Vụ 14 ngư dân mất tích: Người trở về tố bị bóc lột, lừa đảo
Sau gần 2 tháng mất tích, một số ngư dân ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tinh Bạc Liêu bất ngờ trở về với hai bàn tay trắng.
Sống trong đói khổ, về tay trắng
Mấy ngày qua, xóm ngư phủ ở ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình trơ nên ồn ào khi một số ngư dân được cho là mất tích trước đó bât ngơ trơ về. Chiêu 2/10, PV Dân tri đên nha ngư dân Phạm Thành Được, bà Trần Thị Thương (61 tuổi, mẹ anh Được) cho biết, con trai bà về nhà lúc 4h sáng ngày 1/10. “Lúc thằng Được nó đi rồi không liên lạc được với nó, tui khóc mấy ngày liền. Cứ tưởng là sẽ không gặp lại con nó nữa, nhưng giờ nó về rồi, cảm ơn trời đất đã cho mẹ con tui được đoàn tụ”, bà Thương nói trong sự vui mừng khôn xiết.
Ngư dân Phạm Thành Được kê lai nhưng ngay lao đông cưc khô ở Vũng Tàu.
Tiếp chuyện phong viên, tâm trạng anh Phạm Thành Được vẫn còn nhiêu hoang mang khi nhơ về những tháng ngày đi tàu cá ở Vũng Tàu. Anh Được kể, khi từ Bạc Liêu ra tới Vũng Tàu, chi 2 tiếng đồng hồ sau, anh và một số ngư dân đa được đưa ngay ra tàu cá cách đất liền gần 10km. Tàu của anh Được đi (anh Được cho biết là có chữ BD nhưng không rõ số) có tất cả 10 người do một người tên Ngọc làm tài công.
Trước khi lên tàu, anh và các ngư dân được chủ tàu hứa sẽ mua cho điện thoại để liên lạc với gia đình nhưng cuối cùng là không ai có. Lúc lên tàu, các ngư dân chỉ được mang theo quần áo chứ không được mang thứ gì khác. “Lúc này, anh em chúng tôi biết chắc là mình đã bị lừa nhưng không dám lên tiếng vì chủ tàu đã cho người canh giữ nên khó mà không nghe theo”, anh Được nhớ lại.
Trong quá trình đi tàu, anh Được cho biết, công việc hàng ngày rất cực khổ. Ngoài nhiệm vụ chính là cào cá tôm thì các ngư dân kiêm luôn những công việc khác như nấu ăn, rửa chén, phục vụ dọn dẹp trên tàu. Cực nhất là lúc lưới cào rách, các ngư dân phải thức khuya để vá, nhiều lúc thức cho đến sáng. “Chủ tàu có nói với anh em chúng tôi là làm phục vụ thì sẽ được cho thêm tiền nhưng cuối cùng cũng chẳng thấy đồng nào hết”, anh Được nói. Không chỉ bị boc lôt sưc lao đông, các ngư dân còn bị chửi bới, dọa dẫm nếu làm điều gì không vừa ý chủ tàu.
Anh Được cho hay, thức ăn và nước uống dưới tàu không nhiều nên phai dung rât de sen. “Ngư dân tụi tôi khổ lắm. Mì gói để giành ăn sáng thì mấy anh em chủ tàu nó lấy hết, tụi tôi chỉ có thể dằn bụng bằng nước trà, lâu lâu được pha thêm ít đường cầm cự đến chiều mới có cơm ăn”, anh Được kể lại.
Cũng theo anh Được, tàu của anh đi có 9 hầm cá nhưng thường chỉ cào được 3- 4 hầm, mỗi hầm từ 10 đến 12 tấn và chừng hơn 20 ngày là vao bờ. Nhưng chuyến đi vừa rồi chủ tàu không cho vao bờ ma ghé đảo lấy đồ dùng rồi sau đó đi tiếp hơn 20 ngày nữa mới về đất liền. “Lúc tàu vô thì theo tôi biết là kiếm được cả tỷ đồng nhưng chúng tôi mỗi người chỉ được cho 1,5 triệu đồng gọi là tiền lộ phí, còn tiền công thì trắng tay, không được chia gì nữa hết”, anh Được chua xót nói.
Cùng chung số phận với anh Được là các ngư dân The, Thương, Đá. Hàng xóm cho biết, khi trở về thân thể của anh The co nhiều vết thương. Chị Hà Thị Vương (vợ anh The) chỉ nói vài lời với PV rằng, chồng chị được trở về là mừng lắm rồi.
