Vụ 2 công ty nhập phế liệu trái phép: Hải quan phát hiện như thế nào?
Tổng cục Hải quan vừa có thông tin chính thức liên quan đến vi phạm trong vụ việc nhập khẩu phế liệu của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) sản xuất bao bì Trường Thịnh và Công ty TNHH sản xuất kinh doanh dịch vụ xây dựng Hồng Việt.
Theo Tổng cục Hải quan, qua công tác quản lý nhà nước về hải quan và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) đã trực tiếp phát hiện hai doanh nghiệp trên có hành vi làm giả, sử dụng chứng từ giả (Thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan; Giấy xác nhận ký quỹ) để nhập khẩu trái phép phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam qua các cửa khẩu tại TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh An Giang.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 9/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, những giấy tờ trên bắt buộc doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục hải quan, thông quan các lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Sau khi xác định vụ việc có dấu hiệu của Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 189 Bộ luật hình sự năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung năm 2017);
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 5, Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự, ngày 28/8/2018, Cục Điều tra chống buôn lậu đã ban hành các Quyết định số 15/QĐ-ĐTCBL và Quyết định số 16/QĐ-ĐTCBL khởi tố vụ án về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới xảy ra tại DNTN sản xuất bao bì Trường Thịnh và Công ty TNHH sản xuất kinh doanh dịch vụ xây dựng Hồng Việt.
Cục Điều tra chống buôn lậu cũng ban hành Quyết định số 01/QĐ-ĐTCBL và 02/QĐ-ĐTCBL Quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án nêu trên đến Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) – Bộ Công an để thụ lý, điều tra theo thẩm quyền.
Sau khi Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) khởi tố vụ án; Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng có liên quan. Do vụ án đang trong giai đoạn điều tra, Tổng cục Hải quan chỉ cung cấp được một số thông tin bước đầu cho các cơ quan báo chí.
Lô hàng phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu bị phát hiện tại cảng Hải Phòng. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Vẫn cấp phép nhập khẩu phế liệu nhưng yêu cầu kiểm soát chặt
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018 vừa qua, trả lời báo chí liên quan tới kết quả thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường có phát hiện tình gian lận trong cấp phép nhập khẩu cho các doanh nghiệp và cấp phép cho các lô hàng nhập khẩu có sai phạm nào không?, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: Rất nhiều container do doanh nghiệp có nhu cầu nhập về sản xuất giấy, thép là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại, các cơ quan hải quan của Bộ Tài chính báo cáo không hẳn tất cả container có chủ, nhiều lô hàng container vô chủ.
Ngay cả vấn đề giám định thư, giấy phép nhập khẩu, vấn đề chủ lô hàng, vấn đề quy chuẩn, tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá như thế nào là lô hàng phế liệu thì Bộ Tài nguyên và Môi trường không có công bố, chỉ là một văn bản hướng dẫn, không đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn.
“Trong quản lý của Nhà nước, cần xem xét lại”, ông Dũng nêu rõ. Do đó, Thủ tướng có kết luận giao cho Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Bộ Công an, TPHCM, TP. Hải Phòng, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh có liên quan đến cảng biển, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tổ chức thanh tra toàn bộ kết quả liên quan đến các lô hàng container nhập khẩu vào Việt Nam. Từ đó, đánh giá chính xác để báo cáo Chính phủ và có phương án giải quyết, xử lý vấn đề này.
Thủ tướng chỉ đạo xem xét rà kỹ lại, đặc biệt là việc lợi dụng cấp phép, lợi dụng danh nghĩa công ty để nhập khẩu, có sự mua bán, thương mại hóa trong vấn đề này hay không.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn có nhu cầu nhập khẩu phế liệu giấy, sắt thép thì tiếp tục được Nhà nước cho phép và cấp giấy phép nhập khẩu để duy trì hoạt động bình thường. Còn tất cả những việc khác yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, lết quả thanh tra và báo cáo cụ thể từng vấn đề thì hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra, chưa báo cáo. Đồng thời Thủ tướng cũng giao cho Bộ Công an tiến hành xem xét điều tra tổng thể vấn đề này.
“Có thể nói đây là vấn đề rất được Thủ tướng và Thường trực Chính phủ quan tâm, giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng đồng thời cũng giao cho Bộ Công an xem xét báo cáo Thủ tướng để khách quan hơn”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Từ những sốt ruột, bức xúc như vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, ngày 27/8 tiếp tục họp xem xét, đôn đốc các bộ thực hiện công văn 281 ngày 7/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ khi kết luận tại cuộc họp Chính phủ xem tiến độ thế nào. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ khẩn trương, tiến hành sớm và báo cáo xử lý ngăn chặn ngay vấn đề này.
