Vụ 2 nữ sinh tử vong vì chìm xuồng: Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân cuối cùng
Đến trưa nay 28/10, lực lượng tìm kiếm vẫn chưa tìm được em Dương Thị Mỹ Linh (ngụ Thạnh Phong, Thạnh Phú, Bến Tre) – 1 trong 2 nạn nhân mất tích trong vụ chìm xuồng xảy ra chiều 25/10.
Trước đó như Dân trí đã thông tin, vào trưa ngày 25/10, sau khi đi học về, nhóm 4 em học sinh nữ gồm: Trần Thị Pha Ly, SN 1996; Nguyễn Thị Huế Hằng, SN 1998; Trần Thị Bé Phượng, SN 1998 và Dương Thị Mỹ Linh; SN 1998 (đều ngụ xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú) đến nhà Nguyễn Thanh Ngân (con trai ông Nguyễn Văn Phệ, ngụ xã Giao Thạnh) để ăn sinh nhật.
Đến 17h cùng ngày, ông Phệ cùng con trai lái chiếc xuồng có trọng tải 1,1 tấn của gia đình để đưa 4 em này qua sông Khém Thuyền trở về nhà. Khi qua được gần 2/3 sông thì xuồng bị chìm, ông Phệ và con trai chỉ kịp cứu được các em Hằng, Ly; còn Phượng và Linh đã bị nước cuốn trôi mất tích.
Chiếc xuồng chở 4 nữ sinh gặp nạn
Tiếp xúc với phóng viên, ông Phệ bàng hoàng kể lại: “Gia đình tôi làm nghề giăng lưới nên đôi khi cũng chở giúp bà con qua sông. Tuy nhiên, hôm đó mấy cháu hiếu động chạy tới chạy lui nên nước tràn vào làm chìm xuồng. Tôi cố hết sức nhưng chỉ cứu được 2 cháu”.
Sau khi nhận được tin báo về vụ tai nạn, chính quyền địa phương, Đồn Biên phòng Cổ Chiên cùng gia đình các nạn nhân đã khẩn trương huy động nhiều phương tiện thủy nỗ lực tìm thi thể hai em Phượng và Linh. Đến chiều ngày 26/10, thi thể em Trần Thị Bé Phượng đã được tìm thấy cách hiện trường vụ tai nạn khoảng 150m, sau đó gia đình đã đưa thi thể em về mai táng.
Đoạn sông nơi xảy ra vụ tai nạn
May mắn thoát chết, em Trần Thị Pha Ly (là chị ruột nạn nhân Phượng) cho biết: “Hôm đó xuồng qua hơn nửa sông thì bị nước tràn vào nên chìm. Tụi em rất hốt hoảng vì nước chảy xiết. Em may mắn được cứu sống còn em gái em và bạn Linh bị nước cuốn trôi. Tới bây giờ em cũng không thể ngờ vụ tai nạn kinh hoàng đến như vậy”.
Đã 3 ngày sau vụ tại nạn xảy ra, gia đình đã tổ chức chôn cất cho nạn nhân Phượng. Bà Phạm Thị Hạnh, mẹ Phượng khóc nấc nghẹn ngào khi nhắc tới đứa con xấu số. Bà Hạnh cho biết: “Ở nhà nó ngoan lắm hay phụ giúp tôi công chuyện nhà, vậy mà giờ này nó đã ra đi mãi mãi…”.
Video đang HOT
Hiện nay chính quyền địa phương và người dân đang tích cực tìm kiếm thi thể em Dương Thị Mỹ Linh. Theo những người chứng kiến vụ tai nạn, lúc đó trên vai Linh đang đeo cặp sách nên có thể bị vướng vào đâu đó dưới lòng sông. Cơ quan chức năng đang dùng phương tiện ghe cào ở xung quanh khu vực xảy ra tai nạn để nhanh chóng tìm kiếm thi thể nạn nhân.
Minh Giang
Theo Dantri
Bằng chứng bất lợi cho Ukraine, MH17 sẽ lặng lẽ "chìm xuồng"?
Ngày càng ít thông tin về MH17, những tuyên bố của các bên liên quan cũng ít đi và chung chung hơn. Vụ máy bay rơi sẽ lặng lẽ chìm xuồng.
Việc điều tra diễn ra trong điều kiện không thuận lợi
Chuyến máy bay đặc biệt đầu tiên từ Amsterdam đã đưa hài cốt 20 người Malaysia trở về quê hương, họ là những hành khách xấu số trên chiếc Boeing 777, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines gặp tai nạn tại miền đông Ukraine.
