Vụ 3 con gái tẩm xăng đốt mẹ: Người mẹ tiên lượng cực xấu, chi phí điều trị đã lên tới 400 triệu
Việc đình chỉ điều tra chỉ áp dụng với những người đã không qua khỏi. Đối với những người còn sống, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe của họ, tiến hành lấy lời khai.
Ngày 28/11, thông tin từ lãnh đạo UBND xã Trung Hòa cho biết, liên quan tới vụ án 3 người con gái mang xăng đốt nhà mẹ đẻ là bà Vũ Thị Đều (61 tuổi, trú tại thôn Thiên Lộc, xã Trung Hòa, H.Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), đêm 26/11, người con gái thứ hai của bà Đều là Đỗ Thị Điểm (34 tuổi) đã không qua khỏi sau gần 1 tháng điều trị tại Viện Bỏng quốc gia.
Trước đó ngày 18/11 vừa qua, người con gái cả là Đỗ Thị Định (40 tuổi) cũng qua đời do bị bỏng nặng. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hưng Yên đã quyết định khởi tố vụ án hình sự với tội danh “Tước đoạt mạng sống người khác”.
Liên quan đến tình hình sức khỏe bà Vũ Thị Đều, anh Đỗ Đức Điển (con trai bà Đều) cho biết, mẹ mình vẫn tiên lượng rất nặng. Theo anh Điển, thời gian qua, các bác sĩ luôn nỗ lực cứu chữa cho bà Đều nhưng vì vết bỏng quá nặng nên bà Đều bị vi khuẩn xâm nhập và tụt huyết áp, tiên lượng xấu.
“Hiện sức khỏe của mẹ tôi vẫn đang rất nguy kịch, sốc vi khuẩn xâm nhập nên phải tiến hành lọc liên tục. Hiện số tiền điều trị cho mẹ tôi đã lên đến hơn 400 triệu đồng, gia đình đang phải vay mượn, nhưng giờ còn một tia hy vọng gia đình tôi cũng sẽ cố gắng cứu chữa cho mẹ”, anh Điển chia sẻ.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Giám đốc Công ty Luật Hãng Luật Hưng Yên) cho biết theo khoản 7, Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan chức năng sẽ không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp không có sự việc phạm tội hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã qua đời, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
“Theo quy định, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã qua đời, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định không khởi tố hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp vụ án có nhiều nghi phạm và có người vẫn còn sống, hoạt động điều tra vẫn được tiếp tục”, ông Quynh phân tích.
Đối chiếu trường hợp này, luật sư cho rằng do con gái út còn sống, chưa thể đình chỉ điều tra vụ án. Việc đình chỉ điều tra chỉ áp dụng với những người đã không qua khỏi. Đối với những người còn sống, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe của họ, tiến hành lấy lời khai, đồng thời thu thập, củng cố các chứng cứ để làm rõ vụ án.
Trường hợp người con gái út được xác định có hành vi phạm tội, người này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với phần hậu quả mà hành vi của mình gây ra. Ngược lại, nếu hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được người đó đã thực hiện tội phạm, quyết định đình chỉ điều tra sẽ được ban hành.
Video đang HOT
Bình luận về trách nhiệm của người con gái còn lại, luật sư, cựu điều tra viên Hoàng Văn Doãn (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng cần làm rõ ý thức chủ quan, động cơ, mục đích cũng như vai trò của người này trong vụ án. Không trực tiếp đổ xăng đốt nhà nhưng nếu bị xác định đã tạo điều kiện về vật chất hoặc tinh thần để chị gái thực hiện hành vi nguy hiểm, người này vẫn có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm trong vụ án.
Bên cạnh tội Tước đoạt mạng sống người khác mà Công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra, ông Doãn cho biết cần xem xét thêm trách nhiệm của người này về các tội Hủy hoại tài sản (Điều 178) và Cưỡng đoạt tài sản (Điều 170) tại Bộ luật Hình sự 2015.
