VOV hỗ trợ các cơ quan Liên hợp quốc hoạt động hiệu quả hơn tại Việt Nam
Cuộc gặp đánh dấu mốc quan trọng trong thúc đẩy vai trò của các cơ quan truyền thông đồng hành cùng Liên hợp quốc, trong đó VOV đóng vai trò then chốt.
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc và kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), VOV tổ chức cuộc làm việc giữa lãnh đạo đài và lãnh đạo đại diện 15 cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc gặp, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ – Tổng Giám đốc VOV cho biết: “Với tư cách là một cơ quan truyền thông quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ đóng vai trò tiên phong, hỗ trợ cho các cơ quan Liên hợp quốc hoạt động hiệu quả hơn tại Việt Nam, phối hợp tuyên truyền thúc đẩy triển khai các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra.
Mặt khác, thông qua các phương tiện truyền thông của Đài góp phần nâng cao sự hiểu biết của người dân về mô hình hoạt động và những giá trị toàn cầu của Liên hợp quốc, thu hút sự quan tâm của công chúng tới các hoạt động của Liên hợp quốc tại Việt Nam, tăng cường sự tương tác giữa người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ với Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên”.
Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại cuộc gặp.
Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định Liên hợp quốc coi trọng vai trò của truyền thông báo chí và nhắc lại những hoạt động hợp tác của các cơ quan Liên hợp quốc với các cơ quan truyền thông Việt Nam, trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam.
“Tôi tin rằng tinh thần báo chí có từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Như tôi đã trích dẫn trong các bài phát biểu trong các cuộc làm việc với các biên tập viên và phóng viên, nhiều năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó còn lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đã nói ‘không riêng gì viết sách, viết báo mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân’”, ông Kamal Malhotra nói.
Ông Malhotra cho biết nguyên tắc cơ bản của các mục tiêu phát triển bền vững là không bỏ ai ở lại phía sau, và trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Liên hợp quốc cũng lắng nghe, học hỏi từ người dân để có thể hỗ trợ tốt nhất, hy vọng góp phần xây dựng tương lai bền vững hơn.
Liên hợp quốc đã tổ chức thực hiện một loạt sáng kiến, sự kiện thông qua lắng nghe ý kiến của người dân Việt Nam, thảo luận với các đồng nghiệp báo chí, về mong muốn đẩy mạnh hợp tác. “Và tôi tin rằng cuộc gặp này cũng là nối tiếp của những hoạt động đó”, ông nói.
Video đang HOT
Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Đại diện Liên hợp quốc cũng gửi lời chia buồn đến những thiệt hại mà Việt Nam gặp phải do tình hình mưa lũ trong những ngày qua và cho biết các tổ chức Liên hợp quốc đã nhanh chóng thực hiện công tác đánh giá, phối hợp với các bên liên quan, cố gắng đáp ứng và đẩy mạnh hơn nữa việc cứu trợ.
Đây là cuộc gặp đầu tiên quy tụ đông đảo đại diện các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam trong một thực thể thống nhất “Một Liên hợp quốc” (ONE UN) với một cơ quan báo chí lớn tại Việt Nam; đánh dấu mốc quan trọng trong thúc đẩy vai trò của truyền thông đồng hành cùng Liên hợp quốc, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển tại Việt Nam, trong khu vực và trên toàn thế giới. Trong đó, VOV sẽ đóng vai trò then chốt.
Cuộc gặp và làm việc giữa VOV và đại diện các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam. (Ảnh: VOV)
Sự kiện tạo đột phá cho giai đoạn hợp tác và phát triển mới giữa hai bên khi Liên hợp quốc vừa đề xuất sáng kiến “Liên hợp quốc 75: Cùng nhau kiến tạo tương lai của chúng ta” và khởi động “Thập kỷ hành động 2020-2030″.
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo của các cơ quan Liên hợp quốc và lãnh đạo VOV cùng thảo luận các chương trình hoạt động, các mục tiêu trọng điểm của các tổ chức Liên hợp quốc tại khắp các tỉnh thành của Việt Nam, đặc biệt là các hỗ trợ thiết thực đối với người dân miền Trung trong việc đối phó và khắc phục hậu quả nặng nề của thiên tai.
Hai bên cùng trao đổi các biện pháp phối hợp quảng bá truyền thông để hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc được truyền thông mạnh mẽ, đến được với đông đảo công chúng và tạo sức lan tỏa rộng khắp hơn.
Bà Nguyễn Việt Lan, cán bộ truyền thông Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phát biểu tại cuộc làm việc về các dự án hỗ trợ giảm thiệt hại lũ lụt.
Trong thời gian qua, các cơ quan của VOV đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ, sâu rộng với các cơ quan Liên hợp quốc. Các kênh phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in của Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin đậm nét về các hoạt động của Liên hợp quốc trên toàn thế giới nói chung, các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam. Mới đây nhất là loạt tin bài kỷ niệm 75 năm Liên hợp quốc trên VOV1, VTC, các kênh chuyên đề VOV2, VOV4, VTC9, VTC16… bám sát các hoạt động, các dự án của Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Riêng với UNESCO, Đài Tiếng nói Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ, mới nhất là đồng tổ chức ngày phát thanh thế giới 13/2/2020, cùng nhiều hoạt động hợp tác trước đó, như phát sóng chương trình phát thanh Tầm nhìn UNESCO, cuộc thi Tìm hiểu về UNESCO qua sóng phát thanh… Tổ chức khóa tập huấn nhà báo về bình đẳng giới, giáo dục trẻ em gái tại Việt Nam…
Trong thời gian tới, hai bên đề xuất đẩy mạnh hoạt động đào tạo, phối hợp truyền thông về các dự án của UN tại Việt Nam, xây dựng các chương trình liên quan đến mục tiêu hoạt động của 15 cơ quan Liên hợp quốc nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ về các vấn nạn xã hội toàn thế giới quan tâm.