Chiếc máy bay xấu số bị bắn rơi ngày 17 tháng 7 đã cướp đi tính mạng của 298 người vô tội, trong đó có 48 hành khách mang quốc tịch Malaysia, hiện 30 nạn nhân đã được nhận dạng. Tuy đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng đến nay, các hoạt động điều tra tại địa điểm máy bay rơi vẫn chưa được thực hiện.
Hội đồng An ninh Hà Lan chỉ đạo cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Amsterdam đảm nhận nhiệm vụ này với sự đồng ý của tất cả các bên, vì phần lớn các hành khách trên chiếc máy bay bị rơi là người Hà Lan. Tuy nhiên, các thành viên của Hội đồng An ninh nước này vẫn chưa tiếp cận được địa bàn vụ tai nạn vì không an toàn.
Chiếc máy bay đã rơi xuống địa bàn tỉnh Donetsk - miền đông nam Ukraine, khu vực xung đột vũ trang giữa công lực nước này và những người phản đối chế độ Kiev, xây dựng "Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk" độc lập, cùng với "người hàng xóm" là "Nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk".
Sau khi xảy ra tai nạn, dân quân tự vệ Donetsk đã tuyên bố ngừng bắn tạm thời để bảo vệ hiện trường nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Nhưng Kiev không ủng hộ sáng kiến này. Bất chấp nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu đình chỉ chiến sự trong khu vực, hoạt động pháo kích tại đây vẫn diễn ra không ngừng.
Thi hài các công dân Malaysia trên chuyến bay MH17 được đưa về nước
Cuối cùng thì các chuyên gia pháp y và các tổ chức quốc tế đã đến được địa bàn tai nạn, tìm kiếm và đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đây và thu thập các mãnh vỡ máy bay. Các nhà báo ghi lại nhiều hình ảnh lực lượng dân quân Donetsk và người dân địa phương hỗ trợ việc vận chuyển hành lý và tư trang của nạn nhân.
Tuy nhiên, các nhà điều tra quốc tế lại không thể đến được khu vực máy bay rơi vì quá nguy hiểm. Hội đồng An ninh Hà Lan khẳng định sự điều tra trực tiếp bởi các chuyên gia trên địa bàn máy bay rơi là không nhất thiết. Họ sẽ xác minh sự thật từ các nguồn khác: băng ghi âm buồng lái, máy ghi dữ liệu chuyến bay, ảnh chụp vệ tinh và v.v...
Về lý thuyết, kết luận có thể được rút ra từ những thông tin như vậy nhưng khó thể coi chúng là toàn bộ bằng chứng, - ông Andrei Fomin, tổng biên tập tạp chí Vzlet nhận xét: "Điều này là có thể về nguyên tắc, nếu tất cả đều được ghi lại tỉ mỉ và chi tiết với mức độ chính xác cao, có mô tả rõ vị trí các mảnh máy bay bị vỡ, chụp ảnh".
Tuy nhiên ông cho rằng, từng có trường hợp khi sự hiện diện của mảnh vỡ máy bay và các tài liệu ghi âm không cho phép xác minh một cách chính xác những diễn biễn đã xảy ra. Vì vậy, mỗi khi Nga tổ chức các cuộc điều tra như vậy, các thành viên ủy ban phải có mặt tại hiện trường, làm việc rất cẩn thận và tỉ mỉ, thu thập mẫu vật, ghi chép, chụp ảnh tất cả.
Vụ MH17 bị bắn rơi sẽ "lặng lẽ chìm xuồng"?
Thế nhưng, Hà Lan thậm chí không muốn chia sẻ những thông tin hiện có. Họ nói rằng dữ liệu các nội dung đàm thoại với nhân viên không lưu, kết luận của chuyên gia sẽ không được đưa toàn bộ vào báo cáo chính thức. Có phải sự kiểm duyệt này sẽ giúp các thành viên của ủy ban điều tra che giấu những thông tin không có lợi?
Nhân viên Tổ chức an ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), điều tra hiện trường vụ rơi máy bay Malaysia
Ông Sergei Mikheyev, Tổng giám đốc Trung tâm Cục diện chính trị đánh giá: "Thực tế, cuộc điều tra không xác nhận giả thiết mà phía Ukraine cùng với người Mỹ đã đưa ra từ những phút đầu tiên sau khi máy bay Boeing bị rơi, cáo buộc thủ phạm là dân quân tự vệ hoặc thậm chí lực lượng vũ trang Nga".
