Vụ 26 ngư dân chìm tàu: 48 giờ giằng co với sóng dữ giành sự sống
Khi tàu bị bão biển nhấn chìm, 12 ngư dân bám lấy cây tre, thùng xốp… là những vật dụng rơi từ tàu cá. Nhưng rồi sóng dữ, lạnh và đói khát khiến ai nấy đều kiệt sức buông tay, từng người chìm dần.
Ngôi nhà của chủ tàu Võ Ngọc Đô (đang bị mất tích) những ngày này đông người đến thăm hỏi, động viên, nghe ngóng tin tức.
15h ngày 29/10, tàu hàng M/V Fortune Iris (Hong Kong) đang trên hành trình tu Singapore đi Nhạt Bản cứu được 3 người gồm: Võ Văn Hoài (35 tuổi, ở thôn Kim Giao Thiện), Lê Minh Don (20 tuổi) và Huỳnh Xuân Phi (35 tuổi, cùng ở thôn Diêu Quan, xã Hoài Hải).
Phép màu đã đến với 3 ngư dân, sau 48 giờ vật lộn với cuồng phong, đói và rét, họ đã sống sót diệu kỳ.
Sau nhiều ngày mất tích, những tưởng không còn hy vọng thì niềm vui lại vỡ òa với người thân. Nhưng vẫn còn đó những giọt nước mắt, bởi đến nay 23 thuyền viên khác vẫn còn mất tích. Làng chài vẫn phủ một màu u ám.
Bất lực nhìn từng người chìm xuống đại dương
Chúng tôi tìm về gia đình Lê Văn Tiếp (45 tuổi, cha của ngư dân Lê Minh Don), 1 trong 3 thuyền viên tàu cá BĐ 97469 TS vừa được cứu sống lúc 17h ngày 29/10. Căn nhà ông Tiếp có đông bà con họ hàng, hàng xóm tới thăm hỏi, chúc mừng.
Ông nội và cha của thuyền viên Lê Minh Don đến giờ vẫn cứ nghĩ Don sống là một điều kỳ diệu
Theo ông Tiếp, tối 29/10, gia đình nghe tin báo Don và 2 ngư dân trên tàu cá BĐ 97469 TS được cứu sống lúc 17h ngày cùng ngày. Sau giây phút vỡ òa, ông cũng chưa dám tin con trai mình còn sống.
“Biển giã ghê lắm, nhưng nỗi đau cùng lúc người dân làng chài mất 26 người thì quá đau thương. Tôi cứ nghĩ con mình rơi xuống biển suốt 2 ngày 2 đêm, trong điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn thì chẳng ai chịu nổi. Chỉ đến khi người cứu sống gửi hình ảnh về, cả nhà mới bật khóc vì quá vui mừng. Với tôi Don như được tái sinh. Bà con nghe tin đến chúc mừng, tôi cũng vui nhưng lại thương cho nhiều gia đình khác vì người thân họ vẫn đang mất tích”, ông Tiếp nói.
Theo lời ông Tiếp, sau khi được bàn giao cho tàu Kiểm ngư Việt Nam, anh Don lúc sức khỏe tạm ổn đã gọi điện về báo tin cho gia đình.
Qua điện thoại, anh Don kể với gia đình ngay sau khi tàu BĐ 97469 TS bị sóng đánh chìm đã có 2 người yếu quá bị chết trước, 12 người còn lại bám vào 2 thúng chai. Nhưng giông tố mỗi lúc càng mạnh, 2 thúng chai cũng bị đánh tan tành.
Lúc này, anh Don và 7 người khác bám vào được 1 cây tre, còn 4 người khác bám vào nắm đầy hầm cá. Do thời tiết trên biển quá lạnh, sóng lại to, bị đói, khát nên những người bám vào trên cây tre ngất đi rồi chìm dần. Đến 15h chiều 29/10, khi tàu M/V Fortune Iris phát hiện, trên cây tre chỉ còn anh Don, anh Hoài và anh Phi.