Các ngư dân Hoàng Văn Nô, Phạm Văn Chính, Dương Văn Toản cũng trở về trước đó nhưng hầu như đêu tay trăng. Các ngư dân cho biết, về tới đất liền, trong tay họ không có một đồng, còn chủ tàu thì biến mất. Số tiền công 7 triệu đồng mà họ đươc hứa trả trước khi đi tàu cũng không thây.
Trong khi đó, bà Lâm Thị Còn (vợ ông Danh Nhung – ngươi môi giơi) cho biết, con trai bà là Danh Hồng Phương vẫn chưa trở về. Theo bà Còn, lúc con trai bà đi, sau 20 ngày tàu có vao bơ một chuyến nhưng sau đó lại đi tiếp cho đến nay vẫn chưa có tung tích gì. “Tôi đang lo lắm, không biết bao giờ mới thấy được mặt nó nữa”, bà Còn bùi ngùi.
Video đang HOT
Bà Lâm Thị Còn lo lắng cho đứa con trai chưa trở về.
Dâu hiêu môt vu lưa đao co tô chưc
Theo anh Được, người đàn ông có tên Út Hoàng còn có thêm một cái tên khác nữa là Mười Thẹo. Lúc trước khi ra tàu, anh Được cho biết, anh có nghe được cuộc điện thoại giữa chủ tàu và ông Út Hoàng, trong đó chủ tàu có nói là đã đưa tiền cho ông Út Hoàng, còn đưa bao nhiêu thì anh không rõ.
Cũng theo anh Được, số tiền công 7 triệu đồng mà các ngư dân được hứa trả, lúc ra Vũng Tàu, giữa ông Út Hoàng, ông Danh Nhung và các ngư dân có ký một bản cam kết trả tiền. “Chính tôi ký tên Được để nhận 7 triệu đồng nhờ chuyển về cho gia đình tôi. Tôi cứ tưởng 2 tháng qua, vợ con tôi có đồng vô đồng ra, có ai ngờ đâu lại ra cớ sự này, không biết số tiền đó đi đâu nữa”, anh Được chua xót.
Chia sẻ với PV, anh Được cho biết, khuya 2/10, anh sẽ tiếp tục đi tàu cá ở địa phương để kiếm tiền trả nợ và nuôi vợ con. “Có đứa con trai 7 tuổi vô học rồi mà chưa có tiền lo cho nó nữa, hy vọng lần đi này kiếm được chút đỉnh”.
Trong khi đó, theo bà Trần Thị Thương (mẹ anh Được), sau khi tìm hiểu qua nhiêu ngươi, bà biết được tung tích của ông Út Hoàng là có nhà ở Sông Đốc, Cà Mau. “Tui có người quen ở dưới đó nên nhờ tìm dùm thì họ nói có nhà ông Út Hoàng, ông này chuyên kêu công đi biển nhưng rất ít khi có mặt ở nhà, việc này tôi thấy rất trùng hợp và có gì đó không được bình thường”, bà Thương nói.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đặng Hồng Khánh – Trưởng Công an xã Vĩnh Thịnh – cho biết, cho đến nay chỉ có ngư dân Dương Văn Toản về là có trình báo với địa phương, còn những ngư dân khác không bao cao gì. “Trong vụ việc này, một số ngư dân trong 14 người đã trở về thì sự việc cũng không quá phức tạp vì trước mắt là không có chuyện mất tích”, ông Khánh nhân đinh.
Cũng theo ông Khánh, việc tiền bạc giữa ông Danh Nhung và ông Út Hoàng, do không gặp được ông Út Hoàng mà chỉ có số điện thoại không liên lạc được nên cũng chưa xác định được gì.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Vụ 14 người mất tích bí ẩn: Một vụ lừa đảo bài bản?
Vụ 14 ngư dân bị lừa đi tàu cá rồi bặt vô âm tín hơn 20 ngày nay đang gây xôn xao tại Bạc Liêu. Nhiều người cho rằng, do các ngư dân quá cả tin vào lời hứa hão nên sự việc mới xảy ra như vậy.
"Tôi quá tin người..."
Một ngày cuối tháng 8, PV Dân trí tìm đến nhà ông Danh Nhung (59 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu), người được cho là "môi giới" các ngư dân với người lạ có tên Út Hoàng để đưa đi biển.
