VSEC: Các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư CNTT mỗi năm cho dịch vụ bảo mật
Theo đại diện Công ty cổ phần an ninh mạng ( VSEC), để giảm thiểu những tổn thất khi bị tấn công mạng, các tổ chức nên thường xuyên rà soát lỗ hổng các hệ thống công khai.
Và nội bộ của đơn vị mình cũng như dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư CNTT mỗi năm cho dịch vụ bảo mật.
Thông tin trên được đại diện VSEC đưa ra tại Hội nghị “Bảo đảm ATTT trong Chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ điện tử” được tổ chức ngày 1/11.
Cụ thể, theo đại diện VSEC, các nguy cơ an ninh mạng bao gồm: tấn công website, email lừa đảo, mã độc Cryptojacking (mã độc khai thác tiền ảo), mã độc tấn công thiết bị di động và mã độc tấn công APT (tấn công có chủ đích). Các cuộc tấn công này sẽ gây ra những tổn thất cho tổ chức, doanh nghiệp như mất mát dữ liệu, tổn thất tài chính hay thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, đại diện VSEC đã đưa ra các kiến nghị, cách thức phòng chống tấn công như việc tổ chức định kỳ nâng cao nhận thức về bảo mật của đội ngũ nhân sự trong đơn vị, có thể mời các chuyên gia đào tạo để cập nhật, áp dụng tiêu chuẩn ATTT mới. Bên cạnh đó, các tổ chức cần định kỳ nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ kỹ thuật, nhất là đội ngũ bảo mật. “Bởi vì, chúng tôi thấy rằng nhiều doanh nghiệp CNTT làm sản phẩm nhưng đội ngũ lập trình vẫn chưa đảm bảo ATTT ở mức cao nhất”, đại diện VSEC nhấn mạnh.
Các tổ chức cũng cần sử dụng hạ tầng mạng của các đơn vị cung cấp uy tín để giảm thiểu rủi ro về ATTT, cần có danh mục xem các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn hay chưa cũng như thường xuyên rà soát lỗ hổng định kỳ mỗi năm 1 lần hoặc 2 lần.
Video đang HOT
Ngoài ra, các đơn vị cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật của thế giới như ISO 27008 hay tối thiểu là PCI DSS cho hệ thống của mình. “Cuối cùng các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư cho CNTT hàng năm cho dịch vụ bảo mật”, đại diện VSEC kết luận.
Theo đại diện VSEC, các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư cho CNTT hàng năm cho dịch vụ bảo mật để giảm thiểu tổn thất khi bị tấn công mạng.
Cũng tại Hội nghị, chuyên gia CNTT Bùi Quốc Vinh đã điểm lại tình hình ATTT trên thế giới và khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC). Theo đó, ông Vinh khẳng định, 77% các doanh nghiệp, tổ chức bị ít nhất 1 cuộc tấn công an ninh mạng thành công trong năm 2018 và 2.100 tỷ USD là tổng thiệt hại ước tính của tội phạm mạng năm 2019, chiếm 2,4% trong 88.000 tỷ USD GDP toàn cầu.
Cũng theo ông Vinh, nếu so sánh tỷ lệ Dwell time (thời gian từ lúc hacker xâm nhập cho đến khi bị phát hiện), khu vực APAC đang ở mức tương đối cao so với trung bình toàn cầu. Cụ thể, trong năm 2018, Dwell time khu vực APAC là 204 ngày, cao hơn 2,5 lần so với con số trung bình của thế giới (78 ngày). Chưa dừng lại ở đó, năm 2018, tỷ lệ tấn công lần 2 của khu vực APAC cũng tương đối cao (78%), so với mức trung bình của toàn thế giới (64%). “Mức độ nhận thức và đầu tư ATTT của khu vực APAC còn thấp so với toàn cầu và để thay đổi cán cân, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn cho ATTT”, ông Vinh nói.
Khu vực APAC có tỷ lệ Dwell time và tỷ lệ tấn công cao nhất so với các khu vực khác nhưng đáng chú ý là Việt Nam còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong khu vực này khi chỉ có 1% trong tổng dung lượng thị trường của thiết bị, 0,1% trong tổng dung lượng thị trường về dịch vụ với ít hơn 5% doanh thu đến từ dịch vụ ATTT. “Mức đầu tư cho ATTT của Việt Nam đang rất thấp, năm 2017 chỉ chiếm 0,04% GDP, trong khi con số trung bình của thế giới là 0,13%, trung bình của ASEAN là 0,06%”, ông Vinh nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ Hội nghị, VSEC đã giới thiệu chương trình đánh giá website miễn phí để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể rà soát phát hiện các lỗ hổng tiềm ẩn, đưa ra các cảnh báo về nguy cơ tấn công cũng như đề xuất giải pháp, hướng dẫn những kỹ năng ATTT cần thiết để bảo mật, bảo vệ các trang web dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Theo ICTNews
Quảng Ninh đầu tư hơn 300 tỷ đồng cho hệ thống giám sát, ngăn chặn tấn công mạng phục vụ Chính quyền điện tử
Theo ông Đinh Sỹ Nguyên, Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh, để bảo vệ hệ thống Chính quyền điện tử và các hệ thống thông tin chuyên ngành, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng để xây dựng Trung tâm kiểm soát ATTT của tỉnh trong năm 2019.
