Vụ 10 học sinh ở Quảng Ninh dương tính ma túy: Kẹo do bạn học mua từ bên ngoài mang vào trường
Lãnh đạo trường THPT Hoành Bồ (Quảng Ninh) cho biết, gói kẹo màu xanh, có in chữ nước ngoài, không rõ xuất xứ mà các em học sinh ăn phải do bạn học mua ở ngoài mang vào.
Liên quan đến vụ nhiều học sinh dương tính với ma túy sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc ở Quảng Ninh, ngày 25/10, Công an thành phố Hạ Long đang tiến hành xác minh và điều tra, xử lý vụ việc.
Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Định, Hiệu trưởng Trường THPT Hoành Bồ, TP Hạ Long cho biết, đến thời điểm hiện tại sức khỏe của 10 học sinh trên đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện đa khoa Hạ Long.
Bà Định thông tin thêm, các em học sinh trên cùng ăn chung 1 gói kẹo (màu xanh, có in chữ nước ngoài, không rõ xuất xứ) do một bạn học mang từ bên ngoài đến.
Gói kẹo không rõ nguồn gốc khiến 10 học sinh bị ngộ độc sau khi ăn.
” Hiện nhà trường đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng, lập biên bản sự việc, niêm phong gói kẹo học sinh đã sử dụng và xác minh các thông tin liên quan để phục vụ điều tra. Chúng tôi sẽ thông tin sau khi có kết quả “, bà Định nói.
Trước đó, tại buổi chào cờ sáng nay, 1 học sinh lớp 10 có biểu hiện ngộ độc với biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tê bì chân tay. Liền sau đó có thêm 12 học sinh có biểu hiện tương tự.
Ngay khi sự việc xảy ra, Ban Giám hiệu nhà trường đã cùng Tổ y tế sơ cứu ban đầu và chuyển các học sinh này đến Bệnh viện Đa khoa Hạ Long.
Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.
Chuyên gia nói gì về cảm giác tê bì ngón tay ở dân văn phòng?
TS.BS Nguyễn Hoàng Long, Phó trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức, giải đáp câu hỏi: Khi người bệnh xuất hiện cảm giác đau mỏi cổ vai gáy, đôi lúc có cảm giác tê bì ở cánh tay giống như kiến bò hoặc kim châm là triệu chứng của bệnh gì?
Đối với trường hợp này, TS.BS Nguyễn Hoàng Long cho biết: "Triệu chứng tê đầu ngón tay có thể gặp phải do nhiều bệnh lý khác nhau: Đầu tiên, tình trạng này xảy ra có thể do người bệnh gặp các vấn đề bệnh lý về đốt sống cổ.
Vấn đề thứ 2 là cần tìm hiểu xem liệu bạn có đang mắc các bệnh lý về chuyển hóa như: bệnh tiểu đường hoặc mỡ máu cao khiến các mạch máu bị co rút và làm cho thần kinh kém nuôi dưỡng từ đó gây nên tình trạng tê tay. Thứ 3, tình trạng tê tay có thể xảy ra do thiếu vitamin nhóm B trong dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra, tình trạng tê bì cánh tay còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như: Tư thế nằm, tư thế làm việc, tư thế sinh hoạt cũng là nguyên nhân làm tăng hiện tượng tê tay. Tuy nhiên, nếu triệu chứng tê tay kèm đau mỏi cổ vai gáy thì bệnh lý xảy ra cao hơn có thể là thoái hóa đốt sống cổ".
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng tê bì tay chân để đưa ra biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của người bệnh.
1. Tê bì tay chân là bệnh gì?
Để trả lời cho câu hỏi tê bì tay chân là bệnh gì, trước hết nên hiểu nghĩa của cụm từ tê bì là gì. Ở đây, "bì" là da, "tê bì" là cảm giác tê ngoài da, cụ thể ở đây là tê vùng da ở chân tay.
Bệnh tê bì tay chân là bệnh xuất hiện do những tổn thương của dây thần kinh vận động, bắt đầu bằng những triệu chứng tê, sau đó là yếu liệt cơ, và nặng hơn có thể mất khả năng kiểm soát vận động. Khi bệnh tê bì chân tay còn ở giai đoạn tê nhức ban đầu thì nên đi khám và điều trị sớm để tránh gặp phải những biến chứng của bệnh tê bì tay chân, thần kinh nặng hơn.