Theo số liệu Tổng cục Hải quan cung cấp, trong năm 2016, kim ngạch nhập khẩu phế liệu nhựa, giấy và sắt thép là khoảng 4,6 triệu tấn. Tới năm 2017, lượng hàng hóa trên nhập khẩu đã lên hơn 6,5 triệu tấn.
Tính đến ngày 25/7/2018, tại cảng Cát Lái- Tp.HCM có tới 3.579 container tồn đọng. Trong đó, có 594 container tồn từ 30-90 ngày. Đặc biệt, hiện có tới 2.423 container tồn quá 90 ngày.
Tại cảng Hải Phòng, tính đến 1/8/2018, có 1.000 container phế liệu tồn đọng (quá hạn làm thủ tục 90 ngày).
Liên quan tới công tác quản lý phế liệu nhập khẩu, ngày 30/8/2018, Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 03/8/2018, Tổng cục Hải quan đã cử đoàn công tác do Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng về các nội dung: tình hình triển khai Công văn 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018 về quản lý phế liệu nhập khẩu; kiểm tra việc khai báo, phân tích manifest, thực hiện thủ tục nhập cảnh cho phương tiện vận tải…; kiểm tra việc thực hiện thủ tục hải quan trực tiếp tại Chi cục Hải quan cửa khẩu đang thực hiện thủ tục nhập khẩu các lô hàng là phế liệu như giám sát, kiểm tra, lấy mẫu, chụp ảnh, niêm phong, lập biên bản lấy mẫu, phiếu ghi kết quả thực tế…;
Tổng cục Hải quan đã đồng thời cập nhật lên trang Cổng thông tin điện tử danh sách 151 doanh nghiệp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực để hải quan địa phương biết, tra cứu khi làm thủ tục hải quan.
Tiến Vinh
Theo vnmedia
Doanh nghiệp "tuồn" phế liệu vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả gì?
Doanh nghiệp đã làm giả các loại giấy tờ bắt buộc phải xuất trình khi thông quan để hòng qua mắt lực lượng chức năng, nhập khẩu trái phép phế liệu vào Việt Nam.
Ngày 31-8, liên quan đến vụ việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố 2 giám đốc doanh nghiệp do nhập lậu phế liệu vào Việt Nam, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết các doanh nghiệp này đã làm giả giấy tờ để nhập khẩu trái phép phế liệu.
Theo Tổng cục Hải quan, DNTN San xuât bao bi Trương Thinh va Công ty TNHH San xuât kinh doanh dich vu xây dưng Hông Viêt đa co hanh vi lam gia, sư dung chưng tư gia gồm: Thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan; giây xac nhân ky quy.
Tình trạng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam thời gian qua có diễn biến phức tạp
Các doanh nghiệp dùng giấy tờ giả nêu trên đê nhâp khâu trai phep phê liêu tư nươc ngoai vao Viêt Nam qua cac cưa khâu tai TP Đa Năng, TP Hai Phong, TP HCM, tinh Ba Ria - Vung Tau va tinh An Giang.
Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy đinh tai Thông tư số 41 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy đinh vê bao vê môi trương trong nhâp khâu phê liêu lam nguyên liêu san xuât thi thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan; giây xac nhân ky quy la chưng tư băt buôc doanh nghiêp phai nôp cho cơ quan hai quan khi lam thu tuc hai quan, thông quan cac lô hang phê liêu nhâp khâu.
Sau khi xac đinh vu viêc co dâu hiêu cua tôi vân chuyên trai phep hang hoa qua biên giơi, Cuc Điêu tra chông buôn lâu đa ban hanh cac quyêt đinh khơi tô vu an vê tôi vân chuyên trai phep hang hoa qua biên giơi xay ra tai DNTN San xuât bao bi Trương Thinh va Công ty TNHH San xuât kinh doanh dich vu xây dưng Hông Viêt.
Đông thơi, Cuc Điêu tra chông buôn lâu đa chuyên toan bô hô sơ vu an nêu trên đên Cơ quan Canh sat điêu tra Bô Công an đê thu ly, điêu tra theo thâm quyên. Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam cac đôi tương co liên quan.
Ngày 28-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra các quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Trường, giám đốc Công ty TNHH Đức Đạt; Nguyễn Văn Sơn, giám đốc DNTN Trường Thịnh; Dương Văn Phương, nhân viên DNTN Trường Thịnh; Dương Tuấn Anh, quản lý điều hành Công ty Hồng Việt về tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" theo Điều 189 - Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Minh Chiến
Theo nld.com.vn
Chặn container phế liệu 'vô chủ' vào cảng Hải Phòng Qua rà soát thông tin bản lược khai hàng hóa (Manifest) của tàu biển MSC SIERRA II, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ (Cục Hải quan Hải Phòng) vừa phát hiện 3 container được vận chuyển theo hai vận đơn có mô tả hàng hóa là nhôm phế liệu. Theo thông tin trên Manifest thể hiện người nhận hàng là...