VPF gây thêm khó khăn cho các CLB khi tự đưa ra phương án lùi V.League 2021 sang tháng 2-2022
Đây là ý kiến của Chủ tịch CLB Đông Á Thanh Hóa Cao Tiến Đoan về việc Ban điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia và Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ( VPF) đưa ra phương án lùi Giải bóng đá vô địch Quốc gia LS V.League sang tháng 2-2022. Người đứng đầu đội bóng xứ Thanh khẳng định không đồng tình với phương án này.
Chủ tịch CLB Đông Á Thanh Hóa Cao Tiến Đoan và hai ngoại binh Paulo Pinto và Gramoz.
Lãnh đạo CLB Đông Á Thanh Hóa tỏ ra khá bức xúc và cho rằng, việc chọn phương án tổ chức trở lại các giải bóng đá quốc gia, đặc biệt là LS V.League 2021 lẽ ra VPF phải tham khảo ý kiến từ các CLB, sau đó mới chốt để trình lên Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong khi đó, VPF lại tự chốt phương án, đồng thời yêu cầu các CLB bỏ phiếu không khác gì việc đặt các đội ở thế “đã rồi”. VPF cần có sự tôn trọng với các CLB.
Hơn nữa, việc dời giải đấu sang tháng 2-2022 sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các đội bóng. Các cầu thủ, ban huấn luyện của cả 14 CLB đã phải nghỉ thi đấu, tập chay “cầm hơi” từ đầu tháng 5-2021 đến nay; phải bảo đảm trả lương, các chế độ cho từng người, lo ăn từng bữa. Nay sẽ phải đối mặt với việc nghỉ tiếp hơn 7 tháng. Hầu hết hợp đồng của các cầu thủ, đặc biệt là ngoại binh sẽ hết sau tháng 10, trong khi mùa giải vẫn chưa kết thúc cũng là khó khăn rất lớn cho các đội bóng.
Trong trường hợp tình hình dịch bệnh cơ bản được kiếm soát, việc tìm kiếm một giải pháp thích hợp để tổ chức trở lại V.League 2021 theo tôi không quá khó khăn, nhất là khi SEA Games đã chính thức hoãn. Nếu sắp xếp hợp lý, trong quý 4 hoàn toàn có thể vừa tổ chức LS V.League, vừa bảo đảm lịch thi đấu cho đội tuyển quốc gia và đội tuyển U23 quốc gia. Vấn đề này đã được nhiều quốc gia ở khu vực châu Âu và châu Á áp dụng và đã thành công dù vẫn phải căng mình chống dịch.
Video đang HOT
“Công tác phòng, chống dịch là rất quan trọng hiện nay và nếu tình hình chưa thể bảo đảm để tổ chức LS V.League trở lại, VFF, VPF cũng cần tính đến việc dừng hẳn giải đấu như nước Pháp đã từng làm năm 2020 với League 1 của họ. Quan trọng là phải có sự đồng thuận của tất cả các CLB và ban điều hành giải”, ông Cao Tiến Đoan nói.
Ngày 23-7 là thời hạn cuối cùng để các CLB và các cổ đông của VPF biếu quyết cho phương án dời V.League sang tháng 2-2022, tuy nhiên phần lớn ý kiến của các “ông bầu” của các đội bóng là không đồng ý.
Trong tình hình dịch COVID-19 đang rất phức tạp trong nước hiện nay, cả VFF và VPF đang ở thế khó, nếu V.League không đá mà các đội vẫn phải nuôi quân sang tận tháng 2 năm sau, nhiều đội sẽ khó khăn vì nghỉ quá dài, việc tập luyện vẫn phải duy trì nếu không các cầu thủ sẽ tăng cân, quên cảm giác thi đấu. Với các CLB “nghèo” về tài chính, thậm chí còn phải đối mặt với nguy cơ giải tán, chưa chắc đã đá được khi giải trở lại.
Các ý kiến cho rằng, nhiệm vụ thi đấu của đội tuyển quốc gia và đội U22 quốc gia cũng quan trọng nhưng bóng đá Việt Nam không chỉ có đội tuyển quốc gia mà còn hàng chục CLB bóng đá trong nước. Những cầu thủ tinh túy nhất của bóng đá nước nhà chính là từ các CLB bóng đá trong nước. Phong độ, chuyên môn của các cầu thủ tại giải quốc nội chính là cơ sở quan trọng để xây dựng nên đội tuyển quốc gia. Đội tuyển quốc gia có thể thi đấu được, thì cả VFF và VPF cũng phải có phương án để đưa giải đấu trở lại trên cơ sở tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, và quan trọng nhất là quan tâm tới quyền lợi, chia sẻ khó khăn với các đội bóng với cầu thủ hiện nay.
Giải bóng đá vô địch quốc gia LS V.League 2021 đã tạm dừng từ sau vòng đấu thứ 12 của giai đoạn 1 (đầu tháng 5-2021) do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát trong nước và vẫn chưa hẹn ngày trở lại. Thể thức thi đấu của giải là kết thúc 13 vòng đấu của giai đoạn 1, 6 đội xếp đầu bảng sẽ tách nhóm (nhóm A) tranh chức vô địch, 8 đội còn lại vào nhóm B đua trụ hạng với 1,5 suất xuống hang. Dù vậy, vòng đấu thứ 13 – vòng đấu cuối cùng của giai đoạn 1 vẫn chưa thể diễn ra, vì vậy vẫn chưa thể xác định được các đội của nhóm A và nhóm B.
