VTV ngưng chiếu Anh chàng vượt thời gian
* “Rút kinh nghiệm” về chương trình Con yêu của mẹ
TT – Sau cuộc họp ngày 20-4, Ðài truyền hình VN (VTV) quyết định dừng phát sóng bộ phim Anh chàng vượt thời gian sau khi đã phát 18 tập của phần 1 (tập cuối cùng của phần này phát sóng tối 20-4).
Một cảnh trong phim Anh chàng vượt thời gian bị khán giả phàn nàn khá nhiều – Ảnh: VTV
Ngay sau khi đăng bài “ Phim Việt liên tục gây thất vọng” và nhận được hàng trăm phản hồi của bạn đọc về chất lượng phim truyền hình VN gần đây (Tuổi Trẻ ngày 18, 19 và 20-4), trong đó có Anh chàng vượt thời gian, Tuổi Trẻ đã hết sức cố gắng liên hệ với ông Nguyễn Thành Lương – phó tổng giám đốc VTV, người được VTV giao nhiệm vụ phát ngôn trước báo chí.
Chúng tôi cũng đặt nhiều câu hỏi về nguyên nhân và phương án “giải cứu” chất lượng phim truyền hình VN, cũng như cố gắng tìm gặp lãnh đạo nhà đài để trao đổi trực tiếp. Lúc 17g14, Tuổi Trẻ nhận được bản thông tin do VTV gửi báo chí.
Về trường hợp ngưng phát sóng Anh chàng vượt thời gian, thông tin trích lời ông Nguyễn Thành Lương như sau: “Ðây là điều cần thiết để đối tác có thời gian giải quyết những vấn đề nội bộ với đoàn làm phim cũng như có thời gian để nhà đầu tư cùng nhà sản xuất tập trung nguồn lực, đảm bảo chất lượng của các tập tiếp theo. Nếu không đảm bảo chất lượng sẽ không được phát sóng”.
Cũng trong bản thông tin của VTV, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, ngày 13-4 VTV đã cử đoàn cán bộ (gồm Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình TVAd – đơn vị ký hợp đồng và Trung tâm sản xuất phim truyền hình VFC – đơn vị tham mưu cho lãnh đạo đài về yếu tố kỹ thuật chuyên môn làm phim) vào nơi sản xuất và làm việc trực tiếp với Công ty Năng động Việt – đối tác sản xuất bộ phim Anh chàng vượt thời gian.
Tuy nhiên, trách nhiệm “nghiệm thu chất lượng sản phẩm” và các khâu kiểm duyệt thuộc về VTV hiện chưa được nêu rõ trong bản thông tin này. Ý kiến của ông Nguyễn Thành Lương trong bản tin mới chỉ nêu ra rằng: “VTV luôn mong muốn có những bộ phim hay, đề tài mới để phục vụ khán giả nhưng chất lượng của bộ phim Anh chàng vượt thời gian chưa làm hài lòng khán giả. Ngoài ra, nhà đầu tư đã để xảy ra nhiều sự việc trong nội bộ đoàn làm phim qua đó làm ảnh hưởng đến chất lượng phim và ảnh hưởng đến uy tín của VTV”.
* Sau khi tiếp nhận ý kiến của khán giả về cách thể hiện chương trình Con yêu của mẹ phát sóng lúc 20g ngày 17-4 (Tuổi Trẻ ngày 20-4), chiều 20-4, chúng tôi nhận được văn bản của VTV, mong muốn thông qua báo Tuổi Trẻ gửi đến khán giả.
Nội dung văn bản là kết luận từ nhiều cuộc họp do phó tổng giám đốc VTV Nguyễn Thành Lương chỉ đạo các bên liên quan tìm hiểu rõ sự việc: “Ðây là một sự việc rất đáng tiếc và chúng tôi đã rút kinh nghiệm nghiêm khắc với tất cả các bộ phận liên quan”.
