VP Bank bị khách hàng tố cho vay với lãi suất ‘tín dụng đen’
Khách hàng phản ánh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng ( VP Bank) có những “mờ ám” trong một số thủ tục cho vay, không giải thích rõ ràng và lãi suất cho vay quá cao, thậm chí như “tín dụng đen”.
Cho vay với lãi suất “cắt cổ”
Vào tháng 10/2014, ông Nguyễn Tr. T. có hộ khẩu thường trú tại Sơn Tây (Hà Nội) thực hiện vay số tiền 110.000.000 VNĐ (một trăm mười triệu đồng) của VP Bank. Đại diện phía VPBank – Chi nhánh Thăng Long là bà Lê Thị Hòa, chức vụ PGĐ Phòng giao dịch đã ký kết “hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ” mang số: 1840053 với số tiền nói trên cho khách hàng. Thời hạn vay của khoản tiền nói trên là 4 năm và với lãi suất lên đến 27%/1 năm.
Theo ông Nguyễn Tr. T., do quá cần tiền nên đã tới ngân hàng VP Bank để vay. Tuy nhiên, ông T. lại được giải thích rất lơ mơ về mức lãi suất phải trả của ngân hàng này. Đến khi các thủ tục vay đã hoàn thiện, tiền nhận được không phải là 110 triệu đồng như hợp đồng mà chỉ là 105 triệu. Thắc mắc về số tiền, ông T. được giải thích qua loa khi việc đã rồi.
VP Bank bị khách hàng tố cho vay với lãi suất &’tín dụng đen’. Ảnh S. T
Cũng giống như người vay tiền nói trên, ông N. Đức T. ở Hải Bối, Đông Anh (Hà Nội) bức xúc về việc vay tiền của VP Bank không chỉ ở lãi suất mà còn là ở các thủ tục, thái độ phục vụ và hành vi “dọa nạt” mà ông này gặp phải.
Ông N. Đức T. kể, có vay vốn tại Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – đơn vị độc lập nhưng trong hệ thống của VP Bank. Số tiền vay là 50 triệu đồng và mức lãi suất vị khách hàng này phải trả không phải là 27% như nói trên mà là 35%.
Qua tìm hiểu của PV, với tổng số tiền vay là 50 triệu đồng, thời hạn hợp đồng vay là 36 tháng, theo đó hàng tháng ông T. sẽ phải thanh toán số tiền cả gốc và lãi sẽ là 2.262.000 VNĐ/ 1 tháng.
“Vì tình trạng gia đình đang gặp khó khăn nên tôi mới phải đi vay ngân hàng về với số tiền trên. Để vay được số tiền theo hợp đồng trên, bản thân tôi cũng không được nhận đầy đủ số tiền theo hợp đồng mà chỉ nhận được trên thực tế là 40 triệu đồng. Khi tôi thắc mắc về số tiền nhận được không đúng với hợp đồng đã ký, phía nhân viên tư vấn vay nói là số tiền bị thiếu hụt so với hợp đông là 10 triệu đồng được tính vào phí rủi ro”, ông T. nói.
Theo ông T., phải vay với lãi suất 35%/1 năm là do gia đình đang gặp phải lúc khó khăn, cấp bách về tài chính nên khi được phía tư vấn vay nói ký để làm hợp đồng nên cũng không để ý.
“Nếu biết là vay VP Bank cao như vây tôi thà tôi vay ngoài còn hơn. Vay với lãi suất như cao như này có khác gì vay của “tín dụng đen”, ông T. ngậm ngùi cho biết.
Video đang HOT
Theo bà Lê Thị Hòa – PGĐ phòng giao dịch Chi nhánh Thăng Long của VP Bank, việc áp dụng lãi suất 27%/năm với khách hàng Nguyễn Tr. T, vay tiêu dùng là hoàn toàn đúng với quy định của ngân hàng VP Bank, thỏa thuận với khách hàng. Tuy nhiên, khi được đề nghị cung cấp văn bản quy định từ phía ngân hàng VP Bank về lãi suất như vậy, bà Hòa lại từ chối và yêu cầu PV cần phải liên hệ với Hội sở VP Bank để tìm hiểu thông tin, văn bản quy định từ phía hội sở.
