Vớt được thi thể người đàn ông đi tìm trâu mất tích trên sông
Sau một ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã vớt được thi thể ông Hòa trên sông, cách nơi phát hiện áo, quần và dép nạn nhân để lại trên bờ hơn 250m.
Sáng 17.10, ông Nguyễn Đình Quang-Chủ tịch UBND xã Hòa Hải, huyện Hương Khê ( Hà Tĩnh) cho biết: Lực lượng chức năng cùng với người dân đã tìm thấy thi thể ông Nguyễn Đăng Hòa (SN 1952, trú tại xóm 6 xã Hòa Hải, Hương Khê, Hà Tĩnh) trên sông Rào Nổ, cách nơi gia đình phát hiện áo quần, dép của nạn nhân khoảng 250m.
Lực lượng chức năng vừa phát hiện thi thể ông Hòa vào sáng nay (17.10).
Trước đó như Dân Việt đã đưa tin, vào chiều 15.10, ông Hòa đi tìm trâu ở khu vực sông Rào Nổ. Nhưng đến tối cùng ngày người nhà không thấy ông Hòa về liền tá hỏa huy động người thân đi tìm thì phát hiện áo quần, dép của nạn nhân bên bờ sông.
Ngay sau đó, gia đình đã trình báo chính quyền địa phương, lực lượng chức năng để được hỗ trợ tìm kiếm.
Sáng 16.10, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Hương Khê đã huy động lực lượng và phương tiện vào cuộc tìm kiếm nạn nhân.
Theo Danviet
Video đang HOT
Mẹo hay kết bè nổi, buộc miệng giếng ung dung chống lũ
Hương Khê (Hà Tĩnh) là vùng thường xuyên bị mưa lũ. Để bảo vệ tài sản, người dân nơi đây làm nhà nổi và dùng tấm nylon để buộc miệng giếng.
Trong các đợt lũ lớn vừa qua, trên địa bàn huyện Hương Khê có hàng ngàn nhà dân cùng giếng nước bị ngập sâu trong nước lũ. Sau khi nước lũ rút, người dân vùng lũ vẫn phải dùng nước giếng đỏ ngầu để nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.
Những ngày qua, giếng nước nơi vùng lũ được bà con bịt kín miệng tránh nước bẩn tràn vào. Ảnh: N.Duyên
Với những người dân một số vùng sống chung với lũ từ bao đời nay, nhiều người có kinh nghiệm hay đó là dùng tấm nilon bịt kín miệng giếng nước và dùng dây chun buộc chặt để nước bên ngoài không lọt vào giếng. Sau khi nước rút, chỉ cần tháo phần miệng giếng là người dân vẫn có nước sạch để dùng.
Nước lũ rút, những giếng nước được bảo vệ nước vẫn trong. Ảnh: N.Duyên
Anh Tuấn, trú tại xã Hà Linh (huyện Hương Khê) cho hay: "Nhà tôi ở sát bờ sông nên chỉ một trận lũ nhỏ là giếng nước của gia đình bị ngập. Khi nghe tin áp thấp nhiệt đới đổ bộ, tôi dùng tấm nylon bịt miệng giếng nên sau khi nước rút chỉ cần mở miệng giếng là tôi đã có nước để dùng".
Trong vùng lũ nhưng gia đình anh Tuấn, xã Hà Linh vẫn có nước sạch để dùng. Ảnh: N.Duyên
"Xã chúng tôi năm nào cũng phải đón vài trận lũ nên bà con đã có sự chủ động trong công tác phòng chống. Mùa mưa nhà nào có trâu bò, phương tiện máy móc thì đi gửi ở vùng cao. Còn lại đều có bè nổi, nhà nào có nhà vượt lũ thì họ dùng nhà nổi để gia súc gia cầm trú ngụ, nhà nào chưa có nhà vượt lũ thì làm nhà nổi để người và vật nuôi trú. Do có sự chủ động nên hàng năm đến mùa mưa lũ không có thiệt hại về người" - ông Nguyễn Hồng Quân - Bí thư Đảng ủy xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê).
Ngoài ra, người dân nơi đây đã tự làm nhà nổi để chứa đồ đạc và là nơi trú ngụ của con người cũng như gia súc, gia cầm khi nước lũ lên cao.
Nhà bè được thiết kế bằng 4 thùng phuy trở lên tùy bè lớn hay nhỏ. Các thùng phuy này được cố định ở 4 góc bằng gỗ hay bằng thanh thép. Sau đó người dân lát gỗ hoặc tre nứa lên trên để làm sàn và cấu tạo mái che. Khi nước lên, những chiếc thùng phuy trở thành chiếc phao nâng toàn bộ nhà bè nổi trên mặt nước.
Chỉ tay vào chiếc nhà nổi của mình, chị Nga, trú tại xã Hòa Hải nói: "Nghe đài báo sẽ có áp thấp nên gia đình lắp nhà bè, nếu nước lên cao mọi người sẽ lên trên đó trú ngụ. Nước dâng đến đâu thì nhà sẽ nổi đến đó. Nhà của tôi cứ đến đầu mùa mưa lũ mới lắp đặt, hết mùa mưa lại tháo ra cất nên cũng rất tiện lợi. Có nhà họ dùng khung sắt hàn lại kiên cố rồi để ở góc vườn khi nào lũ lên là sử dụng".
Người dân chuẩn bị nhà bè để sử dụng trong mùa lũ. Ảnh: N.Duyên
Ông Ngô Xuân Tự, xóm Trung Thượng, xã Phương Mỹ cho biết: "Ngày trước, nước cứ mưa lũ nước dâng cao là người dân leo lên chạn, mái nhà. Nhưng những năm gần đây, nước ngập quá nóc nhà nên bà con sáng tạo dùng thùng phuy làm bè nổi để trú lũ. Vùng chúng tôi nhà nào cũng có một chiếc bè nổi như vậy".
Những chiếc nhà bè sau khi hoàn thiện. Ảnh: N.Duyên
Gia súc gia cầm được cho lên nhà bè trú... Ảnh: N.Duyên
...hoặc đưa lên vùng cao hơn để gửi. Ảnh: N.Duyên
Những thùng nước sạch được người dân chuẩn bị để dùng trong những ngày nước lũ lên. Ảnh: N.Duyên
Theo Danviet
Thủy điện Hố Hô xả lũ, nhiều xã ở Hương Khê bị chia cắt Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh, từ đêm 9.10 tới ngày 10.10, trên địa bàn huyện Hương Khê, Hà Tĩnh có mưa rất to, đo được trên 300mm, khiến nhiều xã bị ngập sâu, chia cắt. Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng NNPTNT, Trưởng ban chỉ đạo lũ lụt Hương Khê cho biết mưa lớn đã làm ngập lụt nhiều...