Video đang HOT
Kết quả cuộc họp cũng chỉ ra: trong khi xây dựng kịch bản chương trình phát sóng ngày 17-4, êkip sản xuất có ý tưởng thể hiện thông qua hành động không đúng của trẻ nhỏ để những người làm cha mẹ khuyên can con mình không được làm như vậy. Tuy nhiên, do “cách nhìn chưa thấu đáo từ êkip sản xuất và người duyệt, khi phát sóng rộng rãi trên kênh VTV3, chương trình đã gây bức xúc cho nhiều bậc làm cha mẹ”.
Theo Tuoitre
Những bộ phim dở 'tung hoành' trên giờ vàng phim Việt
Khi "Xin thề anh nói thật" và "Anh chàng vượt thời gian" lên sóng đã vấp ngay làn sóng phản đối từ khán giả thì buộc những người làm phim phải có trách nhiệm hơn với chính tác phẩm của mình.
Khi phát sóng Những người độc thân vui vẻ, Ngôi nhà có nhiều cửa sổ, Có lẽ nào ta yêu nhau hay Ngôi nhà hạnh phúc rồi đến Cho một tình yêu... khán giả đã dấy lên nghi vấn về giờ vàng phim Việt và giờ đây khi VTV trình làng hai bộ phim tiếp theo là Xin thề anh nói thật và Anh chàng vượt thời gian thì sự chịu đựng đã trở thành phản kháng. Người xem ở khắp nơi lên tiếng, truyền thông bắt đầu vào cuộc và có lẽ những người có trách nhiệm nên thẳng thắn nhìn vào những thiếu sót của mình để có thể mạnh dạn sửa sai hơn là lên tiếng đôi co qua lại.
Vai Bảo Lâm của Jennifer Phạm trong Xin thề anh nói thật
Khán giả chán nhưng vẫn còn chịu đựng
Kể từ ngày 1/1/2008 chủ trương ưu tiên phim Việt giờ vàng đã bắt đầu có hiệu ứng trên VTV. Trên thực tế, dù khi ấy vấp phải những phản ứng trái chiều từ khán giả nhưng không thể phủ nhận nhờ chính sách ưu tiên đó mà phim Viêt đã có những khởi sắc đáng kể. Hướng đi mới cho phim truyền hình nhờ đó mà có những cải tiến rõ rệt, gần gũi với người xem hơn. Gây hiệu ứng khán giả tốt phải kể đến: Ma làng, Luật đời, Gió làng kình, Bỗng dưng muốn khóc... những phim này đủ sức kéo khán giả ngồi trước màn hình thích thú theo dõi diễn tiến của câu chuyện.
Bên cạnh những bộ phim ít nhiều gây được tiếng vang, nhọc nhằn giành lại thiện cảm từ chính khán giả của mình thì vẫn còn đó nhiều hạt sạn khiến người ta phải lắc đầu ngao ngán mỗi khi bật kênh tivi. Khi nhà đài thực thi khung giờ vàng dành cho phim Viêt thì đồng nghĩa người xem sẽ không có nhiều lựa chọn cho những bộ phim nước ngoài và buộc họ phải quay về với phim nội địa. Và khi khán giả của ta bắt đầu quan tâm hơn đến phim Việt thì liền ngay đó họ lại ngán ngẩm với những món ăn cũ mòn, nhàm chán mà các nhà làm phim buộc đối tượng phục vụ, là khán giả "xơi đi xơi lại".