Một số hình ảnh trong chuyến thăm VOV của Phái đoàn đại diện 15 cơ quan Liên hợp quốc:
Đoàn đại diện Liên hợp quốc thăm VOV Giao thông. (Ảnh: VOV)
Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam chào thính giả kênh VOV giao thông.
Đại diện Liên hợp quốc nhận quà lưu niệm từ VOV. (Ảnh: VOV)
Các đại biểu chụp ảnh chung. (Ảnh: VOV)
Hội nghị Y tế thế giới lần thứ 12: Vaccine không chỉ là "chiếc phao cứu sinh"
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã vượt 43 triệu người, trong đó Bắc bán cầu tiếp tục là "điểm nóng".
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới lần thứ 12 đang diễn ra ở thủ đô Berlin, Đức, Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới hôm qua (25/10) kêu gọi đoàn kết toàn cầu trong việc phân phối vaccine ngừa Covid-19 trong tương lai.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã vượt 43 triệu người, trong đó Bắc bán cầu tiếp tục là "điểm nóng". Nhiều nước châu Âu đã buộc phải tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, thậm chí là thiết lập tình trạng khẩn cấp y tế hay lệnh giới nghiêm.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm và thậm chí là gia tăng nhanh chóng tại nhiều khu vực trên thế giới, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua kêu gọi đoàn kết toàn cầu trong việc phân phối vaccine ngừa Covid-19 trong tương lai khi có vaccine này.
"Nếu và khi chúng ta có một loại vaccine hiệu quả, thì chúng ta cũng phải sử dụng vaccine một cách hiệu quả. Cách tốt nhất để làm điều đó là tất cả các quốc gia đều được tiếp cận với vaccine thay vì chỉ cho người dân ở một số quốc gia", ông Ghebreyesus nói.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 là "cuộc khủng hoảng lớn nhất" của lịch sử hiện đại. Đoàn kết và chia sẻ vaccine là cách duy nhất để thế giới phục hồi từ đại dịch.
"Vaccine, xét nghiệm và các phương pháp điều trị không chỉ là chiếc phao cứu sinh, mà còn là lá chắn bảo vệ nền kinh tế và bảo vệ xã hội. Không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cứu mạng người và cứu việc làm. Bảo vệ mọi người khỏi virus là cách tốt nhất để giữ cho trường học mở cửa và duy trì hoạt động kinh doanh. Điều này cũng sẽ ngăn không cho virus lây lan rộng hơn nữa và tái bùng phát hết đợt này đến đợt khác".
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hôm qua cũng là ngày thứ 4 liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới toàn cầu tăng cao kỷ lục, từ 437.247 hôm 22/10 lên 51.480 ca. Bắc bán cầu tiếp tục là "điểm nóng" của làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới này. Tây Ban Nha hôm qua lần thứ hai phải ban bố tình trạng khẩn cấp và áp lệnh giới nghiêm vào buổi tối để khống chế dịch bệnh.
Thủ tướng Pedro Sanchez thừa nhận, Tây Ban Nha và châu Âu đã chìm trong làn sóng thứ hai của đại dịch: "Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh cực kỳ khắc nghiệt. Trên thực tế, đây là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe nghiêm trọng nhất mà Tây Ban Nha phải trải qua kể từ khi hiến pháp của chúng ta được thông qua năm 1978, cũng như trong nửa thế kỷ qua".
Tuần trước, Tây Ban Nha cũng trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu vượt cột mốc 1 triệu người mắc Covid-19 và tình hình đang có dấu hiệu vượt tầm kiểm soát. Không chỉ tại Tây Ban Nha, lệnh giới nghiêm cũng được triển khai ở nhiều nước châu Âu, trong đó có một phần nước Pháp, nơi số ca mắc mới trong ngày vừa thiết lập kỷ lục mới, với hơn 52.000 ca. Tại Italy, 3 khu vực đã thông qua lệnh này là Rome, Lombardia và Campania. Tại Bỉ, chính quyền Brussels đã quyết định đẩy sớm thời gian áp dụng lênh giới nghiêm trong cả nước lên 22h. Bắt đầu từ hôm nay (26/10), các nhà hàng sẽ phải đóng cửa từ 20h và mọi hoạt động văn hóa, thể thao cũng bị cấm.
Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua để phát triển vaccine ngừa Covid-19. Một số "ứng cử viên" vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong đó 10 loại đang thử nghiệm ở giai đoạn 3 với sự tham gia của hàng chục nghìn tình nguyện viên.
Liên minh châu Âu, Mỹ, Anh, Nhật Bản và một số nước khác đã đặt mua lượng lớn vaccine ngừa Covid-19 của các hãng dược phẩm phát triển các vaccine tiềm năng nhất. Tuy nhiên, giới chuyên gia quan ngại rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay, những quốc gia với khả năng tài chính hạn chế có nguy cở bị thụt lùi phía sau trong việc mua vaccine ngừa Covid-19./.
Nhật Bản không tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân Nhật Bản sẽ không tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc. Phát biểu trong cuộc họp báo vừa diễn ra hôm nay (ngày 26/10), Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato cho biết, trong bối cảnh môi trường an ninh diễn biến ngày một phức tạp, chính phủ nước này mong muốn đạt được những tiến bộ...