Sau 12 vòng đấu của giai đoạn 1, Hoàng Anh Gia Lai đang tạm dẫn đầu bảng, còn Sông Lam Nghệ An xếp thứ 14.
7 đội không đồng tình với kế hoạch hoãn V.League sang năm 2022
Nhiều CLB không đồng ý với kế hoạch tổ chức phần còn lại của V.League 2021 vào đầu năm 2022.
Lãnh đạo các CLB Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa đều bảo lưu quan điểm không đồng ý với kế hoạch lùi lịch V.League sang năm 2022 của hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Các đội SLNA, Đà Nẵng, Bình Dương và Hà Tĩnh về cơ bản cũng không đồng ý với phương án của VPF, nhưng cần thêm thời gian để đưa ra đề xuất khác về kế hoạch tổ chức giải đấu.
"Cảm ơn sự cầu thị của VPF khi gửi văn bản xin ý kiến CLB Hải Phòng. Chúng tôi bảo lưu quan điểm, không đồng ý với kế hoạch lùi lịch V.League 2021 sang tháng 2/2022. Hai phương án đề xuất của CLB Hải Phòng là kết thúc giải, trao huy chương cho ba đội nhất nhì ba hiện tại, hoặc cho CLB HAGL và Viettel đá một trận tranh chức vô địch.
CLB Hải Phòng sẵn sàng chia sẻ khó khăn của VPF với nhà tài trợ, thậm chí đồng hành luôn với ban tổ chức, miễn là mọi thứ phải công khai, minh bạch", chủ tịch Văn Trần Hoàn của đội bóng đất cảng nói với Zing .
Nhiều đội bóng ủng hộ ý tưởng công nhận chức vô địch cho HAGL. Ảnh: Quang Thịnh.
"Nuôi cầu thủ đến sang năm, ai nuôi được? Chắc gì tháng 2 năm sau đã đá được? Nguyên tắc bong bóng có thể áp dụng được cho đội tuyển, thì với CLB có gì mà không được? Tôi không đồng tình. Tôi mong muốn giải có thể đá xong trong năm nay", Chủ tịch Cao Tiến Đoan của CLB Thanh Hóa nói với Zing .
"Không có thời gian tổ chức trong năm nay thì hủy giải thôi chứ còn gì nữa, để sang năm làm sao được?", Giám đốc điều hành Trần Thái Toán của CLB Nam Định tâm sự.
Tổng giám đốc Lê Hồng Cường của Công ty Cổ phần Bóng đá Bình Dương và Chủ tịch Bùi Xuân Hòa của CLB Đà Nẵng cho rằng kế hoạch của VPF là bất khả thi. Tổng giám đốc Trương Mạnh Linh của SLNA cũng không đồng tình với ý tưởng lùi giải của VPF nhưng chưa chính thức gửi đi văn bản phản hồi.
"Chúng tôi không đồng ý vì ý tưởng lùi giải của VPF không có tính khả thi. Việt Nam đã có 4 lần dịch Covid-19, không ai dám chắc sẽ không xảy ra lần thứ 5-6. Do đó, VPF liệu có chắc chắn đến tháng 2/2022 có đá được không? Nếu không đá được thì thiệt hại này của các đội sẽ do ai chịu trách nhiệm? Theo tôi, V.League 2021 cần gói lại, đá hết vòng 13 trong năm nay sau đó công nhận thứ hạng từ 1-6 cho các đội, không có đội rớt hạng. Cần thiết thì công nhận HAGL vô địch vì họ xứng đáng", ông Cường cho hay.
Hôm 19/7, VPF gửi công văn cho các cổ đông (là các CLB - PV) để xin ý kiến về phương án dự kiến tổ chức V.League 2021 vào tháng 2/2022. Đại diện các đội bóng sẽ gửi phản hồi cho tới trước 12h ngày 23/7.
Sau thời gian này, nếu không nhận được phản hồi, VPF mặc định ý kiến của các CLB là đồng thuận với phương án mà cơ quan điều hành giải đã xây dựng. Cụ thể ở V.Leauge, mùa giải 2021 sẽ bắt đầu từ ngày 12/2/2022, sau Tết Nguyên Đán.
VPF cũng nêu rõ, nếu các giải chuyên nghiệp của năm 2021 không được hoàn thành mà phải hủy, cả VPF lẫn các CLB sẽ phải đền bù hợp đồng với các nhà tài trợ và cùng nhau chia sẻ những thiệt hại xảy ra với công ty.
Hoàng Vũ Samson tiếp tục bị CLB Thanh Hóa "đày ải" sau nghi án bán độ Trong một diễn biến mới đây, CLB Đông Á Thanh Hóa tiếp tục gạch tên chân sút Hoàng Vũ Samson khỏi danh sách thi đấu của đội bóng này tại Cúp Quốc gia 2021. Sau án phạt nguội của Ban kỷ luật VFF dành cho lối đá thô bạo cho Hoàng Vũ Samson, CLB Thanh Hóa cũng đưa ra án phạt nội bộ...