Cho một tình yêu có lợi thế về giọng hát của những ca sĩ thứ thiệt
Những người độc thân vui vẻ, thể loại sitcom đầu tiên xuất hiện trên VTV3 mở đầu cho sự thất vọng này. Trước khi phim ra mắt, bộ phim được PR khá ồn ào trên mặt báo và khán giả cũng bắt đầu kỳ vọng vào sự mới mẻ này sẽ tạo nên hiệu ứng tốt. Thêm nữa, Những người độc thân vui vẻ quy tụ dàn sao hài khá hoành tráng của miền Bắc như Quang Thắng, Vân Dung, Chí Trung, Quốc Khánh... càng khiến người xem tin tưởng. Thế nhưng, khi phim vừa lên sóng là ngay lập tức vấp phải làn sóng phản đối của khán giả. Lúc đó diễn viên và đạo diễn cho rằng người xem chưa quen với thể loại phim sitcom và xoa dịu dư luận chờ xem một thời gian phim sẽ tạo nên hấp dẫn hơn. Dù vậy, Những người độc thân về sau càng đuối và lúc này khán giả đã ngoảnh mặt quay lưng thật sự. Đi hơn một nữa chặng đường nhưng sau đó các diễn viên nổi tiếng này đã dừng vai và họ đã rút lui trong an toàn. Dự kiến phim sẽ phát sóng 500 tập nhưng cuối cùng đã dừng lại ở tập 171.
Thiên về tính giáo dục, về cuộc tuyên truyền phòng chống HIV nên Nhà có nhiều cửa sổ khiến khán giả cảm thấy nặng nề khi theo dõi. Một bộ phim với quá nhiều nhân vật, hoàn cảnh lại thêm cách kể chuyện lạ, câu thoại ngắn, tiết tấu nhanh làm người xem hụt hơi.
Gây phản cảm hơn là Có lẽ nào ta yêu nhau được phát sóng trên VTV1, bộ phim được chuyển thể từ kịch bản Hàn Quốc nhưng khi Việt hóa vẫn mang đậm bản sắc nước bạn. Khung hình đẹp, kịch bản hấp dẫn nhưng không đủ cứu vớt diễn xuất nhạt nhòa của dàn diễn viên trong phim. Chưa kể lối dẫn chuyện của đạo diễn Tống Thành Vinh còn khá mới mẻ, chưa được khán giả đón nhận. Từ bối cảnh, tình tiết lại đậm chất Hàn khiến khán giả không cảm thấy gần gũi tạo nên thất bại cho bộ phim.
Ngôi nhà hạnh phúc không thành công như lời nhà sản xuất đã từng PR
Sau thành công vang dội của Bỗng dưng muốn khóc, Vũ Ngọc Đãng tự tin bắt tay làm Ngôi nhà hạnh phúc phiên bản Việt. Từ những hiệu ứng trước đó, cũng như việc PR rầm rộ cho bộ phim đã khiến khán giả rất tin tưởng vào tài năng của vị đạo diễn trẻ nổi tiếng này. Cộng với một dàn sao trẻ, đẹp thì Ngôi nhà hạnh phúc càng hot gấp bội phần. Thế nhưng, càng kỳ vọng thì người ta lại càng dễ thất vọng hơn, Ngôi nhà hạnh phúc phiên bản Việt khi phát sóng vài tập đầu không đạt hiệu quả như mong muốn. Và liền sau đó trên các diễn đàn, cư dân mạng lên tiếng phản đối về diễn xuất của dàn diễn viên chính cũng như đạo diễn đã quá đề cao mình khiến những câu thoại mang tính PR trở nên vô duyên. Cả Lương Mạnh Hải, Minh Hằng đều không có sự đột phá trong vai diễn này. Việc thất bại khi Việt hóa một bộ phim nào đó không phải là quá đáng trách nhưng cách đạo diễn và nhà sản xuất quảng bá thái quá ngay từ khi phim còn đang khởi quay mới đáng buồn. Và cả sau này, từ đạo diễn đến diễn viên đều một mực khẳng định mình đã rất thành công khi lượng người xem Ngôi nhà hạnh phúc rất cao. Rồi cũng chẳng ai phản đối đều đó nhưng giá như biết nhìn lại những thiếu sót thì người xem có nhìn cảm thông hơn với họ.