Ông Danh Nhung kể lại, vào đầu tháng 8/2013, ông đang đi thăm bệnh người thân ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu thì có hai người (một đàn ông trên dưới 50 tuổi nói giọng miền Nam và một phụ nữ trẻ) đến hỏi han trò chuyện. Người đàn ông xưng tên Út Hoàng và nói mình là chủ của nhiều tàu cá ở Kiên Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu; đang cần một số ngư dân đi tàu cá ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, nhờ ông Nhung tìm giúp.
"Ông ta (Út Hoàng) nói tiền công sẽ được trả khá cao, mỗi ngư dân được trả 7 triệu đồng cho 40 ngày đi tàu cá. Ngoài ra nếu lợi nhuận nhiều sẽ chia thêm phần trăm cho ngư dân. Nếu tôi giới thiệu được sẽ trả cho tôi 500.000 đồng/người gọi là tiền hoa hồng", ông Nhung nhớ lại lời hứa của ông Út Hoàng.
Ông Nhung thừa nhận đó là lời mời khá hấp dẫn nên ông nhiệt tình về địa phương (ấp Vĩnh Lạc) tìm ngư dân cho ông Hoàng. "Ban đầu tôi chỉ tìm được vài người, sau đó có một số ngư dân khác biết tin cũng đến xin đi theo, tổng cộng là 14 người, trong đó có cả con trai của tôi", ông Nhung nói.
Ông Danh Nhung đang kể lại vụ việc với PV Dân trí.
Ít ngày sau, ông Út Hoàng chở theo người phụ nữ trước đó đến nhà ông Nhung gặp các ngư dân để hứa hẹn tiền công rồi cùng các ngư dân bắt xe ra Vũng Tàu. Theo ông Nhung cho biết, lần đến nhà này, ông Út Hoàng chạy một chiếc xe máy khác (ông Nhung không nhớ rõ biển số, chỉ nhớ có biển số tỉnh 92 và số đuôi là 46). Trước khi đi, ông Út Hoàng nói sau khi ra Vũng Tàu, trở về nhà rồi mới đưa tiền.
Ông Nhung cùng các ngư dân được ông Út Hoàng đưa ra Vũng Tàu ở trong một nhà trọ. Sau đó, vào các ngày 11 và 12/8, các ngư dân được đưa lên tàu cá. "Tôi chỉ ở trong nhà trọ nên không biết các ngư dân đã lên tàu nào và ai đi với ai", ông Nhung cho biết.
Sau khi đưa hết các ngư dân ra tàu, ông Nhung và ông Út Hoàng ra bến xe về lại Bạc Liêu. Khi ra bến xe, ông Út Hoàng nói bỏ quên đồ rồi quay trở lại lấy chắc sẽ ra không kịp chuyến nên kêu ông Nhung về Bạc Liêu trước, hẹn gặp tại cầu Xóm Lung (ranh giới huyện Hòa Bình và huyện Giá Rai). "Tôi đi xe về tới cầu Xóm Lung khoảng 3 giờ sáng, xuống xe chờ ông ta nhưng sau đó liên lạc lại thì không được", ông Nhung cho biết.
Sau đó, ông Nhung có liên lạc lại được với ông Út Hoàng nhưng ông này hẹn nhiều lần xuống nhà đưa tiền nhưng cuối cùng ông ta không xuống, rồi không điện thoại được nữa. Lúc này, ông Nhung mới biết là mình đã bị mắc lừa. "14 người, thêm tiền hoa hồng giới thiệu của tôi thì số tiền không phải là nhỏ, coi như mất trắng, lại còn mang nợ", ông Nhung chua xót.
Trò chuyện với PV, bà Năm Nhung (vợ ông Nhung) cho hay, 3 ngày đầu, các ngư dân vẫn còn gọi được về cho gia đình. "Con trai tôi là Danh Hồng Phương có điện về mấy lần hỏi ông Út Hoàng đưa tiền chưa. Tôi nói chưa, mấy lần như vậy rồi sau đó không có tin tức gì nữa", vợ ông Nhung cho biết.
