Vụ 3 người ngộ độc botulinum: Bệnh nhân 45 tuổi đã tử vong
Sau quá trình điều trị tích cực, người đàn ông 45 tuổi là một trong 3 người lớn bị ngộ độc botulinum đã tử vong.
Sáng 25-5, theo nguồn tin riêng từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) cho biết người đàn ông 45 tuổi (ngụ TP Thủ Đức) (một trong 3 bệnh nhân người lớn bị ngộ độc botulinum do ăn chả lụa) đã tử vong sau quá trình điều trị tích cực.
Theo đó, ngày 15-5, người đàn ông này đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu sau khi ăn một loại mắm để lâu ngày.
Bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Viện Vệ sinh dịch tễ TP HCM và xác định bị ngộ độc botolinum. Bệnh nhân đã được điều trị tích cực nhưng biến chứng nặng, suy đa cơ quan, ngưng tim và không qua khỏi.
Đáng lưu ý, đêm qua (24-5), 6 lọ thuốc Botulinum Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ đã về đến TP HCM.
Video đang HOT
Số thuốc này được phân về 3 bệnh viện. Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi đang điều trị 2 ca ngộ độc botulinum phải thở máy nhận 2 lọ; Nhân dân Gia Định nhận 1 lọ, Nhi đồng 2 nhận 3 lọ.
Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, trước đó, Phòng Y tế TP Thủ Đức cho biết sau khi nhận được thông tin có người ngộ độc botulinum do ăn chả lụa từ người bán dạo, cơ quan chức năng đã kiểm tra và yêu cầu cơ sở sản xuất chả lụa này đóng cửa và ngưng ngay hoạt động.
Cả 3 bệnh nhân đều tiếp xúc nguồn thức ăn nghi ngờ nhiễm độc vào ngày 13-5. Trong đó, hai anh em ruột (18 và 26 tuổi) ăn bánh mì có kèm với chả lụa bán dạo (điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy) và người đàn ông 45 tuổi ăn một loại mắm để lâu ngày (điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định).
TP.HCM: 1 người tử vong trong số 3 người nghi ngộ độc Methanol
3 bệnh nhân nhập viện cấp cứu sau 1 ngày nghi bị ngộ độc Methanol, trong đó 1 người đã tử vong.
Ngày 9.5, tin từ Bệnh viện Quân y 175 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 3 bệnh nhân đều ngụ Q.12, TP.HCM nhập viện nghi ngộ độc Methanol (cồn công nghiệp). Trong đó 1 người ngộ độc quá nặng không qua khỏi.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, tối 1.5, bệnh nhân Nguyễn Văn A. (43 tuổi) và Nguyễn Văn Q. (33 tuổi) và 1 người tên T. đều ngụ Q.12, TP.HCM, tổ chức ăn uống tại gia đình nhân dịp nghỉ lễ.
Sau 1 ngày, cả 3 người này phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng rối loạn chức năng đa cơ quan, đặc biệt là tình trạng toan chuyển hóa nặng. Dù đã được điều trị tích cực, nhưng bệnh nhân T. không thể qua khỏi.
Bệnh nhân nghi ngộ độc Methanol đã thoát nguy hiểm. Ảnh BVCC
Thiếu tá, bác sĩ CK.1 Dương Xuân Minh, Khoa Lọc máu, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, bệnh nhân A. và bệnh nhân Q. vào cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu, nôn ói nhiều, rối loạn thị giác.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy các bệnh nhân này bị rối loạn chức năng đa cơ quan, toan chuyển hóa nặng, trong khi đó nồng độ Ethanol (cồn thực phẩm) trong máu không cao. Kết hợp với yếu tố dịch tễ cả 3 người cùng uống rượu đều có biểu hiện triệu chứng giống nhau nên nghĩ đến nguyên nhân là do ngộ độc Methanol.
Ngay lập tức, bệnh viện đã hội chẩn cấp cứu với các chuyên gia trong và ngoài bệnh viện, xác định chẩn đoán và tiến hành các biện pháp can thiệp hồi sức tích cực như: lọc máu, kiểm soát đường máu, điện giải, cho dùng vitamin B1 liều cao, bổ sung Ethanol qua đường tiêu hóa...
Hiện 2 bệnh nhân nghi ngộ độc Methanol tỉnh táo, sinh hoạt được, tình trạng toan chuyển hóa đã về bình thường. Dự kiến, ngày mai 10.5, có thể 2 bệnh nhân sẽ được xuất viện.
Theo bác sĩ Dương Xuân Minh, Methanol hay thường được gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi... Tuy nhiên, chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như Ethanol. Ngộ độc rượu do Ethanol thường nhẹ hơn, chỉ có các triệu chứng như say rượu, nhưng ngộ độc rượu do Methanol thì thường nặng hơn do bị pha cồn công nghiệp vào đồ uống.
Theo bác sĩ Minh, người bị ngộ độc Methanol rất nguy hiểm, trong trường hợp phát hiện và nhập viện không kịp thời, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái diễn tiến xấu như toan chuyển hóa, tổn thương đa cơ quan dẫn đến tử vong.
"Triệu chứng ngộ độc rượu chứa Methanol thường xuất hiện sau 1 - 2 ngày sau uống rượu, bao gồm không đi tiểu được (thiểu niệu kéo dài), đau đầu kéo dài, mệt mỏi tăng dần, ý thức lơ mơ hoặc kích thích vật vã, mất tỉnh táo, đặc biệt là dấu hiệu rối loạn thị lực có rất sớm. Người sau khi uống phải rượu có Methanol thường nhìn thấy đám mây trắng như sương mờ trước mặt... Khi nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có dấu hiệu bị ngộ độc sau khi sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, hãy đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời" bác sĩ Minh khuyến cáo.
PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết ban này đã nắm vụ nghi ngộ độc Methanol nói trên, đang làm rõ.
Ngày 9.5, Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với Tập đoàn SingHealth (Singapore) tổ chức chương trình đào tạo liên tục quản lý chất lượng bệnh viện chuyên đề "an toàn người bệnh - lấy người bệnh làm trung tâm". Chương trình có sự tham gia của 230 học viên bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và cán bộ nhân viên từ 35 bệnh viện, cơ sở y tế, trường đại học trong và ngoài quân đội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO),an toàn người bệnh là một nguyên tắc chăm sóc sức khỏe bắt đầu xuất hiện khi các hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng phức tạp và nguy cơ gây hại cho bệnh nhân tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. An toàn người bệnh có tác dụng trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, sai sót và tác hại xảy ra cho bệnh nhân trong quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nguyên tắc cốt lõi của an toàn bệnh nhân là cải tiến liên tục dựa trên việc rút kinh nghiệm từ các sai sót và các sự kiện bất lợi.
Theo WHO, các dịch vụ y tế chất lượng trên toàn thế giới phải hiệu quả, an toàn và lấy con người làm trung tâm. Ngoài ra, để có được dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, các dịch vụ y tế phải kịp thời, công bằng, tích hợp và hiệu quả.
TP.HCM ghi nhận một ca tử vong liên quan đến COVID-19 Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa cho biết, một nam bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, đồng thời dương tính với virus SARS-CoV-2 đã tử vong sau gần một tuần điều trị tích cực. TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân - Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngày 17/4, một nam bệnh nhân sinh...