Vụ 10 năm tù oan: Bắt bố con nghi can
Trong cuộc họp báo sáng nay, 5/11 về việc kháng nghị tái thẩm vụ án giết người tại Bắc Giang 10 năm trước, Viện KSND Tối cao cho biết đã phê chuẩn lệnh bắt giam đối với cả 2 bố con đối tượng vừa ra đầu thú.
Viện KSND Tối cao cho biết cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lý Nguyễn Chung (24 tuổi, thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) về tội “giết người” và “cướp tài sản”.
Đại diện Viện KSND Tối cao cho biết, sau khi nhận được đơn kêu oan của ông Chấn cùng gia đình, cơ quan điều tra (Viện KSND Tối cao) đã căn cứ vào một số tình tiết và vào cuộc xác minh.
Vị đại diện cũng cho hay, không phải ngẫu nhiên mà Lý Nguyễn Chung ra đầu thú sau 10 năm vụ án xảy ra. Chung không ở tại địa phương mà thường xuyên thay đổi nơi cư trú, Chung di chuyển khắp nơi từ Tây Nguyên về các tỉnh biên giới phía Bắc, sang Trung Quốc. Cơ quan điều tra đã rất kỳ công xác minh qua nhiều nguồn, lần theo chỗ ở của Chung. Khi nghi ngờ vụ việc bại lộ, trong hai tháng, Chung đã sử dụng gần 100 sim điện thoại để lẩn tránh. Cơ quan điều tra đã phải kiên trì vận động suốt thời gian dài. Đến ngày 25/10 mới đây, Chung mới ra đầu thú.
Viện KSND Tối cao phê chuẩn lệnh bắt giam cả 2 bố con đối tượng vừa ra đầu thú.
Cơ quan điều tra (Viện KSND Tối cao) cũng đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Lý Văn Chúc (63 tuổi) để điều tra về hành vi đe dọa giết người. Ông Chúc là bố đẻ của Lý Nguyễn Chung. Trước đó, bà Nguyễn Thị Lành (sống cùng ông Chúc) vô tình biết được câu chuyện Chung gây án. Sau khi giết chị Hoan, Chung về nhà, do quần áo dính máu nên đã thay ra ngâm ở chậu. Khoảng 4h sáng hôm sau, bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế của Chung) dậy giặt quần áo thấy nước trong chậu quần áo của Chung có màu hồng nên đã gọi Chung dậy hỏi: “Có phải hôm qua mày làm chuyện đó không?” Chung đã thừa nhận. Bà Lành và ông Chúc đã bảo Chung về quê ở Lạng Sơn. Chung về Lạng Sơn kể lại sự việc và đưa 2 chiếc nhẫn cho anh trai là Lý Văn Phúc. Số tiền lấy của chị Hoan đếm được 59.000 đồng, Chung sử dụng ăn tiêu hết, sau đó Chung đã trốn vào Đắk Lắk làm ăn.
Video đang HOT
Quá trình chung sống, bà Lành và ông Chúc có nhiều mâu thuẫn. Ông Chung đã có hành vi bạo hành và dọa giết bà Lành.
Như đã đưa tin, mười năm trước, một vụ giết người đã xảy ra tại thôn Me, xã Nghĩa Chung, Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan bị sát hại với nhiều vết thương ở đầu mặt và bụng bằng hung khí. Không lâu sau, Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bắc Giang) đã bắt và khởi tố ông Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người.
Theo cơ quan điều tra, ông Chấn đã khai nhận hành vi giết người. Nhưng tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo lại không nhận tội. Ông Chấn đã bị tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm tuyên án tù chung thân. Hiện nay, phạm nhân Chấn đang chấp hành án hình phạt tù chung thân.
Trong thời gian ở tù, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn vẫn tiếp tục nhiều lần kêu oan. Bà Nguyễn Thị Chiến, vợ phạm nhân cũng gửi đơn kêu oan cho chồng. Bà Chiến cho rằng, thủ phạm giết người đêm hôm đó là Lý Nguyễn Chung (người cùng thôn).
Qua xác minh, vận động của các cơ quan tố tụng, mới đây, sau gần 10 năm vụ án xảy ra, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú. Chung khai nhận, chính mình đã giết chị Nguyễn Thị Hoan để cướp tài sản.
TAND Tối cao vừa quyết định đưa vụ án giết người (đã kết án cách đây 10 năm) ra Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để xét xử tái thẩm.
Theo Khampha
'Động đất mạnh dồn dập là quá nguy hiểm'
Đới đứt gãy này được dự báo có thể xảy ra động đất cực đại 6,1 độ richter. Nếu trận này có tâm chấn ngay trong lòng hồ, hoặc sát chân đập dễ gây phá hủy đập thủy điện Sông Tranh 2", GS Cao Đình Triều cho biết.