Sức nặng của tâm lý nhân vật quá sức Vũ Thu Phương
Khi Cô nàng bất đắc dĩ lên sóng VTV3, câu chuyện lạ về người đàn ông bị hoán đổi thành phụ nữ đã gây thú vị cho khán giả nhưng rồi cũng tránh khỏi vết xe đổ của những phim trước. Ồn ào hơn nữa khi đạo diễn Hồng Ngân xảy ra mâu thuẫn với nhà sản xuất và buộc phải rút lui, đạo diễn Xuân Cường thay thế. Rồi hai diễn viên thứ chính là Quang Thịnh và Thúy Hằng tiếp nối ra đi vì không đủ sức với vai diễn của mình. Huy Khánh và Thanh Hoài làm người thay thế. Ngay cả với diễn viên chính là Vũ Thu Phương cũng không đủ sức thuyết phục vì vai diễn này quá sức với một người trẻ như cô.
Vượt xa cả Ngôi nhà hạnh phúc, thu hút sự quan tâm hơn cả là bộ phim ca nhạc Cho một tình yêu do Mỹ Tâm thủ vai chính. Là ca sĩ tài năng, sống sạch và từ trước đến nay cô chưa hề nhận đóng một bộ phim nào cho đến lúc tham gia vai chính Linh Đan trong phim này. Lần đầu đóng phim nên giọng ca Tóc nâu môi trầm nhận được sự quan tâm, phản hồi tích cực từ fans hâm mộ, hơn nữa C ho một tình yêu là bộ phim ca nhạc nên Mỹ Tâm có nhiều cơ hội trổ tài ca hát. Kết đôi cùng Tuấn Hưng và Quang Dũng tạo nên chuyện tình tay ba trong phim càng khiến người ta tò mò hơn nữa. Nhưng rồi sau đó, Cho một tình yêu lại nhận những phản hồi không mấy tích cực từ khán giả. Nhận xét chủ yếu thiên về diễn xuất của Mỹ Tâm và Quang Dũng, đa số đều cho rằng vai diễn không hợp với họa mi và cô trông quá cứng so với nhân vật. Vì thu tiếng trực tiếp nên giọng nói trên phim cũng là giọng thật của cô ca sĩ người xứ Đà Nẵng, và do vậy cách nói quá thô đã làm mất thiện cảm cho nhân vật và cho cả chính cô. Chàng ca sĩ Vì đó là em cũng bị chê thiếu tinh tế, diễn cảnh tình cảm yêu thương mà khuôn mặt không thể hiện sắc thái tình cảm nào. Sau khi lên sóng vài tập đầu, Cho một tình yêu bị khán giả phát hiện giống với bộ phim thần tượng Hạnh phúc bất ngờ của Đài Loan do Từ Hy Viên và La Chí Tường đóng. Lúc này nhà sản xuất mới lên tiếng rằng phim này được phóng tác dựa theo câu chuyện của Hạnh phúc bất ngờ.
Nhà có nhiều cửa sổ thiên về tính giáo dục nên nặng nề
Những bộ phim kể trên chỉ mới dừng lại ở việc khán giả không mấy mặn mà với phim truyền hình trong nước. Nhưng mới đây khi VTV1 và VTV3 phát sóng song song hai bộ phim Xin thề anh nói thật và Anh chàng vượt thời gian thì làn sóng dư luận không dừng ở sự chê trách nữa mà phản đối mạnh mẽ hơn. Những vụ ùm xùm xung quanh bộ phim càng khiến người xem mất cảm tình.
Trước khi lên sóng, tác giả kịch bản, đạo diễn và cả nhà sản xuất cũng lên báo úp mở về việc Cô dâu đại chiến có nhiều tình tiết và cả nhân vật chính đều rất giống với Xin thề anh nói thật của họ. Chỉ tội nghiệp cho đạo diễn Victor Vũ khi không lại bị kéo vào câu chuyện này và vô tình trở thành phương thức hữu hiệu để họ PR cho phim mình. Và quả thật, nhờ câu chuyện đạo ý tưởng này mà Xin thề anh nói thật chưa phát sóng đã gây sự chú ý rất hiệu quả. Nhưng sự thật lại làm người xem chán ngấy, vì câu chuyện được khắc họa tẻ nhạt và diễn xuất mang nặng tính cường điệu, giả tạo của hai nhân vật chính.
