Vụ 146 Quán Thánh (Hà Nội): “Tắc là do… “lỗi hệ thống”"
Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (Hà Nội) cho rằng, liên quan đến việc tắc hệ thống thoát nước chung, gây ngập úng nước thải sinh hoạt ở khu dân cư số nhà 146 Quán Thánh là do “ngẫu nhiên” bị tắc, là do “ lỗi hệ thống”…
Thông tin tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 10/11, ông Nguyễn Phong Cầm, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết: Vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra trong khu dân cư số nhà 146 phố Quán Thánh đang được UBND quận tích cực giải quyết. Đây là vấn đề không lớn nhưng đến nay nó đã trở nên vô cùng phức tạp khi UBND quận Ba Đình đã tổ chức trên 20 cuộc họp với các đơn vị chuyên môn của quận và phường với các hộ dân ở 146 Quán Thánh để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân.
Ông Nguyễn Phong Cầm, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, quận đã quyết định giải quyết việc ô nhiễm môi trường tại khu dân cư số 146 Quán Thánh bằng việc xây dựng đường cống mới với chi phí khoảng hơn 480 triệu đồng. (Ảnh: Minh Thư)
Ông Cầm thông tin, từ tháng 8/2013, các hộ dân ở số nhà 146 phố Quán Thánh có đơn gửi UBND quận Ba Đình, UBND phường Quán Thánh phản ánh tại số nhà 146 có hệ thống cống thoát nước chung ở cuối khu đất, nằm dưới nền nhà của 3 hộ dân là hộ ông Nguyễn Đình Tuấn, hộ bà Lê Tuyết Băng và hộ ông Nguyễn Xuân Minh chảy ra hệ thống thoát nước chung trên phố Đặng Dung hiện bị tắc, gây úng ngập nước thải sinh hoạt bên trong số nhà 146 Quán Thánh.
Sau khi nhận được đơn thư của công dân, UBND quận Ba Đình đã chỉ đạo UBND phường Quán Thánh và các đơn vị có liên quan tập trung giải quyết dứt điểm vụ việc, tìm nguyên nhân gây tắc cống và có biện pháp tạm thời bơm hút nước để không ùn ứ nước thải.
12 hộ dân với 60 con người gần như đã hết sức chịu đựng khi hàng ngày phải đối mặt với mùi xú uế, với ruồi muỗi và bệnh tật ngay giữa lòng Thủ đô. Ảnh: Xuân Phú
Video đang HOT
Để giải quyết tình trạng úng ngập cục bộ tại số nhà 146 Quán Thánh, UBND quận Ba Đình và UBND phường Quán Thánh đã lắp đặt hệ thống máy bơm để vận hành bơm nước thải ra ngoài hệ thống thoát nước chung của TP khi xảy ra úng ngập, bảo đảm môi trường. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng khảo sát, nghiên cứu để thi công đường thoát nước mới cho số nhà 146 Quán Thánh bằng đường ống bê tông cốt thép D300 nối với hệ thống thoát nước thành phố (cống D400 tại ngã tư Quán Thánh – Đặng Dung).
Tuy nhiên, các hộ dân nhà 146 Quán Thánh đề nghị phải khơi thông đường thoát nước cũ, không đồng ý với việc làm hệ thống thoát nước mới vì cho rằng đường thoát nước cũ đã sử dụng từ nhiều năm nay do hộ gia đình ông Minh (số 5 Đặng Dung) cố ý gây tắc.
Ông Cầm cũng cho biết thêm, trước sự việc trên thì UBND TP đã giao Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở thành lập Tổ thanh tra liên ngành để tiến hành thanh tra theo quy định đối với các nội dung tố cáo, khiếu nại liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận, sử dụng đất, quản lý trật tự xây dựng tại số nhà 146 phố Quán Thánh. Hiện Thanh tra Thành phố đang thực hiện theo trình tự, thủ tục, sau khi có kết luận sẽ xử lý dứt điểm và báo cáo Thủ tướng.
Với những thông tin mà vị Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, báo chí đã đặt hàng loạt câu hỏi xoay quanh vấn đề: Tại sao phải mất rất nhiều thời gian để tìm ra nguyên nhân gây tắc cống mà không khơi thông đường cống cũ, nay phải xây mới? Tại sao chính quyền quyết tâm xây dựng đường cống mới mà chưa có kết luận của Thanh tra thành phố và vấp phải sự phản đối từ các hộ dân?…
Trả lời những vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Nguyễn Phong Cầm cho biết, hệ thống cống thoát nước cũ nằm trong diện tích được pháp luật công nhận là quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Thứ hai, toàn bộ nội dung cấp giấy chứng nhận và quản lý trật tự xây dựng đang giao Thanh tra thành phố kết luận nhưng không thể chờ kết luận được, vì vấn đề ô nhiễm đã trở nên nghiêm trọng và nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Việc làm cống thoát nước này không phải là sự thắng thua giữa 1 hộ và 13 hộ còn lại, hệ thống cống cũ dưới nền nhà ông Minh không thể bền vững bằng đường ống mới mà chính quyền Ba Đình tổ chức thực hiện.
“Việc xây dựng đường cống thoát nước mới thể hiện trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp, cơ quan quản lý để tạo ra sự bền vững về hệ thống thoát nước cũng như giải quyết vấn đề ô nhiễm cho các hộ dân ở đây”, ông Cầm khẳng định.