Còn luật sư Trần Xuân Tiền (Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội) nhìn nhận dưới góc độ dân sự, với việc cơ quan công an đã khởi tố vụ án Tước đoạt mạng sống người khác, người con gái út có thể bị truất quyền hưởng thừa kế theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
Đối chiếu với trường hợp này, ông Tiền nhận định, nếu bị tống đạt quyết định khởi tố bị can về tội Tước đoạt mạng sống người khác, người con gái út sẽ bị truất quyền hưởng thừa kế. Khi đó, di sản sẽ thuộc về người còn lại trong hàng thừa kế thứ nhất theo thông tin hiện có là người con trai trong gia đình.
Vụ tẩm xăng đốt mẹ: Lý giải nguyên nhân 2 con gái bỏng nhẹ hơn lại không qua khỏi
Các vết thương thường mất nhiều thời gian để chữa lành nếu không được xử lý đúng cách. Vết bỏng trên diện rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, bỏng sâu, co rút bề mặt da và để lại sẹo nghiêm trọng.
Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, do mâu thuẫn trong việc tranh chấp tài sản (chia quyền thừa kế đất), khoảng 9 giờ 30 phút ngày 30/10, 3 con gái của bà Vũ Thị Đều (SN 1961, ở thôn Thiên Lộc, xã Trung Hòa) gồm: Đỗ Thị Định (SN 1982, ở thôn Thiên Lộc, xã Trung Hòa); Đỗ Thị Điểm (SN 1988, ở xã Trung Hưng; cùng huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) và Đỗ Thị Đưa (SN 1990, ở phường Nhân Hoà, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên) mang theo 1 can xăng loại 10 lít đến nhà bà Đều, đổ xăng xuống nền nhà rồi châm lửa đốt.
Hậu quả, bà Đều và 3 cô con gái bị thương phải đi cấp cứu. Tài sản thiệt hại do vụ cháy khoảng 50.000.000 đồng. Ngày 27/11, theo thông tin mới nhất, chị Đỗ Thị Điểm (SN 1988, ở xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ) đã không qua khỏi do bị bỏng nặng.
Trước đó, ngày 18/11, người con gái cả của bà Đều là Đỗ Thị Định (SN 1982, ở thôn Thiên Lộc, xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ) cũng đã không qua khỏi do bị bỏng nặng. Tại Bệnh viện, người mẹ tiên lượng nặng nhất bị bỏng trên 60%, 2 người con gái bị bỏng trên 30%, người con gái còn lại bị bỏng 5%.
Thế nhưng đến nay, lần lượt 2 người con gái bị bỏng trên 30% đã không thể cứu chữa. Người mẹ được cho là nặng nhất vẫn đang được tích cực điều trị.
Lý giải điều này, BS Nguyễn Văn Thống - nguyên trưởng Khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bỏng xăng là bỏng nhiệt khô. Xăng dầu cháy ở nhiệt độ cao nên thường gây bỏng sâu. Di chứng của vết thương do bỏng để lại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là tâm lý của người bệnh.
Đáng ngại là, bỏng xăng có những nguy hiểm khác với bỏng thông thường như bỏng dầu ăn, bỏng nước sôi. Bởi theo BS Thống, trong một vài trường hợp (ví dụ như ở trong phòng đóng kín cửa theo mô tả của báo chí như gia đình ở Hưng Yên) thì còn thêm cả nguy cơ bỏng hô hấp. Đây là loại bỏng cực kỳ nguy hiểm nhưng không dễ phát hiện nếu chỉ bị mức độ nhẹ.
Các vết thương thường mất nhiều thời gian để chữa lành nếu không được xử lý đúng cách. Vết bỏng trên diện rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, bỏng sâu, co rút bề mặt da và để lại sẹo nghiêm trọng.