Đàu tiên, Mỹ và Ukraine một mực khẳng định là lực lượng dân quân Donetsk đã sử dụng tên lửa phòng không Buk, do Nga cung cấp để bắn rơi MH17 và đưa ra những bức ảnh không ai chứng minh được tính thật-giả của nó về các xe chở tên lửa Buk "chạy về hướng biên giới" với nước Nga.
Thậm chí, Ukraine còn tung tin "bắt được chuyên gia tên lửa Nga" ở khu vực biên giới nhưng không hề đưa được tang vật và người bị bắt ra trước công luận quốc tế, trong khi đó có những chuyên gia độc lập phương Tây tuyên bố là chiếc Boeing 777 này bị bắn rơi bởi tên lửa không đối không và pháo trên cường kích Su-25 - loại vũ khí mà quân ly khai không hề có.
Điều này có nghĩa là, chiến dịch tung tin của họ đã đưa ra những thông tin giả mạo nhằm đổ lỗi cho Nga và lực lượng dân quân Donetsk. Mỹ và EU đã cố tình hạ thấp uy tín Nga trên trường quốc tế, đưa ra hàng loạt biện pháp bao vây, cấm vận Nga nhằm ép buộc Nga phải nhún nhường nhưng đã nhận được sự đáp trả thích đáng.
Thế nên giờ đây, chẳng ai muốn nhắc đến những điều này, Mỹ-NATO và Ukraine đã đưa ra những con bài mới nhằm "đánh lạc hướng dư luận", ví dụ như Moscow giấu vũ khí trong đoàn xe viện trợ nhân đạo, bắt được xe bọc thép của Nga ở đông nam Ukraine... và vụ MH17 trở nên im lặng một cách bất thường.
Người thân của những hành khách trên chuyến bay MH17 sẽ không bao giờ biết được thủ phạm trong thảm kịch này
Thời gian gần đây, các thông tin truyền thông về MH17 ngày càng ít đi, những tuyên bố và kết luận của Ủy ban điều tra cũng trở nên chung chung và chẳng gây được sự chú ý nào. Thời gian qua đi, rồi người ta sẽ nói không khẳng định được điều gì cụ thể và rất có thể MH17 sẽ lại trở thành "nghi án" giống như chuyến bay tội nghiệp MH370.
Điều này chỉ có thể giải thích được là, nhiều khả năng Mỹ và Ukraine chẳng có bằng chứng nào xác nhận cho giả thiết của họ. Hoặc tệ hơn là sự hiện diện những bằng chứng chứng minh Nga, lực lượng dân quân Donetsk vô tội và gây bất lợi đối với Ukraine và Mỹ. Thế là người ta không muốn công bố những bằng chứng này.
Điều này không phải không có cơ sở. Mỹ, EU và Ukraine luôn muốn hạ thấp uy tín Nga và gán những tội ác tày trời cho lực lượng dân quân Donetsk, nếu có dù chỉ là 1 chi tiết cực nhỏ có thể "vu vạ" được thì chắc chắn họ sẽ không bỏ qua. Vì vậy, có thể khẳng định là chỉ có những kết quả điều tra gây bất lợi mới khiến Mỹ, NATO và Ukraine trở nên "im hơi lặng tiếng".
Ngày 17-7-2014, 298 hành khách trên chiếc Boeing 777 - chuyến bay MH17 từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, trong đó chủ yếu là người Hà Lan đã thiệt mạng một cách thảm khốc trên bầu trời Ukraine. Thực tế tình hình cho thấy, người thân của họ sẽ không được biết ai thực sự có lỗi trong thảm kịch này.
Theo baodatviet
Vụ "Thiếu gia" đi xe sang vi phạm giao thông, đấm chảy máu miệng CSGT tại Hải Phòng: Liệu có "chìm xuồng" Vụ "thiếu gia" đi chiếc BMW không biển số, vi phạm luật giao thông, hành hung chiến sĩ CSGT giữa ban ngày trước sự chứng kiến của hàng chục người dân xảy ra ngày 5.6 tại Hải Phòng khiến nhiều người bất bình vì cách hành xử "coi trời bằng vung" của các "cậu ấm, cô chiêu". Tuy vậy, tới nay vụ việc...