Vọoc chà vá chân nâu chạy vào nhà dân
Con Vọoc nặng khoảng 6 – 7 kg đang được cơ quan kiểm lâm ở Huế chăm sóc và sẽ đưa ra vườn quốc gia Cúc Phương.
Sáng 14/8, ông Tống Phước An – Hạt trưởng kiểm lâm huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị đang chăm sóc một con Vọoc chà vá chân nâu tiếp nhận từ hộ dân địa phương.
Con Vọoc chà vá chân nâu lạc vào nhà người dân. Ảnh: VOV.
Trước đó chiều 13/8, ông Nguyễn Quang (tổ dân phố Lập An, thị trấn Lăng Cô) phát hiện một con Vọoc lạc vào vườn nhà, đang bị chó rượt đuổi nên bắt giữ. Nhận được thông tin, Hạt kiểm lâm huyện Phú Lộc đã đến để tiếp nhận con Vọoc này.
Video đang HOT
“Nó nặng khoảng 6 – 7 kg, sau khi chăm sóc ban đầu, chúng tôi sẽ đưa con vọoc này ra vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình”, ông Quang nói.
Voọc chà vá chân nâu còn được gọi là voọc chà vá chân đỏ hoặc voọc ngũ sắc với đặc trưng bộ lông 5 màu. Chính nhờ vẻ đẹp khác thường, loài động vật này được Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. Loài này thuộc danh mục nhóm IIB – mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam.
Võ Thạnh
Theo VNE
Phát hiện hàng chục cá thể voọc chà vá chân đen quý hiếm
3 đàn voọc chà vá chân đen với hàng chục cá thể đã được phát hiện trên núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai). Đây là loài động vật quý hiếm, cần được đặc biệt ưu tiên bảo vệ.
Ngày 11/7, Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - Thị xã Long Khánh (Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Đồng Nai) cho biết, qua quá trình điều tra và tìm hiểu từ nguồn tin báo của người dân địa phương, đơn vị này đã xác định được 3 đàn voọc chà vá chân đen với hàng chục cá thể đang sinh sống trên núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc.
1 cá thể voọc chà vá chân đen đang sinh sống trên núi Chứa Chan.
Ông Tôn Hà Quốc Dũng, Hạt phó Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - thị xã Long Khánh, cho biết, sau khi tiếp nhận nguồn tin từ người dân về việc có nhiều cá thể voọc chà vá chân đen sinh sông trên núi Chứa Chan, đơn vị này đã theo dõi tìm hiểu và ghi hình ảnh về các đàn voọc này.
Theo đó, khoảng 20 cá thể voọc chà vá chân đen chia làm 2 đàn nhỏ hiện đang sinh sống ở độ cao khoảng 300m trên núi Chứa Chan, thuộc địa bàn ấp Suối Cát 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc. Ngoài ra, ở độ cao 600 m trên núi, còn có 1 đàn voọc khác cũng đang sinh sống.
"Thời điểm đàn voọc xuất hiện và di chuyển từ nơi nghỉ đến nơi kiếm ăn thường vào buổi sáng và chiều hàng ngày", ông Dũng cho biết.
Trước đó, nhiều người dân có rẫy dưới chân núi Chứa Chan và những người hành hương, làm công quả ở các chùa ven núi thỉnh thoảng bắt gặp có một bầy voọc xuất hiện ở lưng chừng núi. Thậm chí có lúc chúng còn xuống tận các mô đá dưới chân núi để kiếm ăn. Sau đó, nhiều người biết chuyện đã trình báo cơ quan chức năng.
Theo Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, voọc chà vá chân đen là một trong những loại động vật nguy cấp quý hiếm nhóm 1B, cần được đặc biệt ưu tiên bảo vệ.
Hiện nay, Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - thị xã Long Khánh đã triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ các đàn voọc này.
Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Vọoc ngũ sắc vui đùa ở Sơn Trà qua ống kính nhiếp ảnh gia Sơn Trà không chỉ là lá phổi xanh điều tiết khí hậu mà còn là viên ngọc quí của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây cũng là "nhà" của voọc chà vá chân nâu - một loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ Vooc chà vá chân nâu thuộc dòng linh trưởng cao cấp. Chúng sống theo gia đình, chồng vợ,...