi phục tốt.
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Kon Tum, các bệnh nhân ở làng Kon Kum, xã Măng Cành, huyện Kon Plông hầu hết đều có chung 3 dấu hiệu cảnh báo như về tiêu hóa: Đau bụng, nôn ói nhiều; về thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn; về hô hấp: Ho, khó thở.
Từ các dấu hiệu cảnh báo và qua kết quả điều tra, xác minh ban đầu về công tác tiêm chủng mở rộng; triệu chứng chung của những trường hợp tử vong và mắc bệnh; giám sát chỉ số muỗi, bọ gậy; kết quả xét nghiệm…
Sở Y tế tỉnh Kon Tum nhận định, 3 trường hợp tử vong và 21 trường hợp mắc bệnh ở làng Kon Kum, xã Măng Cành, huyện Kon Plông chưa thấy có yếu tố dịch tễ, liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan giữa các trường hợp này với nhau. Khả năng các trường tử vong và bị bệnh liên quan đến vấn đề thực phẩm là rất cao.
Được biết, trong quá trình điều tra, xác minh nguyên nhân dẫn đến chùm ca bệnh, Trung Tâm Kiểm soát Bệnh tật phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã lấy mẫu dịch ngoáy họng, dịch não tủy của hai bệnh nhân A Vênh, A Dút gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và đã có kết quả xét nghiệm cả hai trường hợp đều âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Ngoài ra, Trung Tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Kon Tum cũng phối hợp với Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm lấy 1 mẫu nước và 7 mẫu rượu để xét nghiệm, hiện chưa có kết quả.
Trước đó như VOV đã thông tin, từ ngày 25/2 đến nay, ở làng Kon Kum, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã có 3 người tử vong và 21 người phải nhập viện cấp cứu, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế.
Tìm hiểu của phóng viên, trước khi xảy ra sự việc, 73 hộ dân trong làng chia làm 7 nhóm hộ tổ chức Lễ làm chuồng trâu theo truyền thống của người Xơ Đăng nhánh Mơ Nâm. Các nhóm hộ tổ chức Lễ trong nhiều ngày khác nhau bắt đầu từ ngày 14/2 và kéo dài khoảng 1 tuần. Sau Lễ các nhóm hộ đều tổ chức ăn uống có rượu, gà, cá, ếch bắt trong rừng… và giữa các nhóm hộ còn mời nhau giao lưu ăn uống qua lại.
Với người Xơ Đăng nhánh Mơ Nâm ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, con trâu có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của mỗi gia đình. Hàng năm, vào dịp đầu Xuân năm mới, người dân đều tổ chức Lễ làm chuồng trâu để thể hiện tình cảm của mình đối với vật nuôi. Đây cũng là dịp để bà con tạ ơn thần linh đã phù hộ cho đàn trâu khoẻ mạnh, sinh nhiều nảy nở để người dân có cuộc sống ấm no.
Mặc dù là nét văn hóa đẹp của người Xơ Đăng, nhánh Mơ Nâm, song trong bối cảnh phòng dịch Covid-19, người dân vẫn tổ chức rầm rộ, đông người tham gia, ăn uống dài ngày là điều rất không nên./.
Kon Tum: Điều tra nguyên nhân gây chùm ca bệnh ở huyện Kon PLông
Các bệnh nhân đều có dấu hiệu về tiêu hóa (đau bụng, nôn ói nhiều), thần kinh (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn), hô hấp (ho, khó thở).
Các bệnh nhân vẫn đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kon PLong. (Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN)
Chỉ trong thời gian ngắn, làng Kon Kum, xã Măng Cành, huyện Kon PLông (Kon Tum) đã có 3 người chết, 21 người nhập viện với cùng triệu chứng.
Theo nhận định của Sở Y tế Kon Tum (báo cáo số 851/BC-SYT ngày 5/3), các trường hợp tử vong, mắc bệnh tại làng Kon Kum qua điều tra, giám sát lấy mẫu xét nghiệm chưa thấy có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan giữa các trường hợp này với nhau. Khả năng liên quan đến vấn đề thực phẩm là rất cao.
