Vọoc ngũ sắc vui đùa ở Sơn Trà qua ống kính nhiếp ảnh gia
Sơn Trà không chỉ là lá phổi xanh điều tiết khí hậu mà còn là viên ngọc quí của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây cũng là “nhà” của voọc chà vá chân nâu – một loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ
Vooc chà vá chân nâu thuộc dòng linh trưởng cao cấp. Chúng sống theo gia đình, chồng vợ, con cái nên khác với các loại linh trưởng khác sống theo bầy đàn. Voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là voọc ngũ sắc) thuộc danh mục nhóm IIB mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam, thuộc các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.
Ở Việt Nam, voọc chà vá chân nâu có rải rác vài nơi khác với số lượng ít như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế… nhưng nhiều nhất là ở bán đảo Sơn Trà. Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà được phát hiện từ năm 1969. Đến nay đã có nhiều đoàn nghiên cứu khảo sát thực địa để tìm hiểu sâu về loài linh trưởng quý hiếm này. Nhiều đoàn làm phim trong và ngoài nước cũng đã đến đây, vì vậy hình ảnh loài vọoc chà vá chân nâu tại núi Sơn Trà đã được thế giới biết đến.
Hàng năm đến tháng 3 âm lịch trên núi Sơn Trà là mùa đẹp nhất. Các loài cây đặc trưng rất đẹp của Sơn Trà là cây thàn mát ra hoa tím, lim xẹt ra hoa vàng. Hai loại hoa này là thức ăn yêu thích của vooc chà vá chân nâu. Đây cũng là mùa giao phối và sinh sản của loại động vật này.
Mới đây, vọoc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà đã được chọn làm biểu tượng cho Hội nghị APEC tháng 11.2017 sắp đến .
Mời độc giả cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh vọoc ngũ sắc trên Sơn Trà của nhiếp ảnh gia Lê Phước Chín – người đầu tiên đưa lên trang cá nhân những hình ảnh về dự án có 40 móng biệt thự không phép ở Sơn Trà, thu hút dư luận thời gian qua.
Video đang HOT
Theo Danviet
Nhiều nghi ngờ quanh con số 1.335 cá thể vọoc ở Sơn Trà
Qua 11 năm nghiên cứu loài vọoc chà vá chân nâu Sơn Trà (Đà Nẵng) cả về số lượng, giám sát, phân bổ, cứu hộ, khu hệ thực vật và sinh thái thức ăn, Quỹ bảo tồn Vọoc vá của Mỹ kiểm đếm được số cá thể voọc thấp hơn rất nhiều con số 1.335 cá thể mới được trung tâm GreenViet công bố
Cần nhiều thời gian
Con số 1.335 cá thể voọc chà vá chân nâu đang sinh sống ở Sơn Trà được một tổ chức công bố vào hôm qua (22.5) không những khiến nhiều người bất ngờ mà còn gây ra ý kiến trái chiều trong dư luận.
Trao đổi với PV Dân Việt xung quanh vấn đề này, chuyên gia linh trưởng Vũ Ngọc Thành - Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) kiêm Giám đốc Quỹ Bảo tồn Voọc vá (Douc Langur Foundation, Hoa Kỳ) tại Việt Nam cho rằng, phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, kiểm đếm mới có thể kết luận được con số tương đối chính xác cá thể vọoc chà vá chân nâu ở Sơn Trà.
Số cá thể voọc chà vá chân nâu Đà Nẵng mới được công bố đang gây tranh cãi (Ảnh: Lê Phước Chín)
Với con số 1.335 cá thể voọc chá vá chân nâu Sơn Trà mới được tổ chức GreenViet công bố, ông Vũ Ngọc Thành cho rằng, con số này quá ấn tượng.
"Tuy nhiên, nếu đúng như vậy thì cần phải có kế hoạch trồng thêm cây thức ăn cho voọc hoặc có những hành động khác để bảo tồn quần thể voọc số lượng lớn như thế này", ông Thành nói.
Ông Vũ Ngọc Thành là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về nghiên cứu loài linh trưởng. Ông được trao giải thưởng về Bảo tồn của Hội linh trưởng quốc tế (IPS-International Primatological Society) và đồng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ...
Theo ông Thành, nghiên cứu về voọc mất rất nhiều thời gian. Tổ chức GreenViet mới nghiên cứu mà đưa ra con số kiểm đếm thì độ chính xác phải xem lại, xem tổ chức nào thực hiện công tác kiểm đếm, cán bộ kiểm đếm là những ai.
Ông Thành cho biết, có 2 cách để kiểm đếm voọc, trước nhất là kiểm đếm trên diện tích nào đó rồi nhân ra diện tích rộng hơn hoặc kiểm đếm trực tiếp rồi cộng lại.
"Cả 2 phương pháp trên đều cần thời gian dài, bởi nếu muốn tiếp cận voọc thì phải đi theo mùa hoặc tìm ra nguồn thức ăn của nó. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm đếm cần có kinh nghiệm về nghiên cứu linh trưởng. Cái này ở Đà Nẵng không phải ai cũng đáp ứng được" - ông Thành khẳng định.
Nghiên cứu lâu ra số thấp
Vị Giám đốc quỹ bảo tồn Voọc vá của Mỹ phân tích thêm, cả 2 phương pháp kiểm đếm voọc đều phải dựa vào ranh giới nơi ở của từng đàn, mà ranh giới nơi ở của voọc Sơn Trà thì chưa có cơ quan nào có điều kiện nghiên cứu. Việt Nam đang hạn chế về cán bộ nghiên cứu do thời gian, phương tiện và kinh phí... rất lớn.
Bán đảo Sơn Trà nơi có loài voọc quý hiếm sinh sống (Ảnh: Đình Thiên)
"Nếu không xác định được ranh giới nơi ở của voọc, rất có thể đàn voọc khi di chuyển đến địa điểm khác (để ăn, ngủ hoặc buộc phải di chuyển do tác động của con người) thì dễ bị đếm lại lần nữa. Hơn nữa đây là loài động vật khi đi ăn thường đi cả đàn lớn" - ông Thành nhấn mạnh.
Ông Thành cho biết thêm, tổ chức do ông đại diện đã nghiên cứu về voọc Sơn Trà 11 năm (2006 đến nay) cả về số lượng, giám sát, phân bổ, cứu hộ, khu hệ thực vật và sinh thái thức ăn của chúng. Những nghiên cứu này được phép của Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng.
"Chúng tôi dự định trong quý II năm 2017 sẽ phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP.Đà Nẵng tổ chức hội thảo để công bố các nghiên cứu. Những nghiên cứu này đã được trình bày ở các hội nghị khoa học quốc tế, đến nay chưa có báo cáo chính thức với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, số cá thể voọc mà chúng tôi kiểm đếm được qua 11 năm nghiên cứu ở Sơn Trà thì thấp hơn rất nhiều số liệu mới được công bố của trung tâm GreenViet" - chuyên gia này khẳng định.
Theo Danviet
Bất ngờ về số lượng "nữ hoàng linh trưởng" Sơn Trà mới được công bố Số lượng voọc chà vá chân nâu năm 2013 mới chỉ có khoảng 350 cá thể. Tuy nhiên, số lượng loài vật được mệnh danh là "nữ hoàng linh trưởng" của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) công bố chiều nay đã khiến nhiều người bất ngờ. Chiều 22.5, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Đà Nẵng phối hợp với...