Tại sao không chờ kết luận của Thanh tra thành phố rồi hãy tiến hành đường cống mới và tại sao người dân phản đối? Ông Cầm khẳng định: “Trong thông báo số 300 của UBND TP không có một từ nào yêu cầu quận Ba Đình dừng thi công để chờ kết luận của Thanh tra nên chúng tôi vẫn tiến hành. Mặt khác, xây dựng đường cống mới là thuộc thẩm quyền của cấp quận chứ không phải thành phố. Còn tại sao người dân phản đối làm đường cống mới, bản chất cũng là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mâu thuẫn trong việc gốc vấn đề hoạt động xây dựng… vì thế nên Thành phố mới giao cho Thanh tra Thành phố kiểm tra, xem xét toàn diện và kết luận”.
Theo Minh Thư
Infonet
Ám ảnh đoạn đường tử thần
Xuống cấp, độ dốc lớn, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện nên đường Lê Duẩn (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) thường xảy ra tai nạn thương tâm.
Những năm gần đây, đoạn đường Lê Duẩn từ ngã ba giao với đường Giải Phóng đến khu vực cầu Trắng giữa lòng TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chỉ dài khoảng 500 m nhưng thường xuyên xảy ra tai nạn nghiêm trọng, trở thành "điểm đen" giao thông.
Hiện trường vụ tai nạn khiến bà Hoàng Thị Thiêm tử vong
Là một trong những đoạn giao thông huyết mạch, cửa ngõ phía Nam của TP Buôn Ma Thuột nhưng mặt đường ở đây xuống cấp nhiều năm qua mà đơn vị quản lý vẫn chủ yếu chắp vá sơ sài, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện nên mỗi khi trời mưa là nước chảy ồ ạt khiến đường thường xuyên hư hỏng, xuất hiện vô số ổ gà, ổ voi.
Chị Trần Hồng Thu (ngụ phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột) cho biết mỗi ngày phải đi lại trên đoạn đường này 4 lần. Có những hôm mưa phải tìm cách đi vòng 3 km để về nhà vì sợ nước cuốn trôi hoặc chạy trúng ổ gà.
Anh Nguyễn Tiến Trung, nhà ở trên đoạn đường này, nói bao năm qua, mỗi khi trời mưa là dân sống 2 bên đường phải gác lại công việc để hỗ trợ người đi đường đẩy xe qua dòng nước xiết và điều tiết giao thông. "Hầu như ngày nào cũng xảy ra va chạm giao thông khiến những người sống quanh đây bị ám ảnh và thường gọi đây là đoạn đường tử thần" - anh Trung bực bội.
Từ đầu năm đến nay, đoạn đường này xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông khiến 2 người chết và nhiều người bị thương nặng.
Mới đây, chiều 8-8, bà Hoàng Thị Thiêm (ngụ phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột) điều khiển xe máy đã va chạm với một xe máy khác nên ngã xuống đường, bị xe container cán tử vong. Theo những người chứng kiến vụ tai nạn, lúc đó trời mưa lớn, nước đổ về quá mạnh nên những người điều khiển xe máy không làm chủ được tay lái.
Trước đó, chiều 26-2, trong lúc điều khiển xe máy, chị Đỗ Thị Hồng Ngọc (SN 1991; ngụ xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột) sụp ổ gà rồi mất lái, ngã xuống đường và bị xe tải cán chết.
Trước thực trạng này, những năm qua, tại các buổi họp dân, tiếp xúc cử tri, người dân liên tục phản ánh nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm. Bà Đinh Thị Thu (nhà cạnh cầu Trắng) cho biết người dân phản ánh nhưng chỉ nhận được lời hứa, lâu lâu đơn vị quản lý có tới sửa chữa nhưng chỉ chắp vá nên bị nước mưa cuốn trôi hết.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk, trong tháng 8, HĐND đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra những đoạn đường có nguy cơ mất an toàn giao thông tại TP Buôn Ma Thuột, đặc biệt là đoạn đường nói trên.
Sau khi phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, sở đã gửi công văn đề nghị Tổng cục Đường bộ - Bộ Giao thông Vận tải xem xét, có biện pháp xử lý, khắc phục thoát nước 2 đầu cầu Ea Tam nhằm bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện qua lại.
Hiện tại, Tổng cục Đường bộ đã giao Cục Quản lý đường bộ III kiểm tra hiện trường, đánh giá nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý.
Ông Bùi Văn Quý, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk, cho biết đoạn đường này có một dự án thoát nước từ lâu nhưng sau bao nhiêu năm vẫn chưa có vốn. Trong khi đó, hệ thống thoát nước trước đây có một đoạn chưa làm được vì khâu giải phóng mặt bằng chậm nên không phát huy hiệu quả.
Theo Người lao động
700 hộ dân ven quốc lộ bất ngờ "chìm nghỉm" trong nước Sau khi dự án nâng cấp quốc lộ 1A đoạn qua TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thông tuyến chưa lâu, 700 hộ dân sinh sống ven trục đường này bất ngờ bị "nhấn chìm" trong nước sau trận mưa lớn. Người dân phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh cho hay, suốt hơn 2 thập kỷ qua, chưa khi nào nhà dân sống ven...