Ngày 24/9, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết, ngay sau khi xảy ra liên tiếp 6 trận động đất vào hôm qua, huyện đã lập đoàn về các xã đánh giá mức độ thiệt hại. Gần 120 nhà dân, công trình dân sinh, trường học, trụ sở cơ quan bị nứt nẻ.
"Có thêm nhiều nhà dân bị toác, hư hỏng nặng do động đất dồn dập xảy ra suốt từ đêm 22 đến trưa 23/9. Những hư hỏng trong những trận động đất trước chưa kịp khắc phục thì lại phải hứng thêm nhiều trận động đất mới với cấp độ mạnh hơn, thiệt hại nặng nề hơn", ông Phong nói.
Cũng theo ông Phong, chính quyền địa phương Quảng Nam như ngồi trên "chảo lửa" vì phải tính toán, lập phương án giúp dân ứng phó với động đất đồng thời xây dựng kịch bản đề phòng trong tình huống vỡ đập Sông Tranh 2 sẽ chủ động sơ tán người dân đến vùng cao an toàn.
Hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nhìn từ phía thượng lưu.
Trước tình hình này, TS Lê Huy Y, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ địa vật lý Việt Nam khẳng định, về mặt địa chất, nguy hiểm lớn nhất của đập thuỷ điện Sông Tranh 2 là ở vùng hoạt động kiến tạo mạnh. Đầu phía nam của đập có một họng núi lửa cổ, điểm này cũng là giao điểm của 4 đứt gãy sâu.
Theo TS Y, dù đập được xây dựng chịu đến động đất cấp cao, đến 8,9 chứ không phải dừng lại cấp 7 như thiết kế chịu lực, nhưng động đất cứ tác động gần và trực tiếp liên tục như thời gian qua thì sẽ có ngày vỡ đập. Cộng thêm áp lực nén ngang xuôi dòng chảy của một hồ nước hàng triệu mét khối với độ chênh cao gần trăm mét nước.
"Cần sớm xác định chính xác và đầy đủ mọi đứt gãy kiến tạo có trong vùng đập thuỷ điện Sông Tranh 2 và kiểm tra kết cấu của thân đập để góp thêm kết luận về sự an toàn. Phương án an toàn nhất là làm một đập khác phía hạ lưu đề phòng vỡ đập chính thủy điện này", ông Y đề xuất.
Thống kê của UBND huyện Bắc Trà My, từ ngày 17/8 đến nay, chính quyền địa phương đã ghi nhận đến 28 trận động đất lớn, nhỏ. Tối 22/9 đến trưa 23/9 đã xảy ra đến 6 trận, trong đó trận động đất vào lúc 10h57 được ghi nhận độ rung lắc mặt đất kéo dài hơn 10 giây, mạnh nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, sau khi thông báo với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về trận động đất lúc 10h57 là 4,8 độ ritcher, đến chiều 23/9 Viện Vật lý địa cầu lại "cải chính" chỉ có độ lớn 4,1 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 6 km. Chấn tâm cách đập thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 7km ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My.
Trao đổi với VnExpress.net sáng 24/9, GS Cao Đình Triều, Tổng Thư ký Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam kiêm Phó chủ tịch Hội Địa chấn Châu Á khẳng định "trận động đất cực mạnh xảy ra lúc 10h57 trưa 23/9 với độ lớn hơn 4,2 độ ritcher chứ không phải như Viện Vật lý địa cầu thông báo trên trang Website của Viện". Động đất xảy ra ở khu vực Sông Tranh 2 ngày càng nhiều, cấp độ ngày càng mạnh, thời gian rung lắc mặt đất lâu hơn là hết sức nguy hiểm.
GS Triều phân tích, động đất xảy ra liên tục với cấp độ mạnh ở khu vực Sông Tranh 2 trong thời gian gần đây là do đới đứt gãy Trà My đang hoạt động mạnh trở lại. Đới đứt gãy Trà My chạy dọc qua vai trái đập, xuyên qua lòng hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2.
"Đới đứt gãy này từng được dự báo có thể xảy ra trận động đất cực đại đến 6,1 độ richter. Nếu trận này có tâm chấn ngay trong lòng hồ, hoặc sát chân đập với độ sâu chấn tiêu nông thì dễ gây phá hủy đập thủy điện Sông Tranh 2, hiểm họa khó lường cho vùng hạ lưu", GS Triều cảnh báo.
Theo VNE
"Tội nhất mấy đứa nhỏ, mỗi lần động đất là khóc ré lên" Đang ngủ mà nghe tiếng động mạnh cũng làm chúng tôi giật mình. Tội nhất là mấy đứa nhỏ, mỗi lần có tiếng nổ do động đất là chúng sợ khóc ré lên", anh Võ Văn Năm (thôn Tân Hiệp, xã Trà Sơn) chia sẻ. Ngày 24/9, PV Dân trí đã có mặt tại các xã của huyện Bắc Trà My để ghi...