Phép màu và… nước mắt
Từ khi tàu cá BĐ 97469 TS bị chìm, ngôi nhà ông Võ Phòng (72 tuổi, ở thôn Kim Giao Thiện, xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định), cha của 2 ngư dân Võ Văn Hoài (35 tuổi) và Võ Ngọc Đô (41 tuổi) chủ tàu lúc nào cũng có hàng chục người đến động viên, nghe ngóng.
Ông Võ Phòng vui vì con trai thứ 8 và cháu ngoại được cứu sống, nhưng còn anh Đô vẫn mất tích.
Ông Phòng cho biết trên tàu BĐ 97469 TS ngoài 2 người con ruột, cháu ngoại là Lê Minh Don. Khi nghe tin con trai thứ 8 Võ Văn Hoài và cháu ngoại Lê Minh Don còn sống, cả nhà vỡ òa khóc vì mừng. Nhưng đằng sau niềm vui đó là nỗi buồn, bởi người con trai lớn của ông là anh Võ Ngọc Đô, chủ tàu – cha của 3 đứa bé còn nhỏ xíu thì vẫn còn mất tích.
“Mừng bao nhiêu thì lại thấy buồn bấy nhiêu, nhất là vợ của Đô và 3 đứa cháu nội sau khi nghe 3 người được cứu sống, mấy đứa nhỏ cứ mong một phép màu đến với ba nó”, ông Phòng ngậm ngùi.
Vợ anh Võ Văn Hoài (ngồi võng) và con thuyền trưởng Đô.
Còn chị Huỳnh Thị Phượng (vợ anh Đô), nghe tin em chồng điện về anh Đô vẫn mất tích, chị ngất lịm. Từ qua tới nay, chị nằm bất động trên giường như cái xác không hồn, chẳng chịu ăn uống…
Bà Võ Thị Dung (chị gái anh Đô) xót xa kể: “Tôi là chị hai nhưng con trai thì Đô là anh lớn trong gia đình. Nó là trụ cột trong nhà, có trách nhiệm nuôi cha mẹ già, thờ ông thờ bà rồi nuôi mấy đứa nhỏ ăn học. Vợ nó cũng bị đau lưng cũng không làm gì được, đói khổ hay giàu có gì cũng nhờ nó thôi”.
Theo bà Dung, năm 2017, chiếc tàu cá của vợ chồng Đô bị cháy rụi nên phải vay ngân hàng 2 tỷ đồng, còn lại vay mượn anh em để đóng tàu cá BĐ 97469 TS trị giá 4,5 tỷ đồng. Giờ coi như là mất trắng hết, chỉ hy vọng Đô còn sống trở về với gia đình.
Ngôi nhà của ngư dân Huỳnh Xuân Phi
Ở nhà ông Huỳnh Xuân Phương (62 tuổi, cũng ở thôn Kim Giao Thiện), cha của ngư dân Huỳnh Xuân Phi, niềm vui cùng nỗi buồn lẫn lộn. Từ ngày nghe tin tàu của Phi bị chìm trong bão số 9, gia đình không dám hi vọng anh Phi còn sống sót trở về. Vợ của anh Phi là chị Huỳnh Thị Tiết và 2 đứa con trai, đứa lớn 15 tuổi và đứa nhỏ 11 tuổi, khóc cạn nước mắt ngóng trông.
“Trưa qua (30/10), cháu Don, 1 trong 3 người được cứu sống gọi về nói ba mẹ nó là 3 chú cháu được cứu, chồng tôi còn mệt nên chưa nói chuyện được, đang được bộ đội Hải Quân cho ăn cháo. Ba mẹ Don liền thông báo cho tôi, đến lúc ấy tôi mới bật khóc vì mừng”, chị Tiết bộc bạch.
Vợ và cha của thuyền viên Huỳnh Xuân Phi không thể tin khi anh vẫn còn sống.
