Vụ 3 du khách Anh tử nạn ở Đà Lạt: Trách nhiệm thuộc về ai?
“Ba du khách này là khách của một công ty du lịch tổ chức đi tua thì công ty đó là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm bồi thường bao gồm cả bảo hiểm cho khách du lịch”, luật sư Giang Văn Quyết nói.
Chiều 26/2, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tìm được 3 thi thể người nước ngoài gặp nạn khi tham gia du lịch mạo hiểm tại thác Datanla.
Theo xác minh của cơ quan công an, ba nạn nhân người Anh là Anderson Beth Giserne (nữ 25 tuổi), Squire Isoben Mackensie (nữ, 18 tuổi) và Sloan Christian Thomaf (nam, 25 tuổi). Cả ba du khách đều nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu Mộc Bài.
Vị trí các du khách gặp nạn – Ảnh: CAND
Cả ba người đều đăng ký tour của Công ty du lịch Đam Mê với hướng dẫn viên là anh Đặng Văn Sĩ (26 tuổi).
Theo Trưởng phòng nghiệp vụ Du Lịch Lâm Đồng, ông Hoàng Ngọc Huy, ba du khách này mua vé vào cổng khu du lịch nhưng không mua vé leo thác mà tự ý băng rừng khám phá.
Video đang HOT
Trong lúc băng qua khu vực thác Tử Thần thuộc thác Datanla, một du khách nữ trượt chân rơi xuống nước. Người khách nam đi sát đó giơ tay ra với kéo. Do gặp nước chảy mạnh, đá trơn trượt nên người này cũng bị cuốn xuống nước.
Theo quán tính, nam du khách này giơ tay vịn vào người nữ du khách cuối khiến cả 3 người bị nước cuốn rơi xuống hố sâu của thác Tử Thần có chiều cao khoảng 12m. Cả 3 nạn nhân đều tử vong tại ngay chỗ do va đập mạnh vào đá từ trên cao. Lúc này, tại hiện trường có đông du khách cùng chứng kiến cảnh tượng trên.
Sau khi sự việc xảy ra, công ty Đam Mê Đà Lạt đã bị tạm đình chỉ hoạt động để điều tra.
Datanla gồm nhiều con thác nhỏ chạy dọc men theo đèo Prenn, cách trung tâm Đà Lạt chừng 5 km. Thác có địa hình rừng núi thường được các công ty du lịch lữ hành tổ chức đi bộ, vượt thác mạo hiểm cho du khách nước ngoài.
Trong một diễn biến khác, thông tin trên báo An ninh thủ đô, Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng (Dalat Tourist), đơn vị quản lý Khu du lịch Datanla cho biết, đây là những du khách do Công ty du lịch Đam Mê Đà Lạt đứng ra tổ chức trò chơi leo thác mạo hiểm nhưng không mua vé vào cổng, mà tự ý đi vào khu vực thác Datanla theo hướng đường rừng.
Ông Võ Anh Tần, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Du lịch Lâm Đồng (Dalat Tourist) cho biết, công ty Đam Mê tổ chức chơi trò chơi mạo hiểm “chui”, tức không mua vé và sử dụng các thiết bị an toàn do khu du lịch cung cấp.
Liên quan đến trách nhiệm của đơn vị và cá nhân liên quan trong vụ tai nạn đáng tiếc này, PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Giang Văn Quyết, Giám đốc công ty luật TNHH Tôi Yêu Luật, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.
Chia sẻ với báo, luật sư Quyết cho rằng: Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra để tìm nguyên nhân và lỗi cụ thể. Tuy nhiên, ba du khách này là khách của một công ty du lịch tổ chức đi tua thì công ty này là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm bồi thường bao gồm cả bảo hiểm cho khách du lịch.
Riêng đối với hướng dẫn viên, nếu kết quả điều tra cho thấy người này cố tính dân du khách đi chui và biết rõ nguy hiểm cho du khách nhưng vẫn tổ chức đi trong khi không đủ điều kiện về kỹ năng và đảm bảo an toàn thì cơ quan điều tra sẽ xem xét trách nhiệm hình sự cả đối với hướng dẫn viên và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ngoài ra, căn cứ vào mức độ vi phạm liên quan đến hoạt động du lịch công ty này cũng sẽ phải chịu những chế hành chính”.
Cũng theo luật sư Quyết: “Đối với đơn vị quản lý Khu du lịch Datanla nếu do khách không mua vé và không biết việc khách đi chui nên không phải chịu trách nhiệm trực tiếp về tai nạn. Tuy nhiên, đơn vị này cũng cần rà soát lại biện pháp an ninh và có những biển báo khu vực cấp để du khách không tiếp cận những nơi quá nguy hiểm hoặc không thể đi chui.”
Hằng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Ôtô tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình trước 1/7
Trước ngày 1/7, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Bộ GTVT.
Bộ GTVT vừa có công văn gửi đến Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường tuyên truyền và triển khai thực hiện các quy định đối với xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn.
Xe ôtô tải 7-10 tấn phải có thiết bị giám sát và gắn phù hiệu. Ảnh: Tuổi trẻ .
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng của địa phương tuyên truyền các quy định mới tại Nghị định số 86 của Chính phủ. Trong đó, tập trung làm rõ các lộ trình ở Nghị định này. Cụ thể, trước ngày 1/7 năm nay, đối với xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn thì đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Cũng cùng thời điểm trước ngày 1/7, các xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị giám sát hành trình được sử dụng phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. Đồng thời, các loại xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải được gắn phù hiệu "XE TẢI" theo quy định.
Công văn mới của Bộ GTVT cũng nêu rõ, các Sở GTVT địa phương phải tạo điều kiện tối đa và thực hiện cấp phù hiệu nhanh nhất cho các đơn vị kinh doanh vận tải đồng thời triển khai đến các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phương có kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ôtô có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn.
Trường hợp các đơn vị vận tải và người điều khiển xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải này không thực hiện các quy định nêu trên sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.
Theo_Zing News
Các hãng taxi bắt đầu giảm giá cước từ 300-1000 đồng/km Các hãng taxi Hà Nội đã chính thức kê khai giảm giá cước taxi với mức giảm thấp nhất là 300đồng/km và cao nhất là 1.000đồng/km... Tin tức trên báo TTXVN, theo thống kê từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, tính đến chiều 25/2, đã có 41 doanh nghiệp vận tải kê khai giảm giá cước taxi qua các lần giảm...