Tê bì tay chân là bệnh gì? Bệnh tê bì tay chân là bệnh xuất hiện do những tổn thương của dây thần kinh vận động - Ảnh Internet
Bệnh tê bì tay chân rất phổ biến do là biểu hiện đầu của hầu hết các bệnh liên quan tới thần kinh vận động. Tùy theo nguyên nhân gây tê bì chân tay là bệnh gì mà người bệnh có cách khắc phục và điều trị hợp lý và hiệu quả.
Video đang HOT
2. Nguyên nhân gây bệnh tê bì tay chân
2.1. Tê bì chân tay do sinh lý
Hiện tượng mạch máu bị chèn ép, không thể lưu thông đến các bộ phận trên cơ thể như tay, chân dẫn đến tay, chân có biểu hiện tê cứng.
- Ngồi làm việc không đổi tư thế, ngồi hoặc đứng liên tục trong thời gian dài, ít vận động.
- Nằm ngủ, bưng bê, mang vác vật nặng sai tư thế.
- Chơi thể thao sai kỹ thuật, không khởi động kỹ trước khi chơi.
- Làm việc trong môi trường máy lạnh có thể khiến cơ thể bị rối loạn cảm giác.
- Sử dụng máy tính liên tục hoặc mang giày cao gót thường xuyên là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tê bì tay chân.
- Nhiều trường hợp sử dụng thuốc để điều trị bệnh, một số loại thuốc gây tác dụng phụ làm tê tay, tê chân.
- Thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể chưa kịp thích nghi, dẫn tới khí huyết ứ đọng gây rối loạn cảm giác gây nên tình trạng tê chân, tê tay.
Thời tiết thay đổi đợt ngột là một trong những nguyên nhân gây tê bì tay chân- Ảnh Internet
2.2. Tê bì tê chân tay do bệnh lý
- Tê bì chân tay biểu hiện mắc các bệnh liên quan đến xương khớp
Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, phồng lồi đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa,... gây chèn ép vào các dây thần kinh và mạch máu, các tổ chức cạnh sống làm khí huyết không lưu thông và gây tê bì chân tay.
Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,.... khiến khớp đông cứng lại, chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu, lượng máu cung cấp đến các đột ngột suy giảm gây ra tê bì chân tay.
- Bị tê bì chân tay biểu hiện cơ thể thiếu chất
Những người có thể lực yếu, thiếu một số Vitamin như: B1, B12 và khoáng chất như: axit folic, canxi, kali... dẫn tới bị tê bì tay chân.
- Tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao, kết hợp với đó các tế bào xấu trong máu hình thành các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn lưu thông máu đến tay, lâu ngày làm cho các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương nghiêm trọng đẫn đến tình trạng tê bì chân tay.
Ngoài ra, tê bì chân tay còn biểu hiện cơ thể bạn mắc các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa: như xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, béo phì, mỡ gan,...
Nhiễm phong hàn, thương hàn, nhiễm độc chì, thủy ngân, hóa chất công nghiệp, các loại virus cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì tay chân.
Tê bì tay chân là bệnh gì - Ảnh Internet
3. Triệu chứng tê bì chân tay
- Tay chân mất cảm giác: tình trạng tê kéo dài khiến tay, chân bị mất cảm giác. Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi đêm.
- Đau mỏi khu vực cổ, vai, gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên.
- Cảm giác tê/dị cảm trong cánh tay lan xuống ngón tay. Cảm giác râm ran như kiến bò khi nằm lâu hoặc để tay chân cố định trong một khoảng thời gian.
- Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi
- Chuột rút chân tay: cơ thắt cơ đột ngột gây đau âm ỉ bắp chân, bắp tay
- Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân gây hạn chế vận động
- Người bệnh cần đến bệnh viện khám ngay lập tức nếu có những biểu hiện sau:
- Bị tê chân tay liên tục trong khoảng thời gian dài hơn 6 tuần
- Đau đầu dữ dội, hay quên, dễ nhầm lẫn
- Tê chân đi kèm với bất kỳ triệu chứng mãn tính khác
- Bị tê chân đi kèm với sự thay đổi về nhiệt độ, hình dạng hoặc màu sắc của chân và bàn chân
- Tê liệt xảy ra sau khi đầu bị chấn thương
- Mất kiểm soát ruột và bàng quang
- Co giật
- Khó thở
4. Các biện pháp chẩn đoán tê bì chân tay
Sau khi hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh và khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scan
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp
5. Điều trị bệnh tê bì chân tay
5.1. Phẫu thuật chữa tê bì chân tay
Phương pháp này hiện nay chỉ dùng trong trường hợp các phương pháp khác như dùng thuốc và các phương pháp hỗ trợ nhưng không hiệu quả và bệnh có xu hướng chuyển nặng.
Lúc này người bệnh được chỉ định phẫu thuật giải phóng dây thần kinh trong ống cổ tay để giảm tình trạng đau cơ và tê nhức. Phẫu thuật này khá đơn giản và chỉ cần gây tây tại chỗ, sau phẫu thuật cũng không cần nằm viện và bệnh nhân hầu như khỏi hẳn.
5.2. Chữa bệnh tê bì tay chân theo y học hiện đại
Để chữa bệnh tề bì tay chân hiệu quả cần phải xem nguyên nhân gây tê bì chân tay là bệnh gì trước. Nếu là do sinh lý, người bệnh chỉ cần tăng cường sức khỏe bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tập các bài thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp để thư giãn.
Nếu do bệnh lý, người bệnh thường sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau phù hợp với từng loại bệnh để tăng tỷ lệ điều trị dứt điểm. Ngoài ra người bệnh còn được tăng cường vitamin nhóm B và thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm triệu chứng của bệnh.
5.3. Sử dụng thuốc Đông y
Bệnh tê bì chân tay trong Đông y được lý giải do cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu gặp phong, hàn, thấp, nhiệt sẽ gây ảnh hưởng tới dây thần kinh và làm xuất hiện cảm giác đau buốt, tê bì ở các chi.
Các bài thuốc Đông y trị bệnh tê bì chân tay thường có thành phần: Bạch truật, bạch thược, qui đầu, mộc qua, kỉ tử, quế chi,... và sắc uống theo thang mỗi ngày.
Sử dụng thuốc chống viêm hay được bác sỹ chỉ định để hạn chế tê bì tay chân - Ảnh Internet
Ngoài các biện pháp chữa trị, người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin nhóm B, ăn các thực phẩm tốt cho hệ tuần hoàn và sử dụng một số phương pháp tăng cường máu não giúp hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn.
Về lâu dài các bệnh nhân cần có biện pháp để phòng ngừa các bệnh lý liên quan dễ gây nên tê bì tay chân là bệnh gì?
6. Các biện pháp phòng ngừa tê bì chân tay
Các biện pháp giúp phòng ngừa tê bì chân tay bao gồm:
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
- Tăng cường tập thể dục để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh
- Đối với người đã bị tê nhức chân tay, có thể thực hiện xoa bóp tay chân, hoặc ngâm tay chân trong nước nóng có pha muối để giúp máu được lưu thông tốt hơn.
- Tránh làm việc nhiều giờ trước máy vi tính, tránh ngồi xổm quá lâu và tránh làm việc nặng để hạn chế trường hợp máu khó lưu thông, gây tê chân tay.
- Vào mùa đông, nên dùng túi chườm nóng chân tay để giảm đau nhức và tê bì
- Không hút thuốc lá và hạn chế uống nhiều bia rượu.
Người tuổi thọ ngắn sẽ có 5 biểu hiện vào buổi sáng, nếu bạn không có điểm nào thì xin chúc mừng bạn là người có sức khỏe rất tốt Nếu sáng nào thức dậy cũng thấy 5 dấu hiệu dưới đây, rất có thể bạn là người có nhiều bệnh tật, tuổi thọ ngắn. Buổi sáng là thời điểm bắt đầu một ngày mới, ai cũng nghĩ đây là lúc bình yên nhất trong ngày, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia y tế, đây là thời điểm dễ xảy ra...