Cũng theo bà Năm Nhung, lúc đi, ông Út Hoàng bao cả tiền xe và tiền ăn cho chồng bà cùng các ngư dân. Nhưng khi về thì ông Út Hoàng không đưa mà có một người quen với ông này tên Thương đưa cho chồng bà 300.000 đồng tiền xe từ Vũng Tàu về Bạc Liêu. "Nếu ông Út Hoàng là chủ tàu, ông ta không lừa đảo thì sao ông này không đưa tiền cho chồng tôi về, sao không đến nhà trả tiền như đã hẹn", bà Năm Nhung bức xúc. Bà Năm Nhung cũng cho biết thêm, từ khi chồng bà từ Vũng Tàu về nhà, người nhà của các ngư dân cứ đến tìm ông Nhung làm gia đình rất khó xử.
"Do tôi quá tin người nên mới bị mắc lừa, bản thân tôi cũng không được gì trong chuyện này. Đây là một bài học cho tôi. Hy vọng ngành chức năng sớm tìm ra tung tích của ông Út Hoàng để làm rõ vụ việc", ông Danh Nhung phân giải.
Khi nào thấy mặt mới hết lo
Thông tin từ chính quyền địa phương cho biết, đến lúc này chỉ mới có 4, 5 ngư dân có liên lạc về với gia đình, còn lại vẫn chưa biết tung tích ra sao. Trong khi đó, ông Danh Nhung cho biết, sáng ngày 30/8, ông có liên lạc với một người tên Thương (theo lời ông Nhung thì người này quen với ông Út Hoàng và ông đã gặp ở Vũng Tàu, cũng chính là người cho ông tiền về xe) thì người này cho rằng vài ba ngày nữa sẽ có một tốp từ biển vào. Tuy nhiên là tốp nào, gồm những ai thì vẫn chưa biết được.
Trong số những ngư dân liên lạc được về nhà, ngư dân Phạm Thành Được (ấp Vĩnh Lạc) điện về cho biết thông tin: Tàu cá anh đi là tàu của người Việt, đang đánh bắt ở một vùng biển khá xa Vũng Tàu nhưng lại không biết chính xác vị trí. Ngư dân Được cũng cho hay chưa biết khi nào mới về được. Một số ngư dân khác như anh The, anh Chính cũng gọi được về cho người nhà nhưng cũng cho biết là không biết đang ở vùng biển nào.
Tuy biết tung tích vẫn bình an nhưng người thân của các ngư dân vẫn còn rất lo sợ. Lúc này họ chỉ mong người thân trở về chứ không cần đến khoản tiền được hứa hẹn.
Còn một số ngư dân vẫn chưa có tin tức như anh Xuân, Đua, Nô, Chính và cả anh Danh Hồng Phương con trai ông Nhung. Bà Năm Nhung cho biết, anh Phương đi tàu cá hơn chục năm nay nên rất chắc tay nghề. "Giờ tôi không biết con tôi đang ở đâu, sống hay chết nữa", bà Năm Nhung nghẹn ngào.
Bà Năm Nhung rất lo lắng khi chưa biết tung tích của con trai. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Khi PV tìm đến nhà các ngư dân thì hầu như không gặp người thân của họ. Theo người dân ở đây, đa số các hộ này thuộc diện nghèo khó nên đi mưu sinh suốt bằng nghề bắt nghêu, mò ốc...
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Quốc Tính - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh - đánh giá, đây là một vụ lừa đảo. Ông Tính cũng nhìn nhận, do bà con ngư dân quá cả tin vào người lạ nên chuyện này mới xảy ra. "Lúc ông Út Hoàng gì đó xuống nhà, bà con không báo cho địa phương nên chúng tôi không hay biết gì; cho đến khi họ lên báo con em họ mất tích, chúng tôi mới biết thì đã muộn", ông Tính nói.
Ông Tính cho hay, đây là sự việc lần đầu tiên xảy ra ở địa phương. "Chúng tôi đang tìm mọi cách để làm sao liên lạc được hết các ngư dân và đưa họ trở về nhà bình an. Qua vụ việc này, chúng tôi cũng khuyến cáo bà con ngư dân hãy tìm hiểu kỹ càng những người lạ đến liên hệ làm ăn để tránh những trường hợp tương tự", ông Tính nhấn mạnh.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Thiếu niên 16 tuổi cướp mạng con bà chủ vì một triệu đồng Không được thanh toán đủ tiền công trông vuông tôm, thiếu niên mới lớn sát hại con gái 4 tuổi của bà chủ, vứt xác vào bụi tre. Ảnh minh họa Chiều 23/8, Công an tỉnh Bạc Liêu tạm giữ hình sự Trương Hoàng Mến (16 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu) để điều tra hành vi giết người. Mến khai được bà Trần...