Ngư dân nướng cá trích kiếm tiền triệu mỗi ngày
Người dân xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân một ngày nướng và luộc hơn 200 kg cá trích đem bán, thu lời hơn một triệu đồng.
Những ngày này, dọc bờ biển xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân tập trung những nhóm ngư dân thu hoạch cá trích. Loài cá sống cách bờ 5 đến 10 hải lý, phải dùng tàu công suất dưới 90 CV để đánh bắt. Mỗi chuyến đi biển kéo dài khoảng một ngày, thu về khoảng 100 đến 300 kg.
Cá được ngư dân chọn, rửa sạch, đem ướp lạnh đóng vào thùng xốp.
Bà Nguyễn Thị Toan, 52 tuổi, trú tại xã Xuân Hội (góc phải) cho biết một tuần qua thường dậy từ 4h sáng, cùng chồng lái xe máy xuống biển Xuân Yên thu mua cá trích về chế biến.
"Cá tươi mua tại chỗ có giá 7.000 đến 10.000 đồng một kg. Trung bình một ngày tôi gom được 200 kg, có hôm là 500 kg", bà Toan nói.
Cá được bỏ vào nhiều tấm phản hoặc mẹt tre. Người dân chuẩn bị bếp và than, nhóm lửa để nướng.
Dọc hai bên đường ở xã Xuân Hội có khoảng 50 hộ dân làm nghề nướng, hấp, muối hải sản. Họ chuẩn bị những rổ cá, đặt bếp nướng, nồi hấp, bếp gas ở mép đường, ngồi xúm lại một tốp khoảng 2-3 người để giúp nhau làm việc.
Những con cá sau khi được đặt lên bếp than sẽ được người dân quạt lửa, lấy đũa trở tay liên tục để không bị cháy. "Trước khi nướng cần ướp cá với một ít gia vị như bột canh, ớt cay. Như thế sẽ tạo ra vị thơm và đậm đà", bà Võ Thị Nga, 50 tuổi, ở xã Xuân Hội cho biết.
Từng mẻ cá vàng ươm được sắp vào mẹt tre. Mỗi buổi sáng, một hộ có thể nướng được 100 kg, cao điểm khoảng 400 kg. Giá cá nướng từ 40.000 đến 60.000 đồng một kg.
Cá luộc hoặc hấp được xếp sẵn vào rổ nhựa, mỗi lần hấp khoảng 5 kg, sau 30 phút vớt ra. Một buổi sáng chủ hàng làm được 100 kg.
Người dân bỏ cá đã hấp chín lên các tấm phản tre đem phơi. Nếu gặp nắng, sau 3 ngày có thể sử dụng, cá phơi khô giá 150.000 đồng một kg.
Khi bán cá nướng cho khách, bên cạnh túi nylon, các chủ hàng chuẩn bị sẵn giấy bọc thực phẩm để giữ độ nóng.
Người đi đường dừng lại mua cá nướng và hấp tại điểm bán lẻ của bà Võ Thị Nga (50 tuổi, áo hồng). Mỗi người mua từ 0,5 đến 2 kg.
"Hàng ngày tôi bán được gần 100 kg cá, sau khi trừ các chi phí, lời khoảng một triệu đồng", bà Nga nói.
Cá trích nướng có thể đem về chế biến món kho mật, hoặc chấm nước mắm ăn trực tiếp. Cá hấp phơi khô dùng làm mồi nhậu, chấm tương.
Người dân chế biến cá trích. Video: Đức Hùng.
Tàu hải quân ra tới khu vực 26 ngư dân mất tích Tàu hải quân ra tới khu vực hai tàu Bình Định chở 26 ngư dân gặp nạn cách bờ biển Phú Yên - Khánh Hòa hơn 300 km. Sáng 29/10, thượng tá Nguyễn Ngọc Sơn (Chỉ huy trưởng Trung tâm quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn), cho biết rạng sáng nay tàu hải quân đã tới chỗ hai tàu Bình Định...