Ngày 21/2, anh A.V (36 tuổi) ở làng Kon Kum có triệu chứng đau đầu, đau bụng, ăn uống kém, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều. Đến ngày 22/2, anh A.V nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Kon PLông trong tình trạng không sốt, không co giật, nhưng gọi, hỏi đều không biết.
Chẩn đoán của các bác sỹ là hôn mê sâu chưa rõ nguyên nhân hoặc do viêm não, ngộ độc rượu. Anh A.V được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.
Cũng trong ngày 22/2, bà Y.B (65 tuổi) mẹ của anh A.V, nhập viện với các triệu chứng như con trai, kèm ho nhiều, kéo dài từng cơn. Khi nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện huyện Kon PLông (ngày 25/2) bà Y.B sốt 38 độ, không co giật, sợ ánh sáng, gọi hỏi vẫn biết.
Trung tâm chẩn đoán theo dõi viêm màng não và chuyển lên tuyến trên. Cùng đó, bà Y.K (64 tuổi) xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đau lan sau lưng, thể trạng suy kiệt...
Ngày 25/2, anh A.V tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, còn bà Y.B tử vong ngày 2/3 tại bệnh viện và bà Y.K tử vong tại nhà.
Sau ngày 25/2, nhiều bệnh nhân khác trong làng Kon Kum phát bệnh. Cụ thể, anh A.L (24 tuổi), A.V (24 tuổi) và A.D (25 tuổi) đều phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Ngoài ra, còn có 3 người đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum; 18 người khác trong làng Kon Kum có triệu chứng lâm sàng như các nạn nhân trên, phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Kon PLông.
Các bệnh nhân vẫn đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kon PLong. (Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN)
Các bệnh nhân đều có dấu hiệu về tiêu hóa (đau bụng, nôn ói nhiều), thần kinh (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn), hô hấp (ho, khó thở).
Theo báo cáo của Sở Y tế Kon Tum (số 851/BC-SYT ngày 5/3), ba bệnh nhân tử vong gồm anh A.V tử vong do suy hô hấp hoặc viêm não. Trước khi tử vong, anh A.V có uống rượu trong Tết chuồng trâu. Bệnh nhân Y.B tử vong do suy hô hấp, viêm phổi. Bệnh nhân Y.K bị sỏi thận 18 tháng qua; khi phát bệnh không uống thuốc và điều trị.
Ngay khi biết thông tin về vụ việc, các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã nhanh chóng vào cuộc. Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kon PLông Đặng Văn Điền cho biết đây là một chùm ca bệnh.
Sau khi báo cáo vụ việc, xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, Sở Y tế đã cử cán bộ chuyên môn vào làng điều tra, đánh giá và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng như điều trị, phục hồi sức khỏe cho nhân dân. Hiện sức khỏe những người đang điều trị tại trung tâm đã tốt hơn trước...
Làng Kon Kum có 73 hộ với 226 nhân khẩu. Trước khi hàng chục người dân ở làng Kon Kum xuất hiện các triệu chứng bị bệnh, trong làng có tổ chức Tết chuồng trâu, bắt đầu từ ngày 17/2 và kéo dài trong nhiều ngày.
Tết này tổ chức theo từng nhóm gồm 5-7 hộ dân tham gia. Tổng cộng có 7 nhóm thay phiên nhau tổ chức trong nhiều ngày. Khi anh A.V tử vong, nhiều người khác bắt đầu phát bệnh.
Hiện, mẫu bệnh phẩm của anh A.D (đang nằm trong Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) và A.VN (Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) gửi Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đều cho kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm điều tra và lấy 1 mẫu nước, 7 mẫu rượu để xét nghiệm.
Ông Đặng Văn Điền, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kon PLông cho biết: Trung tâm đang tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm; phun hóa chất, vệ sinh môi trường làng Kon Kum; truyền thông cho người dân biết về tác dụng, lợi ích của tiêm chủng, tiêm đúng lịch, đủ mũi vaccine viêm não Nhật Bản./.
Cận cảnh những tảng đá hơn trăm tấn sạt lở ở Kon Tum Đường Trường Sơn Đông, đoạn qua xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum) xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng, cơ quan chức năng dự tính cần dùng mìn để phá đá mở đường. Xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum) bị chia cắt do tuyến đường Trường Sơn Đông bị sạt lở nghiêm trọng Xã Ngọc Tem cách thị trấn...