Theo ông Đinh Sỹ Nguyên, Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh, để bảo vệ hệ thống Chính quyền điện tử và các hệ thống thông tin chuyên ngành, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng để xây dựng Trung tâm kiểm soát ATTT của tỉnh trong năm 2019.
Chia sẻ tại Hội nghị "Bảo đảm An toàn thông tin trong Chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ điện tử" ngày 1/11, ông Nguyên cho biết, năm 2019, Trung tâm kiểm soát ATTT của tỉnh được xây dựng với mục tiêu xây dựng hệ thống nền tảng điều hành an ninh bảo mật đủ mạnh để giám sát phát hiện hệ thống và ngăn chặn được hầu hết các tấn công trên mạng Internet nhằm khai thác các lỗ hỏng của các ứng dụng, thiết bị trong mỗi hệ thống mạng của các tổ chức, bao gồm toàn bộ hạ tầng thông minh của đề án Thành phố thông minh tại 93 đơn vị.
Ngoài ra, cũng theo ông Nguyên, Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được đầu tư các thiết bị bảo mật hiện đại và có trang bị hệ thống phần mềm cảnh báo sớm các nguy cơ tấn công, hàng tuần đều có báo cáo về tình hình ATTT đối với trung tâm dữ liệu. Hiện 100% các thiết bị tại Trung tâm đều được Cục kỹ thuật nghiệp vụ II (A71) kiểm tra ATTT trước khi đưa vào vận hành và đang đầu tư nâng cấp thiết bị bảo mật cho mạng WAN của tỉnh. "100% các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, cũng như các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai mới đều được đặt tập trung tại trung tâm tích hợp dữ liệu để đảm bảo ATTT, bảo mật dữ liệu, đồng thời tận dụng tối đa hệ thống đã được đầu tư tại đây", ông Nguyên nói.
Đối với công tác chỉ đạo, điều hành, Sở TT&TT đã tham mưu cho UBDN tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT và ứng cứu khẩn cấp sự cố ATTT mạng tỉnh Quảng Ninh với 29 thành viên, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; thành lập đội ứng cứu sự cố ATTT mạng với 65 cán bộ viên chức. "Sở TT&TT cũng thường xuyên ban hành gửi các cơ quan, đơn vị của tỉnh các lỗ hổng bảo mật và các giải pháp khắc phục; cảnh báo về nguy cơ mất ATTT... để các đơn vị chủ động phòng ngừa, ngăn chặn", ông Nguyên nhấn mạnh.
Đối với việc đầu tư ATTT tại các đơn vị, ông Nguyên khẳng định, đa số các Sở, ban, ngành và đơn vị sự nghiệp, UBND cấp huyện, xã đều được đầu tư thiết bị tường lửa, phần mềm diệt virus có bản quyền, quản lý mạng LAN qua mô hình Server - client, phân định mạng không dây nội bộ và cho khách truy cập.
Bên cạnh đó, hàng năm, Quảng Ninh đều thành lập và tổ chức đoàn kiểm tra ứng dụng CNTT của tỉnh, trong đó có nội dung kiểm tra an toàn, an ninh thông tin. Đoàn kiểm tra đã thực hiện và rà quét hệ thống mạng và trang thông tin điện tử của các đơn vị, địa phương để từ đó đưa ra các phương hướng giải pháp khắc phục các lỗ hổng. "Hàng năm, tỉnh cũng tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của các Sở, ban, ngành và địa phương, trong đó có chỉ số điểm thành phần về ATTT", ông Nguyên kết luận.
Cuối cùng, ông Nguyên cũng đã đưa ra đề xuất, kiến nghị với Bộ TT&TT và Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT quốc gia tăng cường chỉ đạo về chuyên môn, xây dựng kế hoạch hoạt động về ATTT mạng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về ATTT mạng cho các địa phương; có cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, nguồn nhân lực về ATTT mạng từ TW cho đến địa phương để điều hàng, huy động nhân lực, thiết bị khi xảy ra tình huống khẩn cấp về ATTT mạng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các địa phương về ATTT mạng.
Từ năm 2012, Quảng Ninh xác định xây dựng Chính quyền điện tử và Trung tâm Hành chính công là một trong những nhiệm vụ trong tâm của tỉnh. Sau 7 năm thực hiện, nền tảng cốt lõi của Hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thiện: Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế Tier III; hoàn thành xây dựng mạng WAN trong toàn tỉnh, từ cấp tỉnh đến 186 xã, phường, thị trấn; 100% cơ quan hành chính có mạng LAN; phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp được triển khai đến 100% cơ quan nhà nước trong toàn tỉnh, để từ đó có đến trên 97% văn bản điện tử được trao đổi giữa cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh; 100% các thủ tục hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã được chuẩn hóa, thiết lập, theo dõi quá trình giải quyết trên mềm một một cửa điện tử liên thông...
Theo ICTNews
Lỗ hổng nguy hiểm trên CyberoamOS gây ảnh hưởng nhiều doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, nhất là trường học và ngân hàng có nguy cơ bị tấn công bởi lỗ hổng nguy hiểm trên thiết bị tường lửa CyberoamOS. Công ty Cổ Phần An Ninh Mạng Việt Nam (VSEC) vừa phát đi cảnh báo về một lỗ hổng mã CVE-2019-17059 cho phép kẻ tấn công truy cập vào thiết bị Cyberoam và thực...