Nguy hiểm hơn, vết thương có thể bị vi khuẩn xâm nhập, suy thận, suy đa tạng, nguy hiểm đến tính mạng. "Để dự đoán khả năng sóng sót khi bị bỏng xăng ngành y gọi là tiên lượng căn cứ vào nhiều yếu tố:
Thứ nhất, độ sâu của bỏng (sâu đến lớp nào của da);
Thứ hai, diện tích bỏng chiếm bao nhiêu trên bề mặt cơ thể, đây là yếu tố rất quan trọng;
Thứ ba, tuổi tác của nạn nhân. Nếu nạn nhân quá nhỏ tuổi hoặc quá lớn tuổi nhưng cùng với diện tích bỏng như nhau thì 2 nhóm đối tượng này nguy cơ xấu hơn;
Thứ tư, cấp cứu ban đầu, nếu biết sơ cứu ban đầu tốt thì nhẹ đi. Việc sơ cứu không đúng cách, tự điều trị tại nhà hoặc các phương pháp dân gian có thể dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vết thương do bỏng xăng và suy đa tạng cho nạn nhân.
Thứ năm, điều trị. Nếu bệnh nhân được điều trị bài bản ngay từ đầu hoặc ở những trung tâm chuyên sâu thì nguy cơ không qua khỏi cũng thấp hơn;
Thứ sáu, những vấn đề bệnh lý nền trước đó. Ví dụ như trẻ con có bệnh bẩm sinh mà mình chưa biết , dù có cùng độ bỏng cũng có khả năng ra đi cao hơn.
Thứ bảy, bệnh nhân có bỏng hô hấp không? Bởi có những trường hợp bị bỏng trong buồng kín chỉ hít vào nên không có biểu hiện nặng như (giọng nói khàn nặng, khó thở nặng, có thể tắc thở, tím tái...) nên rất dễ bị bỏ qua.
Trong trường hợp này dù chỉ bỏng hô hấp ở mức độ nhẹ kết hợp với bỏng toàn thân nữa thì nguy cơ không qua khỏi cũng lớn hơn", BS Nguyễn Văn Thống nhấn mạnh.
Vị bác sĩ chuyên khoa bỏng cũng nhấn mạnh, bỏng xăng thường nhiệt độ cao hơn, khi cháy nhất là trong buồng kín không khí nóng dễ hít phải gây bỏng hô hấp, xăng cháy tạt dễ bám vào quần áo gây cháy. Mà khi cháy cả quần áo thì dễ bám, dính vào da càng gây nặng cao.
"Trong khi đó, vừa bỏng sâu bên ngoài lại kết hợp với bỏng hô hấp - dù nhẹ mà không được điều trị kịp thời thì rất dễ diễn biến nặng, nguy cơ không qua khỏi cao", BS Thống phân tích.
Sáng 27/11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Đỗ Văn Điển (con trai thứ hai của bà Vũ Thị Đều, người bị ba cô con gái đổ xăng đốt nhà) cho biết em gái anh là Đỗ Thị Điểm (34 tuổi), người con thứ hai trong vụ ba con gái mang xăng đốt nhà mẹ đẻ khiến cả 4 người bị bỏng nặng, đã không qua khỏi.
"Em gái tôi ra đi vào chiều qua, sau gần 1 tháng điều trị tại Viện Bỏng quốc gia. Do tôi phải ở viện chăm sóc mẹ, nên người thân ở nhà đã lo hậu sự cho em", anh Điển cho hay.
Chị Điểm là người con gái thứ hai ra đi trong vụ án ba con gái đốt nhà mẹ đẻ. Trước đó, người con gái cả là Đỗ Thị Định đã qua đời ngày 18/11.
Cũng theo anh Điển, hiện sức khỏe bà Đều vẫn rất yếu. "Mẹ tôi đã nhận thức được nhưng vẫn phải điều trị, chưa thể thực hiện phẫu thuật", anh Điển nói. Trong khi đó, người con gái út bị bỏng nhẹ nhất, vẫn đang điều trị tại bệnh viện.
Vụ 3 con gái tẩm xăng đốt mẹ: Chạy viện phí từng bữa, mảnh đất tranh chấp chưa được chia cho ai "Sau khi tỉnh dậy trong cơn đau, mẹ tôi đã khóc, giận các con, bởi lẽ mẹ đã vất vả nuôi khôn lớn, dựng vợ gả chồng nhưng lại gây ra nỗi đau cho mẹ như thế. Mẹ tôi vừa đau khổ, vừa xấu hổ với mọi người khi gia đình mình lại như vậy", anh Điển chia sẻ. Điều tra vụ 3...