Vay nhưng số tiền không được nhận đủ
Theo phản ánh của hai khách hàng nói trên, họ vay tiền của VP Bank trong điều kiện rất cần tiền và cấp bách, số tiền trong hợp đồng được ghi rất rõ và lãi suất rất cao nhưng khi họ nhận tiền, số tiền đều bị thiếu hụt đáng kể.
Trong hợp đồng của ông T. ở Sơn Tây (Hà Nội) ghi lãi suất 27%. Ảnh: N. N
Cụ thể như trường hợp của vị khách hàng T. tại Sơn Tây (Hà Nội) như đề cập ở trên, số tiền vay là 110 triệu đồng nhưng thực tế chỉ nhận được 105 triệu đồng. Khi thắc mắc mới được biết đã bị trừ những khoản tiền không được thông báo đầy đủ trước đó.
“Thực tế, sau khi giải ngân xong tôi chỉ nhận được 105 triệu đồng. Thắc mắc về việc tại sao không nhận được đủ số tiền như trong hợp đồng đã ký, tôi được nhân viên ngân hàng VP Bank cho biết, thiếu 5 triệu là ngân hàng giữ lại là phí rủi ro ?”, anh T. chua chát.
Với trường hợp của khách hàng tại Hải Bối, Đông Anh (Hà Nội), khoản vay là 50 triệu nhưng lại chỉ nhận được 40 triệu đồng và lãi suất rất “khủng”, tới 35%/năm. Cũng giống trường hợp trên, ông T. ở Hải Bối, Đông Anh được biết, 10 triệu trong khoản vay của ông đã bị VP Bank giữ lại và đó cũng là phí rủi ro.
Liên quan đến các thắc mắc của khách hàng này về việc khoản tiền vay không được nhận đủ, PV Chất lượng Việt Nam đã có liên hệ làm việc với VP Bank tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa được trả lời rõ ràng. Còn về đề nghị cung cấp bảng lãi suất cho vay đối với các khách hàng trong diện vay tiêu dùng như hai trường hợp phản ánh nói trên, đại diện VP Bank vẫn chưa cung cấp.
Chất lượng Việt Nam tiếp tục phản ánh trong các bài tiếp theo.
Theo NTD
Ấn Độ chi tiền, Sri Lanka thêm động lực chối từ Trung Quốc
Ấn Độ vừa thông qua một khoản tín dụng lớn để giúp Sri Lanka xây dựng tuyến đường sắt trong nước.
Ấn Độ quyết giữ Sri Lanka
Trong khuôn khổ chuyến thăm Sri Lanka từ 13-14/3 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Ấn Độ đã quyết định cấp khoản tín dụng trị giá 318 triệu USD để giúp quốc đảo này phát triển đường sắt.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng ký với Ngân hàng đối tác Sri Lanka thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 1,5 tỷ USD nhằm bình ổn tiền tệ, đồng thời giúp Sri Lanka thiết lập một trung tâm dầu mỏ khu vực.
Hãng hàng không quốc gia Ấn Độ (Air India) sẽ sớm khai thác dịch vụ bay trực tiếp trên tuyến New Delhi-Colombo. Hiện Sri Lanka Airlines đã có một chuyến bay thường ngày trên tuyến Colombo-Delhi.
Quan hệ giữa Sri Lanka và Ấn Độ đang "hồi sinh" mạnh mẽ. Chuyến thăm của Thủ tướng Modi là chuyến thăm cấp cao thứ tư giữa hai nước kể từ khi tân Tổng thống Maithripala Sirisena lên cầm quyền hồi tháng 1/2015.
Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena (phải) đã có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái)
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Sirisena, Thủ tướng Modi đã nêu bật tầm quan trọng của chuyến thăm và cho rằng đây là cơ hội để hai nước hiểu nhau hơn, tìm giải pháp cho những quan ngại chung và thúc đẩy quan hệ song phương tiến lên phía trước.
Thủ tướng Modi nhấn mạnh rằng kinh tế là một trụ cột chính trong quan hệ giữa Ấn Độ và Sri Lanka.
Những tiến bộ mà hai bên đạt được đã thể hiện cam kết chung về thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn nữa. Hợp tác thương mại giữa Ấn Độ và Sri Lanka đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong thập niên qua.
Theo Thủ tướng Modi, hiệp định về hợp tác hải quan vừa được ký kết là biện pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục thương mại và giảm rào cản phi thuế quan đối với hai nước.
Ấn Độ và Sri Lanka đang hướng tới những cơ hội hợp tác mới. Lanka IOC và Ceylon Petroleum Corporation đã đồng ý cùng các đối tác Ấn Độ phát triển trung tâm chứa téc dầu tại thành phố cảng Trincomalee, thuộc bờ biển miền Đông Sri Lanka, trên cơ sở những điều khoản hai bên cùng nhất trí.
Một Lực lượng chuyên trách chung sẽ sớm được thành lập để soạn thảo những thủ tục triển khai thực hiện dự án này.
Ấn Độ sẵn sàng giúp Trincomalee trở thành một trung tâm dầu mỏ của khu vực.Thủ tướng Modi mong muốn dự án điện than tại Sampur (cách Trincomalee 30 km về phía Đông-Nam) sẽ sớm khởi công nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của Sri Lanka.
Sri Lanka thêm động lực thoát Trung Quốc
Sri Lanka là một quốc đảo có vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương, và quốc đảo này đang có mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc nhiều năm nay trong các lĩnh vực tài chính, thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng... Tuy nhiên, từ khi tân Tổng thống Maithripala Sirisena, mối quan hệ giữa hai quốc gia này bắt đầu có những sự rạn nứt.
Dự án thành phố cảng Colombo do Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Sri Lanka bị buộc phải dừng lại (Ảnh: Bloomberg)
Trước hết, ông Sirisena cho rằng chính quyền cũ đã tham nhũng tràn lan và cơ hội của Trung Quốc có được tại quốc gia này bắt nguồn từ sự "bôi trơn" đầy mờ ám. Quốc đảo này đã chấm dứt dự án trị giá 1,5 tỷ USD để xây dựng thành phố cảng biển Colombo.
Đương kim liên minh cầm quyền Sri Lanka chỉ trích dự án sử dụng khoản vay lãi suất cắt cổ, khiến Sri Lanka nợ Trung Quốc đầm đìa. Theo Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka, không có tài liệu nào về nghiên cứu khả thi và đánh giá tác động môi trường, không có tài liệu nào cho thấy dự án đáng được chấp thuận.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng những nguồn đầu tư từ bên ngoài là vô cùng quan trọng với một quốc gia đang phát triển. Và với sự giúp đỡ từ Ấn Độ, quốc đảo này có thêm cơ hội để mở rộng những mối quan hệ hợp tác lợi ích một cách sòng phẳng và minh bạch, thay vì sự thao túng và vụ lợi khi hợp tác với Trung Quốc.
Theo Việt Dũng (tổng hợp)
Đất Việt
Ngư dân Quảng Nam đầu tiên được vay vốn đóng tàu vỏ thép Ngày 12/3, tại Quảng Nam, hợp đồng tín dụng đầu tiên hỗ trợ ngư dân tại tỉnh Quảng Nam vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ đã được ký kết. Hợp đồng trị giá 12,6 tỷ đồng, trong đó ngân hàng hỗ trợ cho vay lên tới 93% giá trị (tương đương 11,7 tỉ đồng). Chủ tàu cá là ông...