Nhân vật ngây ngô, diễn xuất của diễn viên chính rơi vào khiên cưỡng
Câu chuyện về anh chàng hào hoa, tán tỉnh nhiều cô gái cùng một lúc tuy không mới nhưng cũng đủ thu hút khán giả. Thế nhưng cách Phan Vũ hành động, những chiêu thức anh đưa ra để đối phó với các cô nhân tình lại khiến khán giả phì cười vì những hành động đó quá nhàm chán mà một người được xem là có nhiều mánh lới chẳng bao giờ áp dụng đến. Tính cách của cô nàng Bảo Lâm do Jennifer Phạm đóng cũng không thuyết phục, một cô nàng cá tính, có thể nắm cương anh chàng này lại có phần dễ dãi và không làm bật lên cá tính mạnh mẽ của nhân vật. Tình tiết vô lý, trùng lặp đến nhàm chán đã biến những nhân vật cá tính trở nên ngô nghê và kệch cỡm trong mắt khán giả. Một đều gây khó hiểu là về phía Phi Tiến Sơn, đạo diễn lành nghề của điện ảnh Việt với những tác phẩm như Lưới trời, Nghề báo, Người vác tù và hàng tổng... lại làm một phim kém chất lượng như vậy.
Anh chàng vượt thời gian, nỗi buồn cho phim Việt
Ồn ào một cách tiêu cực là bộ phim Anh chàng vượt thời gian đang chễm chệ trên khung giờ vàng của VTV3. Quá thừa khi nói về những rắc rối của bộ phim này khi liên tiếp thay diễn viên, đạo diễn dẫn đến sự mỏi mệt cho diễn viên và những người có liên quan. Mâu thuẫn đẩy lên cao trào khi nhà sản xuất phim tố cáo Hứa Vỹ Văn là người vô trách nhiệm, thiếu đạo đức khi anh quyết định dừng vai. Rồi sau đó nam diễn viên này trả lời trên báo chí rằng bà Ngân gắp lửa bỏ tay người. Và đầu tuần này, khi Minh Thuận, Nguyễn Duy, Hoàng Thiên Trụ quyết định gặp gỡ báo chí để lên tiếng về việc mình có liên đới với bộ phim này như thế nào. Nhà sản xuất khẳng định mình không quỵt tiền cát-xê của diễn viên vì đã thanh toán hết cho Minh Thuận. Còn phía Minh Thuận thì cho biết đến giờ họ không nhận đủ số tiền đó. Cả đạo diễn Nguyễn Duy và Hoàng Thiên Trụ cũng khẳng định bên phía nhà sản xuất không trả tiền nên họ mới ngừng làm việc. Bên phía Minh Thuận sẽ nói chuyện với bà Trương Thị Ngọc Ngân một lần nữa và nếu vẫn không có kết quả thì họ sẽ nhờ luật pháp can thiệp.
Đó là những lùm xùm giữa những người trong cuộc còn về phía khán giả có thể thấy chưa có bộ phim nào bị đem ra lên án mạnh mẽ như Anh chàng vượt thời gian. Nhiều khán giả ở các diễn đàn "bình chọn" đó là "thảm họa phim Việt". Thành viên của một diễn đàn chia sẻ: "Chẳng may mình bật lên lên mà thấy phim này là phải chuyển kênh ngay, cứ nhìn bối cảnh giả giả, kịch kịch, xanh đỏ tím vàng là không chịu nổi. Không thể hiểu nổi tại sao một bộ phim chất lượng kém như vậy lại chễm chệ trên giờ vàng phim Việt".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trương Thị Ngọc Ngân, Đỗ Thanh Hải tự "vả" vào miệng mình Một nhà sản xuất cẩu thả, làm phim qua loa để thu hồi vốn một nhà duyệt phim phớt lờ trước phim phát sóng..., hai chân dung ấy hiện rõ sau phát ngôn vô trách nhiệm của bà Trương Thị Ngọc Ngân và ông Đỗ Thanh Hải. Bàn về chất lượng của "Anh chàng vượt thời gian" chắc hẳn không còn là đề...